Dấu hiệu 'lợi ích nhóm' ở Bộ GD-ĐT gồm những gì mà bị thanh tra?

Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chuyển Bộ Công an thông tin 2 nội dung có dấu hiệu "lợi ích nhóm" giữa Bộ GD-ĐT với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm chiều 29/12 ký thông báo Kết luận thanh tra số 2303 chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; thời kỳ thanh tra từ 1/1/2014 đến ngày 31/12/2018.
Tại Bộ GD-ĐT, thanh tra về sách giáo khoa (việc quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, thẩm định, duyệt, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa); việc quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo.
Dau hieu 'loi ich nhom' o Bo GD-DT gom nhung gi ma bi thanh tra?
 Trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông báo của TTCP kiến nghị Thủ tướng cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định.
Thứ nhất, nội dung hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo có dấu hiệu "lợi ích nhóm" giữa Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.
Hai là nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất thường, chưa đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Trong thông báo kết luận thanh tra nêu rõ, Thủ tướng có ý kiến yêu cầu TTCP thực hiện theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
Ngoài ra, TTCP kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, lãnh đạo Bộ GD-ĐT được phân công phụ trách (theo từng thời kỳ).
Bên cạnh đó, TTCP kiến nghị tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định pháp luật đối với: Đơn vị, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ (theo từng thời kỳ) có liên quan đến những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm thuộc trách nhiệm của đơn vị.
Trong một diễn biến có liên quan đến Bộ Giáo dục, chiều 29/12, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác. Thời gian thi hành kỷ luật tính từ thời điểm công bố Quyết định số 733-QĐ/TW ngày 24/10/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật đảng.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ GD&ĐT nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ GD&ĐT và một số tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; xây dựng, ban hành thể chế, chính sách; thực hiện một số dự án đầu tư công; trong biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa; tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 và năm 2021, một số cán bộ, đảng viên trong Ngành bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về giáo dục và đào tạo; nguy cơ gây thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, nguồn lực của xã hội; gây bức xúc trong nhân dân; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành Giáo dục, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng Bộ GD&ĐT và một số cá nhân, trong đó có ông Nguyễn Hữu Độ. Căn cứ vào các quy định, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Hữu Độ.

Quan lớn khai nhận hối lộ trong các đại án: Choáng váng số tiền đút lót

Qua lời khai của các cựu “quan lớn” trong các vụ đại án được xét xử năm 2022, dư luận choáng váng với số tiền đút lót “khủng”.

Quan lon khai nhan hoi lo trong cac dai an: Choang vang so tien dut lot

Nhận 14,5 tỷ, cựu Chủ tịch Đồng Nai nói do suy nghĩ đơn giản: Trong vụ đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Công ty AIC, Bệnh viện ĐK Đồng Nai, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái bị cáo buộc nhận hối lộ 14,5 tỷ đồng, giúp AIC tham gia rồi trúng 16 gói thầu sai quy định và bị đề nghị tuyên phạt từ 9-10 năm tù về tội "Nhận hối lộ". Tự bào chữa tại phần tranh luận, bị cáo Đinh Quốc Thái nói rằng bản thân vì "những suy nghĩ đơn giản" mà có những hành vi phạm tội. “Tôi chỉ cần thêm tình tiết giảm nhẹ liên quan đến thành tích của bản thân và gia đình. Còn phần làm rõ điều này điều kia, tôi đã nhận tội thì không yêu cầu nữa”, bị cáo Thái nói.

Quan lon khai nhan hoi lo trong cac dai an: Choang vang so tien dut lot-Hinh-2

Cựu Bí thư Đồng Nai dùng tiền nhận hối lộ hỗ trợ người nghèo: Bị cáo buộc nhận 14,5 tỷ từ AIC, tại tòa, cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành thừa nhận và cho biết ngay từ đầu đã thấy rõ hành vi vi phạm nghiêm trọng của mình và rất hối hận. Bị cáo khai đã nhận 6 lần, tổng số tiền 14,5 tỷ đồng từ bà Nhàn, số tiền lớn này không phải nhận một lúc, chia rải rác trong nhiều năm. “Tôi là người sống tình cảm, dành phần lớn số tiền này để tặng những người bạn chiến đấu của tôi năm xưa, những người già yếu, những đối tượng nghèo, bị chất độc da cam, tặng học sinh nghèo ở Đồng Nai, xây nhà tình thương…”, bị cáo Thành khai và cho biết, cũng đưa một phần tiền nhận hối lộ cho vợ, tuy nhiên chỉ là phần ít.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2022

Cản trở hoạt động tố tụng bị phạt tiền đến 80 triệu đồng; từ 1/9, gửi hàng xe khách phải cung cấp đầy đủ, chính xác 6 thông tin;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2022.

Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022
 Thu phí sử dụng thông tin trong CSDLQG về dân cư: Thông tư 48/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG) có hiệu lực từ 17/9/2022. Theo đó, người nộp phí là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Luật Căn cước công dân có đề nghị khai thác và sử dụng thông tin trong CSDLQG về dân cư và được cơ quan quản lý CSDLQG về dân cư có thẩm quyền cung cấp thông tin trong CSDLQG về dân cư theo quy định pháp luật.
Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-2
 Làm từ thiện phải ghi chép đầy đủ kết quả tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp: Theo Thông tư số 41/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện có hiệu lực từ 1/9/2022, các cá nhân có các hoạt động xã hội, từ thiện có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định; đồng thời lập báo cáo và công khai tình hình tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật.

Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-3
 8 vị trí công tác lĩnh vực Đầu tư phải định kỳ chuyển đổi: Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hiệu lực thi hành từ ngày 30/09/2022. Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực Đầu tư phải thực hiện định kỳ chuyển đổi gồm: 1- Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; 2- Thẩm định dự án; 3- Đấu thầu và quản lý đấu thầu; 4- Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn; 5- Quản lý quy hoạch; 6- Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất - khu kinh tế; 7- Quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; 8- Quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-4
 Từ 1/9, gửi hàng xe khách phải cung cấp đầy đủ, chính xác 6 thông tin: Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-5

Cản trở hoạt động tố tụng bị phạt tiền đến 80 triệu đồng: Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng có hiệu lực từ ngày 1/9/2022. Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân là 40 triệu đồng, của tổ chức là 80 triệu đồng.


Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-6
 Chương trình Giáo dục thường xuyên mới cấp THPT: Có hiệu lực từ ngày 10/9/2022, Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT được thực hiện từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 11 và từ năm học 2024-2025 đối với lớp 12.

Chương trình bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp; các chuyên đề học tập lựa chọn; các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn.


Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-7
 Quy định mới về chế độ trợ cấp đối với người có công: Có hiệu lực từ ngày 5/9/2022, Thông tư 44/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-8
 6 trường hợp giá đất được trừ để tính thuế giá trị gia tăng: Có hiệu lực từ ngày 12/9/2022, Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP.

Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-9
 Tăng mức chi cho xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Có hiệu lực từ 1/9/2022, Thông tư 42/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Theo đó, tăng mức chi soạn thảo văn bản đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch, nghị định của Chính phủ: quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư.
Chinh sach moi co hieu luc tu thang 9/2022-Hinh-10
 Người lao động vận hành công trình khí làm việc tối đa 12 giờ/ngày: Thông tư 12/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí có hiệu lực từ ngày 9/9/2022. Theo Thông tư quy định, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc. Cụ thể, ca làm việc không quá 12 giờ trong 1 ngày; phiên làm việc tối đa là 7 ngày.
>>> Mời độc giả xem thêm video Băn khoăn quy định không được đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10:

(Nguồn: VTV24)