Đề xuất giảm thời gian cách ly với người nhập cảnh và F1

Bộ Y tế đề xuất giảm thời gian cách ly y tế với người nhập cảnh và F1 nhưng tăng cường khuyến cáo thực hiện 5K để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Bộ Y tế xây dựng một số nội dung điều chỉnh về cách ly y tế và biện pháp phòng tránh lây nhiễm xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia. Bộ Y tế đề xuất giảm thời gian cách ly y tế nhưng tăng cường khuyến cáo thực hiện biện pháp 5K. Cụ thể với các đối tượng sau:
Đối với người nhập cảnh, Bộ Y tế đề xuất có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 24 giờ (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh về Việt Nam. Trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), người nhập cảnh thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi).
De xuat giam thoi gian cach ly voi nguoi nhap canh va F1
Ảnh minh hoạ. 
Trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính thì được rời khỏi nơi lưu trú nhưng phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K và các biện pháp phòng chống dịch khác của địa phương. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời theo quy định. Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm hoặc chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2 đều được tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.
Như vậy, so với hướng dẫn số 10688 về phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh được Bộ Y tế ban hàng ngày 16/12/2021 và góp ý về dự thảo "Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch" gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch trong điều kiện bình thường mới, đề xuất này có nhiều thay đổi về thời gian cách ly với người nhập cảnh.
Theo góp ý trước đó, Bộ Y tế yêu cầu khách du lịch từ 12 tuổi trở lên, khi nhập cảnh Việt Nam bắt buộc có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 72 giờ trước khi nhập cảnh, kèm chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin (ít nhất 14 ngày, không quá 6 tháng) hoặc chứng nhận đã khỏi bệnh.
Bộ Y tế cũng quy định cũng yêu cầu du khách ở lại nơi lưu trú trong vòng 72 giờ sau khi nhập cảnh, trong đó 24 giờ đầu là bắt buộc. Trường hợp muốn di chuyển tới nơi khác thì phải xét nghiệm 3 lần trong 3 ngày; trường hợp khách ở lại nơi lưu trú 72 giờ, thì chỉ xét nghiệm 2 lần, vào ngày đầu tiên và ngày thứ 3 từ khi nhập cảnh (kết quả từ phương pháp test nhanh kháng nguyên được công nhận).
Về thời gian cách ly trường hợp F1, Bộ Y tế xuất những người đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày, thực hiện tự theo dõi sức khỏe 10 ngày kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; Nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K, không tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai).
Thực hiện việc xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime RT-PCR hoặc kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày thứ 5. Người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 cần thực hiện tự theo dõi sức khỏe 10 ngày kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K, không tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai).
Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 theo quy định: Thực hiện cách ly 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng.
Cùng đó, nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, không tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai). Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày cách ly thứ 5. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo.
>>> Xem thêm video: F0 và F1 tự điều trị, cách ly COVID-19 tại nhà cần chú ý những gì?
  Video AloBacsi

Nguy cơ nửa dân số có thể sẽ mắc COVID-19, Myanmar “quay cuồng” sao?

(Kiến Thức) - Myanmar đang "quay cuồng" đối phó với làn sóng COVID-19. Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward cảnh báo, một nửa dân số của quốc gia Đông Nam Á này có thể sẽ mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 tuần tới.

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?
 Theo số liệu chính thức được công bố, tính đến ngày 30/7, Myanmar ghi nhận tổng cộng gần 290.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 8.500 người tử vong. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, số ca mắc trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Ảnh: Getty. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-2
Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward mới đây cảnh báo rằng một nửa dân số Myanmar, tương đương khoảng 27 triệu người, có thể sẽ mắc COVID-19 chỉ trong vòng 2 tuần tới, nếu tình hình không được cải thiện. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-3
Myanmar đang phải "quay cuồng" đối phó với dịch bệnh COVID-19 khi số ca mắc tăng nhanh trong khi cơ sở y tế bị quá tải. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-4
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện tại, Myanmar chỉ còn khoảng 40% cơ sở y tế đủ năng lực hoạt động, trong đó nhiều bệnh viện thiếu trang thiết bị nghiêm trọng và thiếu nguồn nhân lực. Ảnh: AP.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-5
 Trưởng phái đoàn tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Myanmar, ông Joy Singhal, cho biết nhu cầu oxy và dịch vụ y tế đang tăng cao vì số bệnh nhân tăng vọt trên cả nước. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-6
 Các lò hỏa táng đang hoạt động hết công suất trong khi tình nguyện viên hỗ trợ việc thu gom thi thể những người tử vong tại nhà. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-7
 Được biết, đến nay, mới chỉ có khoảng 1,75 triệu trong tổng số 54 triệu dân Myanmar được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters. 

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-8
Trước tình hình hiện nay, chính quyền quân sự Mynamar đang tìm kiếm sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để đối phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-9
Lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing (ảnh) ngày 28/7 đã chỉ đạo tại cuộc họp điều phối rằng phải tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế, và Myanmar nên đề nghị quỹ ứng phó khẩn cấp với COVID-19 của ASEAN hỗ trợ. Ảnh: Reuters.  

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-10
Được biết, nỗ lực phòng chống COVID-19 tại Myanmar bắt đầu bị gián đoạn kể từ sau biến cố chính trị hôm 1/2, với việc Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) cùng các quan chức Đảng NLD cầm quyền bị bắt giữ, quân đội lên nắm quyền và tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Ảnh: Getty.   

Nguy co nua dan so co the se mac COVID-19, Myanmar “quay cuong” sao?-Hinh-11
Irrawaddy News đưa tin, số ca mắc COVID-19 tại Myanmar có xu hướng tăng kể từ cuối tháng 5/2021 khi chính quyền nới lỏng các hạn chế, cho phép chùa chiền, bãi biển và các địa điểm công cộng khác mở cửa trở lại. Ảnh: Reuters. 

Tối 7/8: Cả nước thêm 3.540 ca mắc COVID-19

Theo bản tin dịch COVID-19 tối 7/8 của Bộ Y tế, cả nước có thêm 3.540 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 7.334 ca. Trong ngày hôm nay có 4.305 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. 

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới