![]() |
Doanh thu tháng 1/2024 của Thiên Long tăng mạnh. |
![]() |
Doanh thu tháng 1/2024 của Thiên Long tăng mạnh. |
Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2021 với kế hoạch doanh thu 3.000 tỷ đồng, tăng 12% và 280 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 17% so với thực hiện năm 2020.
Tính hằng ngày, chủ thương hiệu Thiên Long dự kiến thu về 8,2 tỷ đồng doanh thu mỗi ngày và lãi hơn 760 triệu đồng.
CTCP Tasco (HUT) thông báo vừa bán ra toàn bộ hơn 14,8 triệu cổ phiếu TTL của Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (TTL) để giảm sở hữu từ 35,45% về 0%.
Giao dịch được thực hiện ngày 5/7. Như vậy, sau giao dịch, Tasco không còn là cổ đông lớn tại Tổng công ty Thăng Long.
Ngược lại, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG vừa mua thêm đúng bằng số lượng cổ phiếu trên để nâng sở hữu từ 14,71% lên 50,16% vốn TTL, giao dịch được thực hiện ngày 5/7.
Được biết, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG được thành lập năm 2012, hoạt động chính là xây dựng công trình cấp, thoát nước.
![]() |
Ở một diễn biến khác, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) có đăng ký bán toàn bộ 10,5 triệu cổ phiếu TTL để giảm sở hữu từ 25,09% về còn 0% vốn, giao dịch dự kiến thực hiện từ 18/7-16/8.
Trước đó, SCIC dự kiến bán cả lô 10,5 triệu cổ phiếu TTL với giá khởi điểm 195 tỷ đồng, tương ứng giá chào bán tối thiểu khoảng 18.530 đồng/cổ phiếu, phiên đấu giá dự kiến diễn ra ngày 21/6 trên sàn HNX.
Tuy nhiên, kết thúc thời gian đăng ký, không có nhà đầu tư đăng ký tham dự phiên đấu giá nên phiên đấu giá bị hủy.
Mặc dù vậy, SCIC tiếp tục thông qua kế hoạch đấu giá 10,5 triệu cổ phiếu TTL trên sàn HNX với giá khởi điểm cả lô là 195 tỷ đồng, phiên đấu giá dự kiến diễn ra ngày 10/8.
Năm 2021, doanh thu của TLG tăng vọt lên 1.264 tỷ đồng. Tuy nhiên, do áp lực chi phí tài chính, lợi nhuận trước thuế ở mức 15,2 tỷ đồng. Năm 2022, dù đặt mục tiêu doanh thu tăng, đạt 1.465 tỷ đồng, nhưng Tổng công ty dự kiến lợi nhuận “đi lùi” về 9,12 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính, tính đến cuối quý 1/2022, tổng tài sản của TLG đạt 2.231 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm 72%, tương ứng 1.398 tỷ đồng.
Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu NLG
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu NLG của CTCP Đầu tư Nam Long cho giá mục tiêu là 46.334 đồng/CP và thời gian nắm giữ 3-6 tháng.
Ngắn hạn, dự án Central Lake Cần Thơ đủ điều kiện bán hàng; cùng với sự sôi động ở các thị trường Long An, Đồng Nai sẽ là thông tin hỗ trợ cho Nam Long.
Xét dài hạn hơn, Nam Long vẫn còn nhiều dư địa để khẳng định vị thế là một trong số ít doanh nghiệp bất động sản lớn, uy tín khu vực phía Nam.
Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ và sẽ có cập nhật về định giá mới nếu các điểm nhấn trong dài hạn hình thành như i) một kế hoạch phát hành cho đối tác chiến lược; ii) khởi động giai đoạn 2 của Waterpoint; và iii) chiến lược phát triển dự án nhà ở xã hội quy mô lớn ở các tỉnh.
![]() |
Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu VIB
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) dự báo có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong 2024. Tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế dự báo đạt lần lượt 24.376 tỷ đồng (tăng 10% so với năm trước) và 10.017 tỷ đồng (tăng trưởng 17%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng VIB dự báo đạt 16% và NIM đạt 4,3%, tương đối cao. Nợ nhóm 2 bắt đầu giảm trong quý IV/2023 và chúng tôi kỳ vọng nợ nhóm 2 và NPL ratio tiếp tục giảm trong thời gian tới.
VIB duy trì hiệu quả sinh lời của VIB cao so với các ngân hàng khác. ROE TTM của VIB cao nhất trong nhóm 12 ngân hàng niêm yết có quy mô tài sản lớn nhất dù năm 2023 VIB gặp nhiều khó khăn khi NPL tăng mạnh và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao. VIB cũng duy trì chiến lược cạnh tranh hiệu quả khi đẩy mạnh truyền thông qua các kênh online. Các sản phẩm cho vay của VIB có ưu thế về thời gian xét duyệt nhanh và thời hạn cho vay dài.
Sử dụng phương pháp Thu nhập thặng dư (Residual Income) và phương pháp so sánh sử dụng P/B để xác định giá mục tiêu của VIB. Giá mục tiêu của VIB là 29.604 đồng/cổ phiếu. Do giá mục tiêu của VIB đang cao hơn giá đóng cửa ngày 28/02/2023 là 34%, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu VIB.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT
CTCK BIDV (BSC)
Năm 2024, BSC dự phóng CTCP FPT (FPT) ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số lần lượt đạt 63.880 tỷ đồng (tăng 21% so với năm trước) và 7.867 tỷ đồng (tăng trưởng 21%), thay đổi lần lượt +0,3%/+3,1% so với dự báo cũ, tương đương EPS khoảng 5.755 đồng/CP, PE FW 2024 = 18 lần.
So với báo cáo trước đó, BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT, đồng thời nâng giá mục tiêu lên mức 120.000 đồng/CP (+16% so với giá tham chiếu ngày 21/02/2024, +10% so với giá khuyến nghị cũ) dựa trên phương pháp DCF và P/E mục tiêu (tỷ trọng cân bằng) thay vì chỉ sử dụng phương pháp P/E mục tiêu như trong báo cáo trước đó, do:
(1) Phương pháp DCF được đưa vào phần định giá nhằm phản ánh triển vọng dài hạn của FPT, do dư địa tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp là lớn (ước tính CAGR 2024 – 2030 khoảng 20%) do (i) nhu cầu chuyển đổi số kỳ vọng được thúc đẩy trong 2024 – 2030 nhờ các ứng dụng của công nghệ số (AI tạo sinh, phương tiện kết nối) (ii) dư địa cải thiện thị phần lớn tại các thị trường nước ngoài (iii) vị thế của FPT ngày càng được khẳng định (iv) tiềm năng tăng trưởng từ mảng giáo dục.
(2) FPT đã ghi nhận mức tăng tích cực trong xuyên suốt các báo cáo khuyến nghị của BSC, tuy nhiên chúng tôi cho rằng tiềm năng tăng giá của FPT vẫn còn do (i) mặc dù mức giá hiện tại mức EPS FW 2024 = 18 lần tương đương tiệm cận trung bình giai đoạn 2021 – 2023 (tăng trưởng 15% CAGR/năm), tuy BSC cho rằng đây là mức thấp so với triển vọng nêu trên (20% CAGR/năm) và (ii) so với trung vị của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực (25 lần).