ĐBQH: Vì sao trước đây lương công chức cũng thấp nhưng không nghỉ việc nhiều?

Để giữ chân công chức, viên chức ở lại hệ thống công, Bộ Nội vụ đã đề xuất các giải pháp trong đó có cải cách tiền lương, song cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường làm việc...

Sáng nay (5/11), Quốc hội tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề về nội vụ. Trao đổi bên hành lang Quốc hội về phần chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trong chiều 4/11, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang) đánh giá cao các đại biểu Quốc hội đã đi vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm đang được đông đảo công chức, viên chức quan tâm.

Bên cạnh đó, phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho thấy tư lệnh ngành nắm chắc các vấn đề đang gặp phải hiện nay và đã có kế hoạch chủ động khắc phục những bất cập. Đơn cử như tiền trợ cấp cho đối tượng công chức cơ sở chuyên trách và không chuyên trách còn nhiều điểm chưa hợp lý được quy định trong Nghị định 34 được nhiều đại biểu nêu, hiện Bộ Nội vụ đã xây dựng được kế hoạch để lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố, sửa đổi quy định này.

DBQH: Vi sao truoc day luong cong chuc cung thap nhung khong nghi viec nhieu?

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (đoàn Tiền Giang).

“Số lượng công chức cơ sở không chuyên trách, bán chuyên giảm đi, số lượng công việc tăng lên, trọng trách của những cán bộ này không khác gì cán bộ chuyên trách, nhưng tiền lương hỗ trợ thì lại quá thấp. Tôi hy vọng rằng những gì Bộ trưởng đã hứa sẽ sớm làm được để đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước", đại biểu Nguyễn Thanh Cầm nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Thanh Cầm, về giải pháp giữ chân công chức, viên chức ở lại hệ thống công, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã đề xuất nhiều giải pháp như cải cách tiền lương, song cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện môi trường làm việc, làm sao để công chức có điều kiện phát huy hết được năng lực, trình độ, sự sáng tạo của mình.

“Chúng ta cần giải pháp đồng bộ, trong đó có cải thiện môi trường làm việc, cải tiến cách thức tuyển dụng, bồi dưỡng, phân công nhiệm vụ, đánh giá thi đua khen thưởng cho đến cải cách tiền lương, làm sao để công chức làm việc trong môi trường công cảm thấy xứng đáng với những gì mà họ cống hiến. Phải tạo ra được môi trường làm việc thực sự dân chủ, thân thiện để công chức dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những việc mới, việc khó, đáp ứng kỳ vọng của người dân cả nước. Nếu thực hiện được đồng bộ những giải pháp này sẽ giải quyết được căn cơ nhất hiện tượng cán bộ công chức nghỉ việc, thôi việc”, đại biểu nói.

Còn theo đại biểu Lý Anh Thư (đoàn Kiên Giang), một trong những vấn đề lớn đang rất được cử tri cả nước quan tâm là biên chế và tinh giản biên chế. “Đại biểu muốn nghe những giải pháp cụ thể từ Bộ Nội vụ về vấn đề này, không phải những giải pháp chung chung. Trong phiên chất vấn chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã nêu ra các giải pháp khá cụ thể, mong rằng trong thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ kịp thời sửa quy định bất cập về chế độ lương phụ cấp với đối tượng công chức chuyên trách và không chuyên trách cơ sở, nhất là đội ngũ cấp xã để họ yên tâm công tác.

Phải nói thẳng rằng, có thực mới vực được đạo, nhưng cũng cần lật lại vấn đề, trước đây lương công chức cũng thấp nhưng tình trạng nghỉ việc không nhiều hơn hiện nay, vậy còn nhiều nguyên nhân khác ngoài lương, trong đó có môi trường làm việc không tạo ra cơ hội để họ phát huy năng lực, khối lượng công việc nhiều, áp lực…”.

DBQH: Vi sao truoc day luong cong chuc cung thap nhung khong nghi viec nhieu?-Hinh-2

Đại biểu Lý Anh Thư (đoàn Kiên Giang).

Đại biểu kỳ vọng sau buổi chất vấn, ngành Nội vụ sẽ có giải pháp kịp thời giải quyết các vấn đề “nóng” hiện nay. Trong khi luật chưa sửa đổi, các nghị quyết chưa được ban hành, thì Chính phủ cũng cần có những giải pháp tạm thời để giải quyết sớm nhất các vướng mắc này.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Thuế) nhận định, ngay trong phần giải trình ngày 4/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã thể hiện được trách nhiệm, tinh thần cầu thị và sự thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm trong công tác của ngành hiện nay.

DBQH: Vi sao truoc day luong cong chuc cung thap nhung khong nghi viec nhieu?-Hinh-3

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Thuế).

Với những vấn đề mà ngành Nội vụ đang gặp phải, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng cần giải quyết kịp thời không chỉ bằng Luật mà cần những văn bản dưới luật cụ thể, đi vào thực tiễn để giải quyết căn cơ các vấn đề con người, cán bộ - gốc rễ của mọi công việc. Trong đó phải tháo gỡ  những băn khoăn về mặt  tinh thần, tâm lý làm việc cho cán bộ cũng như giải quyết về tiền lương, thưởng, những nền tảng cơ bản để tạo dựng cuộc sống và nâng cao cuộc sống công chức, viên chức.

Bộ Nội vụ cắt giảm 2 vụ, sáp nhập 1 trường đại học

So với cơ cấu tổ chức hiện hành, theo Nghị định mới, Bộ Nội vụ không còn Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Vụ Tổng hợp; Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Học viện Hành chính Quốc gia.

Ngày 12/9, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ ký thay Thủ tướng ban hành Nghị định 63 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

Theo đó, Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức Bộ Nội vụ gồm 20 đơn vị gồm. Trong đó có 16 tổ chức hành chính, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: 11 vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ.

Ngoài ra còn có 4 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ gồm: Học viện Hành chính Quốc gia; Viện Khoa học tổ chức nhà nước; Tạp chí Tổ chức nhà nước; Trung tâm Thông tin.

Bo Noi vu cat giam 2 vu, sap nhap 1 truong dai hoc
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

So với cơ cấu tổ chức theo Nghị định cũ, Bộ Nội vụ cắt giảm 2 vụ gồm: Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Vụ Tổng hợp.

Hai vụ này vẫn tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện xong việc điều chuyển chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp nhân sự của đơn vị.

Ngoài ra, Bộ cũng giảm 1 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc danh sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, do sáp nhập với Học viện Hành chính Quốc gia.

Nghị định cũng nêu rõ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Thủ tướng ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia.

Riêng với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị.

Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới đơn vị hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua, khen thưởng; tín ngưỡng, tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhà nước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9, thay thế Nghị định số 34/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

Nguyên nhân nào khiến nhiều công chức, viên chức nghỉ việc?

Lãnh đạo Bộ Nội vụ cho rằng, công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt với đội ngũ chuyên gia chưa tốt khiến nhiều người có chuyên môn, năng lực giỏi sang làm việc tại khu vực tư nhân.

Chiều 1/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội qua 3/4 chặng đường của năm 2022 và giải đáp, làm rõ các vấn đề dư luận xã hội và báo chí quan tâm.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc thời gian qua có cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc ở nhiều bộ ngành, địa phương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, đây là vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Đặc biệt là báo cáo của Bộ Y tế với Tổng Liên đoàn Lao động về số lượng 9.397 nhân viên y tế bỏ việc, thôi việc, chuyển từ khu vực công ra khu vực tư trong 1 năm rưỡi qua (tính trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022).