Điểm lại loạt lùm xùm gây nghi ngờ của xổ sô Vietlott

(Kiến Thức) - Có không ít ý kiến thắc mắc về tính xác thực và minh bạch trong vụ khách hàng trúng 92 tỷ đồng xổ số Vietlott dù đại diện Vietlott khẳng định thông tin là sự thật.

Dân mạng nghi ngờ tính minh bạch trong vụ khách hàng trúng 92 tỷ đồng
Hồi giữa tháng 10/2016, thông tin khách hàng đầu tiên trúng Xổ số Vietlott với giá trị giải thưởng lên tới 92 tỷ đồng đã khiến người dân xôn xao, đáng chú ý trong đó có không ít ý kiến thắc mắc cho rằng đây chỉ là thông tin ảo bởi 18h30 chiều 16/10/2016 mới quay số nhưng tin bài về kết quả trên Vietlott lại đăng lúc 12h trưa cùng ngày và thời gian đăng tin này lưu trên Google Index cũng thể hiện từ trưa tới đầu giờ chiều ngày 16/10/2016.
Trước đó, vào 23h tối 16/10/2016 một người dùng Facebook cũng chỉ ra sự vô lý này trên trang cá nhân của mình. Người này đưa ra bức ảnh chụp kết quả tìm kiếm Google cho thấy trong loạt thông tin về việc khách hàng trúng thưởng 92 tỷ đồng của xổ số Vietlott có tin lên từ 9h trước (tính tới thời điểm 23h tối 16/10/2016). Như vậy, nếu tính ra thì thông tin này được đăng lúc 14h chiều 16/10/2016, trong khi đó 18h30 cùng ngày mới quay số và có kết quả người trúng giải.
Diem lai loat vu lum xum gay nghi ngo cua xo Vietlott
Có không ít vụ lùm xùm khiến người dân nghi ngờ về tính minh bạch trong các giải thưởng của Xổ số Vietlott. Ảnh: Zing. 
Việc thông tin lên từ trước khi quay số khiến nhiều người nghi ngờ sự minh bạch và tính xác thực của sự việc khách hàng trúng thưởng 92 tỷ đồng từ xổ số Vietlott. Liệu đây có phải chỉ là thông tin ảo để PR cho xổ số Vietlott và “câu kéo” người dân chú ý, hay là có sự nhầm lẫn gì ở đây?
Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình hình của Vietlott sau khi Vietlott bị tố hàng loạt sai phạm
Hồi giữa tháng 11/2016, Ban thường trực Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam cho biết đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính chấn chỉnh những hoạt động không đúng quy định của vé số điện toán để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh với vé số truyền thống của 21 tỉnh, thành phía Nam. Văn bản này cũng nêu ra hàng loạt sai phạm của việc kinh doanh vé số điện toán Vietlott hiện nay như: vé bán tràn lan ở các tỉnh chưa triển khai lắp đặt thiết bị đầu - cuối gây thất thu ngân sách; người chơi bị mất quyền tự chọn số, chỉ chọn vé ngẫu nhiên giống như mua vé số truyền thống; quảng cáo, quảng bá sản phẩm với nội dung không rõ ràng, gây phản cảm như xổ số kiểu Mỹ; sử dụng truyền thông để phát triển thị trường; giới thiệu và vận động tuyển dụng đại lý có nội dung không khách quan, thiếu trung thực...
Ngày 5/12/2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Vietlott.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo về hoạt động của Công ty Vietlott, trong đó có việc các địa phương chưa đồng tình với khẳng định của Bộ Tài chính (hoạt động của Vietlott không ảnh hưởng đến xổ số kiến thiết, lo ngại việc đầu tư cơ sở vật chất cho các địa phương sẽ bị ảnh hưởng do doanh thu xổ số kiến thiết giảm) và kiến nghị Bộ Tài chính kịp thời chấn chỉnh một số hoạt động kinh doanh không đúng quy định của Vietlott.
Vé bán sai địa bàn, cao hơn giá niêm yết
Ngày 22/10/2016, tại cuộc họp thường niên lần thứ 108 của Hội đồng xổ số kiến thiết (XSKT) khu vực miền Nam, nhiều lãnh đạo các đơn vị XSKT cho rằng Vietlott đã cạnh tranh không lành mạnh, khi xuất hiện vé số tự chọn của đơn vị này được bán dạo ở nhiều địa bàn với giá cao hơn giá niêm yết.
Cụ thể, vé số Mega 6/45 được in sẵn, bán dạo tại các thị trường đơn vị này chưa đăng ký kinh doanh, chưa có thiết bị đầu cuối. Vé bán dạo có giá 11.000-12.000 đồng, cao hơn mức niêm yết của đơn vị phát hành 1.000-2.000 đồng.
Đại diện hội đồng XSKT khu vực miền Nam cho rằng hành động này "gây mất ổn định thị trường, không đảm bảo tinh thần cạnh tranh lành mạnh".
Ngay sau kiến nghị của hội đồng này lên Bộ Tài Chính, Vietlott đã phản hồi đơn vị này không có nhân viên bán vé số dạo. Việc vé số tự chọn xuất hiện tại những địa bàn mà đơn vị chưa có đại lý là hoạt động giao dịch giữa người chơi với nhau theo quy luật cung - cầu của thị trường. Đơn vị cũng yêu cầu các đại lý siết chặt quy trình bán vé và khuyến cáo người dân nên đến trực tiếp các điểm bán hàng với nhận dạng thương hiệu để mua vé.
Kỳ lạ trang phục hai người trúng giải không quen biết giống hệt nhau
Trong kỳ quay thứ 69 của Xổ số Vietlott, trị giá giải Jackpot đạt kỷ lục gần 160 tỷ đồng, có hai người chơi may mắn trúng giải, chia đôi số tiền thưởng trên. Một khách hàng đến từ Bến Tre và một khách hàng đến từ Thái Bình.
Diem lai loat vu lum xum gay nghi ngo cua xo Vietlott-Hinh-2
Trang phục của 2 người nhận giải đến từ 2 nơi khác nhau gần như giống hệt nhau. 
Tuy nhiên, trong lễ trao giải, trang phục của 2 người không quen biết này gần như giống hệt nhau khiến nhiều người ngạc nhiên, thắc mắc và không ít ý kiến tỏ ra nghi ngờ. Thậm chí trên một bài báo có độc giả còn bình luận rằng: “Liệu có phải người thắng giải được công ty phát cho đồng phục để lên nhận giải không, hay đây là 2 nhân viên được công ty kêu vào đeo mặt nạ, cầm bảng giải thưởng rồi chụp ảnh?"
Từ thời điểm một số báo nêu ra vấn đề này đến nay, Vietlott vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào về nghi vấn trên.

Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái kê khai thiếu nhiều tài sản

(Kiến Thức) - Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, những vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái đến mức phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm minh.

Thông tin mới nhất liên quan biệt phủ gia đình ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Yên Bái, chiều ngày 23/10, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng; việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập liên quan khu đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Hơn 13.581m2 đất chuyển đổi không đúng quy định

Kết thúc thanh tra biệt phủ “khủng” tại Yên Bái

Thanh tra Chính phủ đã kết thúc quá trình thanh tra đối với việc quy hoạch, sử dụng, chuyển đổi đất của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái.

Chiều 17-7, liên quan đến vụ biệt phủ “khủng” của giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), cho biết đoàn thanh tra đã kết thúc quá trình thanh tra trực tiếp.

“Theo quy định, hôm nay là kết thúc giai đoạn thanh tra trực tiếp. Tiếp theo, đoàn sẽ bước vào quá trình dự thảo kết luận, ký. Dự kiến khoảng cuối tháng 8 sẽ có kết luận thanh tra chính thức, được công bố công khai” - ông Đạt nói.
Ket thuc thanh tra biet phu "khung" tai Yen Bai
Thanh tra Chính phủ đã kết thúc quá trình thanh tra trực tiếp vụ biệt phủ “khủng” của giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái. Ảnh: Zing