Nguyên nhân do doanh thu tài chính giảm 11% so với báo cáo tự lập, từ hơn 18 tỷ đồng còn 16 tỷ đồng. Do đó, sau soát xét, lãi ròng bán niên của TEG giảm đến 32% so báo cáo tự lập về còn 2,79 tỷ đồng.
|
Lợi nhuận trước và sau soát xét của TEG |
Theo TEG, lợi nhuận từ hoạt động tài chính hợp nhất soát xét giảm do kiểm toán chỉ ghi nhận một phần lợi nhuận nội bộ đã loại trừ từ giao dịch trước đây (TEG bán CTCP Du lịch Trường Thành Island cho công ty con là CTCP Đầu tư Xây dựng 108 Trường Thành), thay vì ghi nhận toàn bộ như trong BCTC hợp nhất tự lập.
So với cùng kỳ năm trước, lãi ròng bán niên giảm đến 95%. Nguyên nhân do trong 6 tháng đầu năm 2024, cơ cấu doanh thu của TEG thay đổi, doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng nhưng doanh thu hoạt động đầu tư lại giảm mạnh.
Với kế hoạch lãi ròng cả năm 2024 đạt 59 tỷ đồng, TEG mới thực hiện được 5% mục tiêu sau 6 tháng.
Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản TEG đạt gần 1.617 tỷ đồng, tăng 38% so với đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư nắm giữ ngắn hạn đến ngày đáo hạn tăng từ 403 triệu đồng lên gần 58 tỷ đồng, tương ứng gấp 143 lần đầu năm.
Trong đó, TEG gửi tiết kiệm gần 13 tỷ đồng với kỳ hạn gốc trên 3 tháng đến 12 tháng tại 2 ngân hàng ACB (hơn 403 triệu đồng tiền gửi được cầm cố để bảo lãnh cho dự án O&M Điện Mặt trời Hòa Hội) và BIDV (hơn 12 tỷ đồng tiền gửi được thế chấp làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của TEG).
Còn lại phát sinh mới 45 tỷ đồng là tiền gửi được TEG ủy thác đầu tư cho cá nhân gửi tại BIDV với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất tối thiểu 4%/năm. Các sổ tiết kiệm phát sinh từ hợp động ủy thác sẽ do TEG cất giữ và bảo quản đến khi đáo hạn.
Nợ phải trả của TEG chủ yếu là nợ ngắn hạn với dư nợ vay hơn 78 tỷ đồng, giảm 38% so với đầu năm. Còn lại nợ dài hạn có dư nợ vay hơn 3 tỷ đồng, giảm 11% so với đầu năm.