Thị trường chứng khoán như thế nào nhìn từ kế hoạch 2023 của VNDirect?

VNDirect xây dựng kế hoạch 2023 dựa trên nhận định VN-Index trong khoảng 900-1.200 điểm, đi ngang hoặc biến động nhẹ, thanh khoản HOSE quanh mốc 12-15 nghìn tỷ/phiên. 
Theo tài liệu ĐHĐCĐ mà Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) vừa công bố, năm 2023 đặt mục tiêu nguồn thu từ dịch vụ chứng khoán giảm mạnh 35% về còn 860 tỷ đồng; Dịch vụ đầu tư tài chính lại nhích nhẹ 1% lên 1.620 tỷ đồng; Dịch vụ ngân hàng đầu tư tăng 4% lên 200 tỷ đồng; Riêng dịch vụ đầu tư nguồn vốn đột biến gấp 2,8 lần với 480 tỷ đồng. 
Sau khi trừ các loại chi phí, VNDirect dự kiến lãi sau thuế 1.600 tỷ đồng, tăng khá 17% so với năm 2022. 
Thi truong chung khoan nhu the nao nhin tu ke hoach 2023 cua VNDirect?
Kế hoạch 2023 của VNDirect 
VNDirect xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2023 dựa trên tình hình kinh tế thế giới như Fed tăng lãi suất đến 5-5,25% và duy trì đến cuối năm; Mỹ, châu Âu có thể suy thoái nhẹ nhưng hồi phục vào 2024; Xung đột Nga - Ukraina hạ nhiệt. 
Còn với Việt Nam, GDP tăng trưởng 5-5,5%; Giải ngân đầu tư công là động lực chính trong tăng trưởng; Chính sách tiền tệ nới lỏng, ưu tiên tăng trưởng kinh tế; Lạm phát 4,5% theo mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát của Chính phủ; Tỷ giá trong khoảng 24.000 - 25.000 VNĐ/USD, tăng 2-6% so với cuối 2022. 
Đồng thời, VNDirect cho rằng VN-Index trong khoảng 900-1.200 điểm, đi ngang hoặc biến động nhẹ, thanh khoản HOSE quanh mốc 12-15 nghìn tỷ/phiên. Ngoài ra, các vấn đề về trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản có phương hướng xử lý (giãn nợ, cơ cấu nợ, các quy định pháp luật hướng dẫn thực hiện...). 
Cuối cùng là môi trường kinh doanh không có nhiều hỗ trợ tích cực, còn nhiều khó khăn, ẩn số có thể tác động tiêu tực tới hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tác động tiêu cực sẽ giảm so với cuối năm 2022 và dần ổn định tới cuối năm 2023.  
Thi truong chung khoan nhu the nao nhin tu ke hoach 2023 cua VNDirect?-Hinh-2
 
Trong năm nay, căn cứ vào tình hình thị trường, Ban Điều hành VNDirect sẽ trình HĐQT về phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền ra thị trường quốc tế vào báo cáo Đại hội đồng cổ đông về phương án và hồ sơ phát hành.
Về phát hành cổ phiếu, ĐHĐCĐ năm 2022 của VNDirect đã thông qua việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ và ESOP. Tuy nhiên do các yếu tố khách quan từ cơ quan quản lý nhà nước và các yếu tố tác động của kinh tế thị trường, nên cho đến nay Công ty vẫn chưa thực hiện qua việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ và ESOP.
Do đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm nay, HĐQT tiếp tục trình ĐHĐCĐ biểu quyết thông qua việc VNDirect tiếp tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ, chào bán cổ phiếu ra công chúng, thưởng cổ phiếu và ESOP.
Nhìn lại năm 2022, VNDirect đã hoàn tất đợt chào bán cổ để tăng vốn điều lệ lên hơn 12 nghìn tỷ đồng, đưa vốn chủ sở hữu đạt trên 14 nghìn tỷ đồng.
Đến hết năm 2022, công ty có tổng hạn mức tín dụng lên đến hơn 50.000 tỷ, với hạn mức tín chấp gần 14.000 tỷ đồng, hạn mức với ngân hàng nước ngoài là gần 9.000 tỷ đồng. Đặc biệt có thể kể đến trong năm 2022, VNDirect tiếp tục ký kết thành công khoản vay hợp vốn tín chấp với trị giá 75 triệu USD với nhóm định chế tài chính đến từ Đài Loan, Singapore và Hongkong.
Ngoài ra, VNDirect tiếp tục bổ sung nguồn vốn của công ty thông qua việc phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 – 3 năm cho các nhà đầu tư tổ chức lớn.
Về hoạt động kinh doanh, năm qua VNDirect đã thực hiện các dịch vụ phát hành trái phiếu bao gồm tư vấn, đại lý và bảo lãnh phát hành với tổng giá trị lên tới 51.000 tỷ đồng, trong đó phần lớn nhà phát hành là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như BIDV, Vietinbank, VIB; Trong lĩnh vực hạ tầng, dịch vụ bất động sản như Cienco4, Bất động sản Thế Kỷ, Trung Nam Group...
Mặc dù thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều thách thức trong năm 2022, nền tảng khách hàng cá nhân VNDirect vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về quy mô khách hàng. Trong năm 2022, VNDirect phục vụ thêm hơn 190.300 tài khoản nhà đầu tư cá nhân, tăng trưởng hơn 28% so với năm 2021 và chiếm gần hơn 17% thị phần số tài khoản nhà đầu tư cá nhân toàn thị trường.
Nói về kết quả năm 2022, 6 tháng cuối năm trong tình hình các yếu tố vĩ mô không thuận lợi từ thế giới như Fed tăng lãi suất, xung đột địa chính trị tại Ukraine ảnh hưởng đến tình hình trong nước như lạm phát tăng, tỷ giá tăng mạnh, khiến cho Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh cơ quan quản lý nỗ lực làm trong sạch thị trường liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp sau hàng loạt các sự kiện liên quan đến Vạn Thịnh Phát, SCB và các vụ việc nổi cộm về giao dịch chứng khoán (giao dịch thao túng, che giấu thông tin, trục lợi...được phát hiện) đã tạo nên tâm lý bi quan chung cho toàn thị trường.
Tất cả các yếu tố đó đã tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh chung của VNDirect trong năm 2022, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.728 tỷ đồng, mới thực hiện được 48% kế hoạch năm.
Thi truong chung khoan nhu the nao nhin tu ke hoach 2023 cua VNDirect?-Hinh-3
 Quy mô và hiệu quả hoạt động của VNDirect trong năm 2022
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN