Dư luận đang đặc biệt chú ý đến ý kiến các nhà máy điện loại nhỏ cứ bình quân 1MW sẽ tiêu tốn 1 - 10 ha rừng. Thủy điện nhỏ được nhiều doanh nghiệp đầu tư vì suất đầu tư vừa phải thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận rất lớn, được nữ đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung (Điện Biên) nêu lên trong phiên thảo luận ở hội trường hôm 4/11.
Ngay sau đó, dư luận đã đặt câu hỏi: Thủy điện nhỏ, lợi nhuận lớn, vậy doanh thu các ông lớn như thế nào?
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhu cầu tiêu thụ điện quý 3/2020 tăng do các hoạt động kinh tế - xã hội phục hồi, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 66 tỷ kWh, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, tổng sản lượng điện đạt 185,37 tỷ Kwh, tăng 2,68%.
Thủy điện có giá bán rẻ nhất trong cơ cấu huy động của EVN nên có lợi thế trong thị trường phát điện cạnh tranh. Với điều kiện thủy văn thuận lợi, số ngày mưa nhiều hơn, sản lượng huy động từ thủy điện trong quý 3 đạt 26,83 tỷ kWh, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 9 tháng còn giảm 7% ghi nhận 48,38 tỷ kWh.
Công ty cổ phần Sông Ba (Mã: SBA) ở quý 3/2020, báo lãi tăng đột biến với lợi nhuận sau thuế đạt 32 tỷ đồng, gấp 6,2 lần cùng kỳ năm ngoái.
|
Báo cáo tài chính quý 3/2020, SBA báo lãi tăng đột biến. |
Tiếp theo là Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà (TBC) cũng đem về lợi nhuận cao trong quý 3/2020, với 225% lên 76 tỷ đồng do doanh thu bán điện thương phẩm cải thiện. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, TBC lãi ròng 167 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.
Một trong số doanh nghiệp thủy điện khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng lần lượt là Công ty cổ phần Thủy điện - Điện lực 3 (DRL). Theo thông báo, doanh nghiệp lãi ròng 14,7 tỷ đồng, tăng 72,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Hay Công ty cổ phần Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) tăng 12% đạt 76,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 36% lên 38 tỷ đồng.
Thủy điện Miền Trung (CHP) từ lỗ 8,5 tỷ đồng ở quý 3 năm ngoái, đến quý 3 năm nay lại lãi ròng 59 tỷ đồng nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện 26%.
|
Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà (TBC) cũng đem về lợi nhuận cao trong quý 3/2020, với 225% lên 76 tỷ đồng. (Ảnh minh họa). |
Tuy nhiên, cũng có một số ông lớn thủy điện tụt dốc kinh doanh ở quý 3 năm nay. Điển hình như Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DNH) giảm mạnh doanh thu 28% còn 558 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế DNH chỉ đạt 231 tỷ đồng, bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thời điểm ngày 30/9/2020, tổng tài sản của DNH là 8.181 tỷ đồng, giảm hơn 1.050 tỷ đồng từ đầu năm. Trong khi vốn chủ sở hữu mất 9% so với đầu năm còn 5.652 tỷ đồng.
Tiếp tục là Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) cũng giảm doanh thu 40% về 113. Lãi ròng sau thuế giảm tới 77% còn 22,3 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý 3/2020 của Hương Sơn, Hủa Na, Srock Phu Miêng IDICO cũng đồng loạt đi xuống với tỷ lệ giảm trên 50% so với cùng kỳ. Riêng Công ty cổ phần Thủy điện Miền Nam báo lỗ gần 2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi ròng 129 tỷ đồng.