Doanh nghiệp “khóc” tức tưởi vì đường lậu hoành hành

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện lượng đường tồn kho của các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước hơn 700.000 tấn. 

Đây là lượng đường tồn kho cao nhất so với cùng kỳ các năm gần đây...
Giải thích nguyên nhân lượng đường tồn kho lớn, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường cho biết có nhiều nguyên nhân như: lượng đường tồn kho từ đầu vụ nhiều.
Do ảnh hưởng, tác động của khí hậu thời tiết, hầu hết các nhà máy đường vào vụ ép chậm hơn kế hoạch 15 ngày đến 1 tháng, thậm chí nhiều nhà máy không hoạt động được liên tục nên sản lượng đường sản xuất ra dồn nhiều ở giai đoạn cuối vụ. Hệ thống tổ chức bán hàng của các DN trong nước còn nhiều bất cập, chưa tạo được khách hàng và ký hợp đồng tiêu thụ ổn định.
Đặc biệt, giá đường trong nước cao hơn đường Thái Lan nhập lậu 1.000-2.000 đồng/kg, đó là lý do khiến đường trong nước cạnh tranh kém, tiêu thụ chậm. “Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại tuy có nhiều cố gắng, đã phát hiện một số vụ lớn tại TP Hồ Chí Minh, Nghệ An..., nhưng mức độ hoạt động và vi phạm của các đối tượng mạnh hơn những năm trước.
Tình trạng buôn lậu hiện nay không chỉ ở các tỉnh biên giới Tây Nam, mà ra cả các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và phía Bắc nên lượng đường nhập lậu vào nước ta tăng hơn nhiều so cùng kỳ các năm”, ông Doanh khẳng định.
Doanh nghiep “khoc” tuc tuoi vi duong lau hoanh hanh
Chi cục QLTT TP Hồ Chí Minh kiểm tra, thu giữ số lượng lớn đường nhập lậu. Ảnh: CAND. 
Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại mặt hàng đường thực tế đã bùng phát từ năm 2010. Đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan. Qua từng thời điểm, phương thức và địa bàn hoạt động của các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại cũng thay đổi để dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng.
Trước đây, ở phía Nam, đường nhập lậu chủ yếu qua biên giới các tỉnh An Giang, thì nay mở rộng ra Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước. Ở phía Bắc, hiện nay hoạt động này mạnh hơn, công khai hơn trước đây, chủ yếu tại vùng cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị...
Phương thức, thủ đoạn nhập lậu cũng được các đối tượng thay đổi thường xuyên và ngày càng tinh vi hơn. Như ở An Giang, có sông biên giới nên đường lậu “tập kết” bên kia biên giới thuộc Campuchia, sau đó vận chuyển vào Việt Nam bằng ghe và chuyển ngay lên xe tải nhỏ (6-7 tấn).
Đường lậu “tập kết” vào kho và bốc lên xe tải 40 tấn hoặc xà lan 100 tấn nhanh chóng về các tỉnh miền Tây và TP Hồ Chí Minh tiêu thụ và phân phối đi các tỉnh miền Đông.
Ngoài vận chuyển bằng xe tải nhỏ, các đối tượng cũng ngụy trang đường trên những chuyến xe khách, xe ôtô gia đình hay xe máy để đưa về TP Hồ Chí Minh. Tại TP Hồ Chí Minh, có một số đầu nậu chuyên buôn đường lậu tiếp nhận hàng và phân phối đi các quận, huyện và các tỉnh miền Đông. “Hệ thống các cửa hàng, cơ sở buôn bán đường lậu tại các quận, huyện TP Hồ Chí Minh hoạt động mạnh hơn trước”, đại diện Hiệp hội Mía đường nhận xét.
Ngoài các thủ đoạn để đưa số lượng lớn đường nhập lậu vào thị trường nội địa, các đối tượng cũng đã có nhiều hình thức gian lận thương mại để hợp thức hóa lượng đường lậu bán công khai ngoài thị trường.
Cụ thể, để có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, các đối tượng sử dụng hóa đơn quay vòng của một số nhà máy đường trong nước. Sử dụng hóa đơn mua hàng từ nguồn đường lậu bị bắt được đem bán đấu giá của các cơ quan chức năng. Sử dụng chứng từ của một số công ty nhập khẩu hợp pháp đường để báo xuất xứ hàng hóa.
Mới đây nhất, tháng 4-2017, cũng bằng chiêu gian lận này, Công ty TNHH Tài Phát (Quảng Bình) đã công khai dán tem nhập khẩu để bán ra thị trường Đà Nẵng. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều trường hợp các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với chức năng sản xuất, chế biến đường. Nhưng thực chất, đó là những điểm sang chiết đường thủ công sang các bao 50 kg, 0,5 kg, 1 kg, cung cấp ra thị trường, kể cả đưa vào siêu thị. Một biến tướng gần đây nhất là xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất đường phèn với nguyên liệu sản xuất hoàn toàn là đường lậu Thái Lan.
Tại hội nghị "Giải pháp tiêu thụ đường bền vững" vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, ông Trần Văn Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Mía đường Cần Thơ đề nghị: “Xử lý mạnh tay hơn với tình trạng thu gom đường nhập lậu. Trong đó, cần quản lý việc đấu giá đường lậu sau khi thu giữ, nếu không sẽ vô tình tiếp tay cho hàng lậu hoành hành”. Các doanh nghiệp ước tính, năm 2015, lượng đường nhập lậu 382.000 tấn, làm nhà nước thất thu hơn 1.800 tỉ đồng tiền thuế. Còn lượng đường tồn kho nhiều không chỉ doanh nghiệp đối mặt với khó khăn, mà người nông dân cũng khổ. Vì thế, nhà nước cần có giải pháp cấp thiết và hiệu quả. Hiệp hội Mía đường đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại thuế suất nhập khẩu đường để bảo vệ hàng trong nước.
Theo ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các DN cần giảm chi phí sản xuất, đổi mới công nghệ để tăng sản lượng, giảm giá thành, đồng thời tăng cường các hoạt động chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm sau đường. Trong thời gian tới, khi các hiệp định thương mại tự do khơi thông thì DN còn phải ứng phó nhiều hơn nữa. Ông Nam khẳng định sẽ làm việc với cơ quan liên quan để có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN, nông dân để cứu ngành mía đường.

Ngắm tường rào đẹp mê ly trang trí cho nhà Việt

(Kiến Thức) - Thường chỉ được biết đến với vai trò “vệ sỹ” nhưng đôi khi, người ta còn có thể bắt gặp những bức tường rào kiêm nhiệm cả chức năng làm đẹp cho ngôi nhà.

Ngam tuong rao dep me ly trang tri cho nha Viet
 Những bức tranh gốm xuất hiện ấn tượng trên nền tường rào được xây bằng đá. Với sự xuất hiện của những bức tranh gốm này, bức tường rào đá bớt đi vẻ thô kệch, nặng nề nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắc cần thiết.
Ngam tuong rao dep me ly trang tri cho nha Viet-Hinh-2
 Tùng - cúc - trúc - mai là bộ tranh được treo khá nhiều trong nhà. Nhưng khi xuất hiện trên tường rào, bộ tranh tứ quý này tạo ra một cảm giác vừa quen thuộc lại vừa lạ lẫm.

Nhà đá trăm tuổi có một không hai ở Ninh Bình

Ngôi nhà cổ ở Ninh Bình có kiến trúc đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng đặc biệt bốn bề tường vách, sân cổng... của ngôi nhà đều làm bằng đá.
 

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh
Ở thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư, Ninh Bình), đang tồn tại một ngôi nhà cổ có kiến trúc rất đặc biệt. Ngôi nhà này có bốn bề tường vách, cột kèo, sân cổng đều làm bằng đá và gỗ lim, ghép nối hoàn toàn không dùng chất kết dính. 

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-2
Chủ nhân của ngôi nhà là bà Đinh Thị Long (78 tuổi). Theo lời kể bà Long, ông nội của chồng bà là cụ Lương Văn Xiển xưa kia là thợ chế tác đá có tiếng trong vùng. Năm 1875, cụ Xiển được mời tham gia xây dựng Nhà thờ đá Phát Diệm (huyện Kim Sơn). Xây dựng xong nhà thờ, cụ Xiển mời một nhóm thợ về quê xây dựng ngôi nhà cổ này. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ gồm 3 gian 2 chái, đến nay đã được hơn 100 tuổi. 

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-3
"Để xây dựng ngôi nhà, các cụ mất 2 năm đào đá núi, sau đó mang về đục đẽo. Tất cả các công việc đều làm thuần thục bằng phương pháp thủ công, không có máy móc hỗ trợ như ngày nay", bà Long cho hay. Trong hình, gian giữa ngôi nhà là nơi đặt bàn thờ tự gia tiên.

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-4
Hai bên đặt bàn ghế tiếp khách, còn 2 chái được sử dụng để người trong gia đình nghỉ ngơi. Toàn bộ công trình từ khung nhà, tường vách, bình phong, sập gụ… được làm từ đá xanh. Các bộ phận vì, kèo, rui, mè, khóa gian và 12 cánh cửa được làm bằng gỗ lim, trên mái lợp bằng ngói âm dương mũi hài. Các chi tiết ngôi nhà được ghép nối với nhau hoàn toàn bằng mộng và không sử dụng chất kết dính. 

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-5
Ngay trước bàn thờ gia tiên, có chiếc sập làm bằng đá xanh nguyên khối nặng hàng chục tấn. Chiếc sập này được con trai bà Long làm lại thay thế cho chiếc sập cổ bằng đá trước kia của ngôi nhà bị gãy. 

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-6
 Hai bên đầu hè được chạm khắc hai bức tứ quý “Tùng, Trúc, Cúc, Mai” rất tinh xảo.

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-7
 Hai cây đèn đá khổng lồ chế tác theo phong cách cổ xưa, đặt trước bậc thềm.

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-8
 Trước sân nhà đặt hòn non bộ, hai con chó đá, cá chép hóa rồng... tạo không gian vừa cổ kính vừa sang trọng.

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-9
 Cổng ra vào của ngôi nhà đặc biệt này cũng được thiết kế nguyên bằng đá xanh, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách.

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-10
 Bức tường bao quanh bằng đá, trang trí hình đồng tiền âm dương.

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-11
Bà Long kể, những năm 1953 - 1954, căn nhà bị thực dân Pháp phá dỡ phần mái để lấy gỗ làm đồn bốt do vậy nhà bị hư hỏng phần mái, còn lại khung và các cột của ngôi nhà không phá được. "Nhà còn nhiều dấu tích bị bom bắn phá trong chiến tranh", bà Long chỉ vào vết tích nói. Cụ bà cũng cho hay, trong quá trình sử dụng các con bà phải sửa chữa 2 lần nhưng vẫn giữ nguyên bản theo nếp nhà cổ. "Đó là điều mong muốn của các cụ", chủ nhân ngôi nhà nói thêm. 

Nha da tram tuoi co mot khong hai o Ninh Binh-Hinh-12
Bà Long có 5 người con (4 trai, 1 gái). Để đủ không gian sinh hoạt cho cả nhà, trước kia gia đình bà thiết kế thêm một gian gác vuông bên chái. Hiện nay các con cháu bà đều đã ra ở riêng, còn mình bà ở lại trông coi tổ đường. Các con bà đều có đam mê và thành công với nghề chế tác đá mỹ nghệ của cha ông để lại.