Điểm mặt 5 siêu tàu sân bay lớn nhất thế giới

Với chiều dài gần 333 m, chiến hạm Nimitz là một trong những siêu tàu sân bay lớn nhất thế giới, theo đánh giá của trang quân sự Military Channel.

USS Nimitz, Mỹ
 
Tàu sân bay lớp Nimitz là một trong những tàu chiến hạt nhân lớn nhất thế giới, do công ty đóng tàu công nghiệp Huntington sản xuất và bắt đầu hoạt động từ năm 1975. Chiến hạm nằm trong danh sách tàu sân bay lớn nhất thế giới này có chiều dài 332,8 m, chiều rộng sàn đáp máy bay 76,8 m và tốc độ khoảng 56 km/h. Với độ choán nước 104.600 tấn, USS Nimitz có thể chở hơn 60 máy bay. Các lò phản ứng năng lượng trên tàu giúp Nimitz tránh hao tổn nhiên liệu và có thể vận chuyển số đạn lớn gấp rưỡi so với các tàu sân bay thông thường.
HMS Queen Elizabeth (R08), Anh
 
Siêu tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (R08) của Hải quân Hoàng gia Anh có chiều dài 280 m (tương đương chiều dài của 28 xe buýt hai tầng ở London), chiều rộng 73 m, tốc độ 46 km/h. Độ choán nước của tàu là 65.000 tấn.
Tàu có thể mang theo 1.600 thủy thủ và nhân viên, 40 máy bay. Sau khi hạ thủy vào năm 2016, HMS Queen Elizabeth sẽ là căn cứ nổi quan trọng của Hải quân và Không quân Anh.
Liêu Ninh, Trung Quốc
 
Liêu Ninh thuộc lớp tàu sân bay Kuznetsov do Liên Xô thiết kế trong những năm 1980 với tên ban đầu là Varyag. Năm 1998, Trung Quốc mua lại Varyag và cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh ngày nay. Chiều dài của nó là 304,5 m, chiều rộng sàn đáp máy bay là 75 m, tốc độ 59 km/h. Chiến hạm có thể chở 36 máy bay. Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N.
Admiral Kuznetsov, Nga
 
Chiều dài của tàu sân bay Admiral Kuznetsov, do Liên Xô chế tạo, là 305 m. Tải trọng choán nước tối đa của nó đạt 61.390 tấn. Tàu có khả năng di chuyển với vận tốc 54 km/h cùng phạm vi hoạt động 15.700 km nếu di chuyển với vận tốc 33 km/h. Nó có thể mang khoảng 41-52 máy bay. Hiện nay Admiral Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất của Nga. Moscow vừa công bố bản thiết kế hàng không mẫu hạm mới có tải trọng 100.000 tấn với nhiều tính năng hiện đại nhằm nâng cao năng lực của Hải quân.
Charles De Gaulle (R91), Pháp
 
Đây là tàu sân bay hạt nhân lớn nhất đang hoạt động tại châu Âu với chiều dài 261,5 m, chiều rộng 64,36 m, tốc độ 50 km/h, lượng giãn nước 42.000 tấn khi đầy tải và diện tích boong tàu 12.000 m2. Pháp hạ thủy tàu vào tháng 5/2001 và nó có thể hoạt động từ 20 tới 25 năm, theo Military-Today. Charles de Gaulle có thể mang hơn 40 máy bay và trực thăng cùng hệ thống tên lửa đối không, dàn pháo tự động. Pháp có ý định đóng tiếp tàu sân bay thứ hai thuộc lớp Charles De Gaulle, nhưng chưa thể triển khai dự án do thiếu kinh phí.

Ảnh QS ấn tượng tuần: “Bóng ma” đổ bộ vào châu Âu

(Kiến Thức) - Máy bay tàng hình B-2 tới Anh, siêu pháo 125mm của Trung Quốc, súng bắn tỉa của IS…là những hình ảnh quân sự ấn tượng tuần qua.

Anh QS an tuong tuan: “Bong ma” do bo vao chau Au
Một trong những bức ảnh quân sự ấn tượng trong tuần qua – thủy thủ tàu ngầm Kilo của Hải quân Nga vẫy tay chào máy bay tuần thám P-3C Orion của Nhật Bản đang chụp ảnh chính họ.

Lộ tàu chiến mới Lực lượng Phòng vệ biển Nhật

(Kiến Thức) - Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang dần hường tới mục tiêu thay thế các tàu chiến thế hệ cũ bằng các tàu chiến thế hệ mới do nước này phát triển.

Tờ Navy Recognition đưa tin, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản (MHI) vừa cho ra mắt chương trình phát triển tàu chiến thế hệ mới dành cho lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) với tên mã là 30FF hoặc FFX.
Hiện tại MHI vẫn chưa cung cấp bất cứ thông tin chi tiết nào chương trình FFX, tuy nhiên chắc chắn mẫu tàu chiến thế hệ mới này của JMSDF sẽ có lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn.