Trước đó năm 2021, Bkav Pro lãi khả quan với 99 tỷ đồng, tuy nhiên sang năm 2022 lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm hơn phân nửa còn 40 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2023, vốn chủ sở hữu của Bkav Pro cũng giảm 18% về mức 206,9 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Bkav Pro chỉ ở mức 2,1%, giảm mạnh so mức 6,7% của cùng kỳ.
Nợ phải trả khoảng 314 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu chiếm khoảng 169 tỷ đồng.
|
Một số chỉ tiêu tài chính 6 tháng 2023 của BKAV |
Trước đó, năm 2022, Công ty đã thanh toán gần 9 tỷ đồng tiền lãi cho lô trái phiếu trị giá 170 tỷ đồng. Được biết lô trái phiếu này có mã BKPCB2124001, kỳ hạn 3 năm, phát hành ngày 26/05/2021, lãi suất coupon với năm đầu cố định 10,5%/năm, các năm sau tính bằng lãi suất tham chiếu cộng với biên độ 4,5% và không thấp hơn 10,5%/năm.
Tài sản bảo đảm của trái phiếu là hơn 5,44 triệu cổ phiếu Bkav Pro do CTCP Bkav sở hữu (giá trị định giá là 178.125 đồng/cp, tương đương 970 tỷ đồng) và 4,99 triệu cổ phiếu công ty mẹ - CTCP Bkav thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tử Quảng. Mục đích phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty.
Bkav Pro được thành lập vào tháng 3/2018 với vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng, trong đó có ba cổ đông sáng lập gồm CTCP Bkav nắm 96%, ông Vũ Ngọc Sơn (giữ chức Tổng giám đốc) nắm 2%, bà Lại Thu Hằng 2%.
Tháng 8/2018, Bkav Pro nâng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông sáng lập không thay đổi. Đến tháng 10/2018, CTCP Bkav giảm sở hữu còn 83,96%, hai cá nhân còn lại giữ nguyên 2% mỗi người. Từ tháng 7/2022 đến nay, Công ty do ông Nguyễn Tử Quảng làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.