Sau quãng thời gian tăng đột biến, cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines - Mã: HVN) có đã có loạt phiên điều chỉnh giảm, từ mức đỉnh 36.000 đồng/cp rơi về vùng 20.000 đồng/cp chỉ sau ba tuần, tương ứng mất 44% thị giá.
Riêng phiên giao dịch 16/7, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines giảm kịch sàn, thanh khoản đột biến của cổ phiếu HVN lúc đó cao gấp 3 - 5 lần thông thường.
|
Cổ phiếu HVN rơi thẳng đứng từ đầu tháng 7. |
Cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia Việt Nam giảm nhiều phiên liên tiếp bất chấp thời gian gân đây vẫn có những thông tin tích cực được ra, bao gồm báo cáo tài chính mới công bố.
Theo báo cáo tài chính nhất quý II/2024, doanh thu thuần của Vietnam Airlines đạt 24.630 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp được cải thiện đáng kể, tăng từ 5% lên 11%.
Doanh thu của Vietnam Airlines tăng mạnh trong bối cảnh giá vé tăng cao do các hãng thiếu hụt tàu bay. Ngoài ra, hoạt động khai thác đường bay tại các thị trường quốc tế cũng hồi phục tích cực, quay về gần như trước dịch COVD-19.
Trong kỳ, chi phí tài chính ngốn hết của doanh nghiệp tới 1.429 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá (740 tỷ đồng). Lãnh đạo Vietnam Airlines từng thông tin, biến động tỷ giá là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng bất lợi đến dòng tiền của tổng công y.
Nhờ có thêm khoản lợi nhuận khác hơn 900 tỷ nhờ được xoá nợ, Vietnam Airlines báo lãi sau thuế cả quý tới 1.035 tỷ, cải thiện so với mức lỗ 1.349 tỷ quý II/2023.
Luỹ kế nửa đầu năm, doanh thu thuần Vietnam Airlines đạt 52.594 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Công ty đã chuyển từ lỗ 1.386 tỷ cùng kỳ sang có lãi sau thuế 5.476 tỷ đồng quý vừa rồi.
Dù vậy, tính tới hết quý II/2024, Vietnam Airlines vẫn còn lỗ luỹ kế 35.812 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 11.533 tỷ đồng.
Tại cuối kỳ, tổng tài sản của hãng bay đạt 57.791 tỷ đồng, không có nhiều thay đổi so với đầu năm. Trong đó, chiếm hơn một nửa là khoản tài sản cố định, ở mức hơn 32.000 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 7.646 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp vượt 69.000 tỷ đồng, hơn gấp 3 lần vốn điều lệ. Trong đó, nợ vay tài chính ở mức hơn 23.300 tỷ đồng, đã giảm hơn 4.000 tỷ so với đầu năm.
Tại cuộc họp ĐHCĐ diễn ra cuối tháng 6/2024, đại diện Vietnam Airlines cũng cho biết tình hình dòng tiền năm 2024 dự kiến rất khó khăn do nhiều khoản nợ tái cơ cấu đến hạn thanh toán trong năm, đặc biệt là từ tháng 7/2024 khi các khoản vay tái cấp vốn bắt đầu đến hạn hoàn trả.
Công ty kỳ vọng đến năm 2025 có thể xóa bỏ được tình trạng âm vốn chủ sở hữu, dần xóa lỗ lũy kế và đưa bức tranh tài chính lành mạnh như trước dịch COVID-19.