Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily Relax

Điều đặc biệt ở tòa tháp cổ bên Hồ Gươm

27/05/2019 20:09

(VietnamDaily) - Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đối diện tòa nhà Bưu điện Hà Nội, tháp Hòa Phong gắn liền với bao thăng trầm của Hà Nội, nhưng không phải cũng rõ được lịch sử và điều đặc biệt ở tòa tháp này.

Quốc Lê

Năm nay người tuổi Tuất nên đi du lịch ở đâu?

Phì cười với loạt ảnh du lịch lỗi nhất "hệ mặt trời"

Hết hồn với những 'pha thời trang' lố lăng, quái dị của sao nam tại LHP Cannes 2019

Những loại thực phẩm tác dụng tốt cho bệnh nhân hóa trị ung thư

Ích lợi kỳ diệu của lá chanh mà bạn không biết

Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đối diện tòa nhà Bưu điện Hà Nội, tháp Hòa Phong chính là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân - ngôi chùa bề thế bậc nhất Hà thành thế kỷ 19.
Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đối diện tòa nhà Bưu điện Hà Nội, tháp Hòa Phong chính là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân - ngôi chùa bề thế bậc nhất Hà thành thế kỷ 19.
Tháp được xây bằng gạch, cao ba tầng, mặt bàng hình tứ giác, tầng một có bốn cửa nên còn được gọi là "tứ môn tháp".
Tháp được xây bằng gạch, cao ba tầng, mặt bàng hình tứ giác, tầng một có bốn cửa nên còn được gọi là "tứ môn tháp".
Trên mỗi ngạch cửa của tháp ghi các dòng chữ: Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, Báo Phúc Môn (Cổng Báo Ân, Cổng Báo Nghĩa, Cổng Báo Đức, Cổng Báo Phúc), thể hiện các giá trị quan Nho giáo.
Trên mỗi ngạch cửa của tháp ghi các dòng chữ: Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, Báo Phúc Môn (Cổng Báo Ân, Cổng Báo Nghĩa, Cổng Báo Đức, Cổng Báo Phúc), thể hiện các giá trị quan Nho giáo.
Tầng hai của tháp có bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê.
Tầng hai của tháp có bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê.
Các góc được nối liền nhau bằng đường viền hồi văn giao hóa.
Các góc được nối liền nhau bằng đường viền hồi văn giao hóa.
Thân tháp ở tầng hai thụt sâu vào trong. Hai mặt có ô vuông lõm vào tô hai chữ phạn “Án” (mở đầu câu đại minh thần chú Án Ma Ni Bát Di Hồng của Phật giáo) đối xứng.
Thân tháp ở tầng hai thụt sâu vào trong. Hai mặt có ô vuông lõm vào tô hai chữ phạn “Án” (mở đầu câu đại minh thần chú Án Ma Ni Bát Di Hồng của Phật giáo) đối xứng.
Hai ô còn lại đắp hình bát quái – một biểu tượng của đạo Lão và cũng gắn liền với thế giới quan Nho giáo.
Hai ô còn lại đắp hình bát quái – một biểu tượng của đạo Lão và cũng gắn liền với thế giới quan Nho giáo.
Tầng thứ ba, trên mặt Đông-Tây có ghi tên tháp là Hòa Phong nhưng mặt Bắc-Nam lại ghi "Báo Thiên tháp".
Tầng thứ ba, trên mặt Đông-Tây có ghi tên tháp là Hòa Phong nhưng mặt Bắc-Nam lại ghi "Báo Thiên tháp".
Trên đỉnh tháp trang trí bầu hồ lô, biểu tượng của phước lành trong Phật giáo và Lão giáo.
Trên đỉnh tháp trang trí bầu hồ lô, biểu tượng của phước lành trong Phật giáo và Lão giáo.
Những họa tiết trang trí của tòa tháp mang đặc trưng phương Đông, nghiêm cẩn trong từng đường nét.
Những họa tiết trang trí của tòa tháp mang đặc trưng phương Đông, nghiêm cẩn trong từng đường nét.
Không gian bên trong tháp.
Không gian bên trong tháp.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tháp Hòa Phong là một kiểu tháp rất ít thấy trong kiến trúc Phật giáo, với tầng một to và cao hơn hẳn hai tầng trên.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tháp Hòa Phong là một kiểu tháp rất ít thấy trong kiến trúc Phật giáo, với tầng một to và cao hơn hẳn hai tầng trên.
Tháp nằm ở một vị trí rất đặc biệt, ở trước cổng chùa chứ không phải trong vườn tháp như các dạng tháp vuông thường gặp ở chùa Việt.
Tháp nằm ở một vị trí rất đặc biệt, ở trước cổng chùa chứ không phải trong vườn tháp như các dạng tháp vuông thường gặp ở chùa Việt.
Các họa tiết trang trí cho thấy tòa tháp mang đậm tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích” thịnh hành trong thời Nguyễn. Tư tưởng này có nghĩa là học hành theo đạo Nho nhưng vẫn chuộng mộ đạo Phật.
Các họa tiết trang trí cho thấy tòa tháp mang đậm tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích” thịnh hành trong thời Nguyễn. Tư tưởng này có nghĩa là học hành theo đạo Nho nhưng vẫn chuộng mộ đạo Phật.
Theo các tư liệu còn lại, chùa Báo Ân khánh thành năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) trên nền cũ của lầu Ngũ Long trong phủ chúa Trịnh. Người đứng ra chủ trì việc dựng chùa là tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh) Nguyễn Đăng Giai. Vì thế dân gian mới gọi nôm na là chùa Quan Thượng.
Theo các tư liệu còn lại, chùa Báo Ân khánh thành năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) trên nền cũ của lầu Ngũ Long trong phủ chúa Trịnh. Người đứng ra chủ trì việc dựng chùa là tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh) Nguyễn Đăng Giai. Vì thế dân gian mới gọi nôm na là chùa Quan Thượng.
Chùa Báo Ân sau khi khánh thành có quy mô bề thế vào loại nhất thành Hà Nội thời đó. Đây là một trong những công trình mang dấu ấn của nhà Nguyễn trên đất Thăng Long.
Chùa Báo Ân sau khi khánh thành có quy mô bề thế vào loại nhất thành Hà Nội thời đó. Đây là một trong những công trình mang dấu ấn của nhà Nguyễn trên đất Thăng Long.
Chùa có vị trí đắc địa của kinh kỳ với mặt tiền hướng ra hồ Hoàn Kiếm, phía sau giáp bờ sông Hồng, dọc ngang có 36 nóc nhà.
Chùa có vị trí đắc địa của kinh kỳ với mặt tiền hướng ra hồ Hoàn Kiếm, phía sau giáp bờ sông Hồng, dọc ngang có 36 nóc nhà.
Năm 1889, thực dân Pháp đã phá chùa Báo Ân để xây phủ thống sứ và tòa nhà bưu điện (nay là Nhà khách chính phủ và Bưu điện Hà Nội).
Năm 1889, thực dân Pháp đã phá chùa Báo Ân để xây phủ thống sứ và tòa nhà bưu điện (nay là Nhà khách chính phủ và Bưu điện Hà Nội).
Có lẽ, tháp Hòa Phong đã may mắn không bị phá bỏ vì nằm ở ngoài khuôn viên chùa.
Có lẽ, tháp Hòa Phong đã may mắn không bị phá bỏ vì nằm ở ngoài khuôn viên chùa.
Sau hai thế kỷ, kiến trúc của tòa tháp cổ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Sau hai thế kỷ, kiến trúc của tòa tháp cổ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Ngày nay, tháp Hòa Phong đã trở thành một công trình mang tính biểu tượng bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Ngày nay, tháp Hòa Phong đã trở thành một công trình mang tính biểu tượng bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Hình ảnh tòa tháp cổ kính rêu phong đã ghi dấu trong tâm hồn nhiều thế hệ người Hà Nội.
Hình ảnh tòa tháp cổ kính rêu phong đã ghi dấu trong tâm hồn nhiều thế hệ người Hà Nội.
Đây cũng là địa điểm ghé thăm không thể bỏ qua của du khách phương xa khi đến với đệ nhất thắng cảnh của Thủ đô.
Đây cũng là địa điểm ghé thăm không thể bỏ qua của du khách phương xa khi đến với đệ nhất thắng cảnh của Thủ đô.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Top tin bài hot nhất

Nhan sắc Lim Feng, gái xinh mới tố người yêu cũ “cắm sừng”

Nhan sắc Lim Feng, gái xinh mới tố người yêu cũ “cắm sừng”

16/05/2025 07:02
5 con giáp chuyển mình rực rỡ trong tháng 5

5 con giáp chuyển mình rực rỡ trong tháng 5

05/05/2025 06:17
Bí ẩn cấu trúc hình kim tự tháp sâu trong rừng Amazon

Bí ẩn cấu trúc hình kim tự tháp sâu trong rừng Amazon

09/05/2025 12:21
Nữ streamer “vạn người mê” bất ngờ chơi lớn... cõi mạng dậy sóng

Nữ streamer “vạn người mê” bất ngờ chơi lớn... cõi mạng dậy sóng

01/05/2025 14:31
Kẻ trộm khiếp vía, không thể 'cuỗm' kho báu khủng trong lăng mộ

Kẻ trộm khiếp vía, không thể 'cuỗm' kho báu khủng trong lăng mộ

26/04/2025 08:09

Bạn có thể quan tâm

Nhan sắc Lim Feng, gái xinh mới tố người yêu cũ “cắm sừng”

Nhan sắc Lim Feng, gái xinh mới tố người yêu cũ “cắm sừng”

Ngắm loạt ảnh phụ nữ Nga 100 năm trước qua loạt ảnh quý

Ngắm loạt ảnh phụ nữ Nga 100 năm trước qua loạt ảnh quý

Tuyệt đối đừng bắt máy những số điện thoại này

Tuyệt đối đừng bắt máy những số điện thoại này

Mướt mắt hình ảnh nữ streamer Việt lặn biển cực đẹp

Mướt mắt hình ảnh nữ streamer Việt lặn biển cực đẹp

Lộ diện tựa game được mong chờ nhất lịch sử, có xứng với lời đồn?

Lộ diện tựa game được mong chờ nhất lịch sử, có xứng với lời đồn?

Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Việt Đức bị xử phạt

Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Việt Đức bị xử phạt

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status