Quý 4/2020, Hòa Phát ghi nhận 25.778 tỷ đồng doanh thu và 4.660 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lần lượt 43% và 142% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế cả năm 2020, Hòa Phát đạt doanh thu thuần hợp nhất 90.119 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế cao kỷ lục 13.506 tỷ đồng, tăng 78%.
|
Nguồn: HPG. |
Tổng tài sản hợp nhất ngày cuối năm đạt 131.511 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Đáng kể, HPG đang nắm đến 13.001 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, 8.822 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn; lần lượt cao gấp 2,9 lần và 6,4 lần ngày đầu năm.
Tổng cộng mức thanh khoản của Tập đoàn khá cao lên đến gần 22.000 tỷ đồng, gấp 4 lần so đầu năm. Hơn nữa, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm dương hơn 9.000 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, khoản nợ phải trả đạt mức hơn 72.000 tỷ đồng từ gần 54.000 tỷ đồng, trong năm, Hòa Phát vay ngắn hạn thêm gần 20.000 tỷ đồng và trả nợ dài hạn 2.500 tỷ đồng.
Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán SSI khá lạc quan về triển vọng dài hạn của ngành thép. Nhu cầu thép có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và đầu tư công trong những năm tới.
Ngoài ra, các công ty như HPG có thể tận dụng tối đa nguồn cung HRC trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10% trong năm 2022.
SSI ước tính lợi nhuận ròng của HPG tăng 22% so với cùng kỳ trong năm 2021, nhờ vào việc khởi động lò cao BOF cuối cùng của Khu liên hợp Dung Quất vào tháng 1/2021.
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng ước tính đạt 4,1 triệu tấn (+20% so với cùng kỳ), nhờ nhu cầu trong nước phục hồi và HPG mở rộng thị phần. Sản lượng tiêu thụ HRC ước tính tăng gấp 4 lần lên 2,8 triệu tấn trong năm 2021, do Khu liên hợp Dung Quất đi vào hoạt động gần cả năm.
Việc thoái vốn khỏi mảng nội thất có thể mang lại khoản lợi nhuận bất thường trong năm 2021