FLC dự định “chuộc lại” trụ sở ở Cầu Giấy rồi bán lại giá tối thiểu 2.000 tỷ đồng

Tháng 11/2020, tòa nhà này được FLC gán cho OCB để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của mình và một số công ty cùng nhóm.
Ngày 29/6 vừa qua, HĐQT Tập đoàn FLC (FLC) đã ban hành Nghị quyết thông qua việc FLC cùng với CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (FHH) mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Giá chuyển nhượng được xác định bởi bên thứ 3 là đơn vị thẩm định giá độc lập.
HĐQT FLC cũng cho phép bán/chuyển nhượng tòa nhà 265 Cầu Giấy cho một bên khác với giá trị tối thiểu 2.000 tỷ đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không bao gồm giá trị của phần diện tích đã bán) sau khi đã hoàn tất thủ tục mua lại tòa nhà từ OCB.
FLC du dinh “chuoc lai” tru so o Cau Giay roi ban lai gia toi thieu 2.000 ty dong
Logo FLC lúc chưa bị dở bỏ. 
Được biết, tháng 11/2020, tòa nhà này được FLC gán cho OCB để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của mình và một số công ty cùng nhóm. FLC sau đó thuê lại một phần diện tích của chính tòa nhà này từ OCB để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vì hành vi thao túng giá chứng khoán, ngày 1/6/2022, logo 'FLC Group' đặt phía trước tòa tháp văn phòng tại số 265 Cầu Giấy bất ngờ bị tháo dỡ, làm dấy lên những đồn đoán về việc chuyển hội sở của FLC và hãng bay trực thuộc, là Bamboo Airways.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 29/6, FLC đã sử dụng loạt một loạt bất động sản tại tỉnh Gia Lai để bảo đảm nghĩa vụ tài chính của mình và Công ty TNHH MTV FLC Land phát sinh tại OCB.
Mục đích bảo đảm, theo quyết nghị của HĐQT FLC, là để đổi chấp một phần và/hoặc toàn bộ các tài sản thế chấp đang đảm bảo cho một số nghĩa vụ nợ và đề nghị OCB xuất trả tài sản cho công ty.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN