Mỗi tuần một doanh nghiệp: Đây có phải là thời điểm vàng đầu tư vào cổ phiếu HPG?

Trong báo cáo phân tích về Tập đoàn Hoà Phát (HPG), ACBS Trương Định nhận định HPG đã hoàn tất nền giá thứ 2 vùng 24.000-25.000 đồng/cp thành công.

Về phân tích kỹ thuật, có 1 nến xác nhận break phá vỡ nền giá để tiếp tục duy trì xu hướng tăng với đồng thuận trên cả đồ thị ngày và tuần. Đây là thời điểm tốt để tham gia HPG cho cả xu hướng ngắn và trung hạn.

ACBS Trương Định khuyến nghị đầu tư nên mua HPG ở vùng giá 25.000-25.500 đồng/cp, giá mục tiêu trong quý 4 có thể là 31.500-32.000 đồng/cp, nhà đầu tư có thể cắt lỗ HPG khi thị giá dưới mức 23.000 đồng/cp.

Moi tuan mot doanh nghiep: Day co phai la thoi diem vang dau tu vao co phieu HPG?
 Nguồn: ACBS Trương Định.

HPG quay lại đà tăng trưởng hồi phục mạnh mẽ từ đáy 2019

HPG vẫn duy trì sự tăng trưởng doanh thu trong 3 năm liên tục (2017 - 2019) thậm chí tăng trưởng 14 quý liên tục điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của HPG vẫn luôn duy trì ổn định.

Về lợi nhuận, HPG bắt đầu tăng trưởng chậm lại từ 2017 và đặc biệt giảm -12,2% trong năm 2019. Trong năm 2019 ghi nhận lợi nhuận giảm liên tục trong 3 quý và bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhẹ trong quý 4/2019 (+8,7%). 

Moi tuan mot doanh nghiep: Day co phai la thoi diem vang dau tu vao co phieu HPG?-Hinh-2
 Nguồn: ACBS.

Trong 2020, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng tạo đỉnh trong tháng 3/2020 sau đó giảm liên tiếp trong 3 tháng sau đó do ảnh hưởng của Covid khiến hầu hết nền kinh tế tạm ngừng.

HPG khởi động quý 3/2020 bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong tháng 7 và tháng 8, đặc biệt tăng trưởng của tháng 8 ghi nhận mức 65% cao nhất trong năm đồng thời cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 24 tháng qua. Trong tháng 8, sản lượng tiêu thụ đều tăng trưởng so với cùng kỳ (ngoại trừ tháng 1).

Lũy kế 8 tháng, Hòa Phát đạt sản lượng 3,2 triệu tấn thép, trong đó thép xây dựng thành phẩm trên 2,1 triệu tấn, còn lại là phôi thép. Sản lượng thép thành phẩm tăng 20% so với cùng kỳ, khu vực miền Nam lần đầu vượt 500.000 tấn sau 8 tháng và cao gấp đôi so với cùng kỳ. Mức tiêu thụ ấn tượng trên đã giúp thép Hòa Phát nâng thị phần lên 32% vào cuối tháng 8/2020.

Nhìn vào thị phần MABUFs đánh giá HPG đang tận dụng tối đa những lợi thế của mình để gia tăng thị phần đặc biệt ở thị trường miền Nam - 1 thị trường mới đối với HPG mặc dù bối cảnh chung của ngành gặp khó khăn khi HPG ngày càng bỏ xa các ông lớn trong ngành đồng thời có sự gia tăng liên tục trong 10 năm qua. 

Mảng xuất khẩu trước đây vẫn duy trì tỷ trọng nhỏ nhưng bắt đầu từ 2020 với việc nắm giữ lợi thế cạnh tranh lớn từ hiệu quả theo quy mô, suất đầu tư thấp, công nghệ và dây chuyền hiện đại HPG đang ngày càng bỏ xa các đối thủ trong nước thậm chí tiệm cận với ông lớn Fomosa Hà Tĩnh, HPG đang cho thấy tham vọng vươn ra tầm khu vực và Châu Á khi liên tiếp ghi nhận những đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu mới.

Moi tuan mot doanh nghiep: Day co phai la thoi diem vang dau tu vao co phieu HPG?-Hinh-3
 Nguồn: ACBS.

Hiện nay, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã sản xuất được thép cuộn cán nóng (HRC) với dây chuyền luyện đúc, cán liên tục hiên đại của Italia. Đây là nguyên liệu thép nền quan trọng, chiếm hơn 80% giá trị sản phẩm.

Việc tự chủ nguyên liệu đem lại thế mạnh lớn cho Tôn Hòa Phát trong kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, Tôn "100% Made by Hòa Phát/Made in Việt Nam".

Đặc biệt, dây chuyền công nghệ hàng đầu Châu Âu đã tạo nên chất lượng vượt trội cho Tôn Hòa Phát, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe nhất. Sản phẩm Tôn Hòa Phát sẽ là sản phẩm ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất đồng thời mang lại biên lợi nhuận cao cho HPG trong thời gian tới. 
HPG hưởng lợi lớn của làn sóng đầu tư công

Theo nhận định từ ACBS, HPG chính là doanh nghiệp đáng chú ý nhất vì hội tụ đầy đủ các yếu tố quan trọng để tận dụng được tối đa cơ hội của làn sóng đầu tư công đang diễn ra. 

Trước tác động của đại dịch Covid-19, việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định sản xuất kinh doanh, tái thiết lập trật tự an toàn xã hội.

Tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700.000 tỷ đồng, gấp 2,2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019. Mức giải ngân đầu tư công tính đến tháng 7/2020 tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2019 và dự kiến sẽ được đẩy mạnh trong nửa cuối năm.

Moi tuan mot doanh nghiep: Day co phai la thoi diem vang dau tu vao co phieu HPG?-Hinh-4
 Nguồn: ACBS.

Chuyển đổi hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ dự án, xác định dự án khẩn cấp thúc đẩy triển khai thực hiện dự án trong đó nhà nước chủ động hỗ trợ vốn đầu tư.

Bên cạnh đó các dự án GTVT trọng điểm cũng được nhà nước đẩy nhanh tiến độ. Bộ GTVT được giao tập trung vào các dự án đường bộ cao tốc, đặt mục tiêu đạt 85% kế hoạch giải ngân đến tháng 11 và hoàn thành 100% kế hoạch vào cuối năm. Đặc biệt dự án Sân bay quốc tế Long Thành đang được tháo gỡ các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để hoàn thành đúng theo kế hoạch.

Theo số liệu thống kê, khoảng 40% vốn đầu tư công sẽ được giải ngân tại 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, và việc xây dựng sẽ cần đến khoảng 8.900 tỷ đồng nhựa đường, 7.600 tỷ đồng thép xây dựng và 3.800 tỷ đồng xi măng. Ước tính, chi phí cho nhựa đường, thép xây dựng và xi măng sẽ cần lần lượt 22.300 tỷ đồng, 19.100 tỷ đồng và 9.500 tỷ đồng.

Như vậy các doanh nghiệp trong nhóm vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi trực tiếp đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành có lợi thế cạnh tranh, quy mô cung ứng và quan trọng nhất chính đủ nguồn để thực hiện (do các dự án quy mô lớn của nhà nước thường sẽ chậm thanh toán hơn so với các dự án tư nhân). Đây là chính cơ hội lớn của các ngành này trong thời tới.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN