Danh nhân nước Việt và giai thoại ly kỳ về dê (1)

(Kiến Thức) - Trong lịch sử Việt Nam, tuy những giai thoại về danh nhân liên quan đến con dê hay năm Mùi không nhiều nhưng chứa đựng nhiều chi tiết ly kỳ.

Yết Kiêu, Dã Tượng coi người làm thịt dê tên Duyệt là thầy
Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, quê ở làng Hạ Bì (tên nôm là làng Quát), huyện Gia Lộc, lộ Hải Đông (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), xuất thân từ một gia đình nghèo. Còn Dã Tượng không rõ tên thật, quê quán, xuất thân. Hai người này là gia nô trung thành, là cận vệ đắc lực của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Sử sách chép rằng, cha của Hưng Đạo Vương là An Sinh vương Trần Liễu vì có sự ấm ức về ngôi vị nên trước khi mất có dặn con trai sau này khi có cơ hội, nhất định phải đoạt ngôi báu về tay. Khi đã ở chức vị lớn, quyền hành trong tay, dù không có ý phản nghịch nhưng Trần Hưng Đạo muốn thử ý mọi người mới đem chuyện cũ ra hỏi các con, lại hỏi cả thân thuộc của mình. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Đến khi nước lung lay, quyền bính quân quốc ở tay mình, Quốc Tuấn đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Hai người can rằng: Làm kế ấy tuy được phú quý một lúc mà để lại tiếng xấu nghìn năm. Nay đại vương há chẳng phú quý hay sao? Chúng tôi thà chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi!.Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, rồi khen ngợi mãi”.
Danh nhan nuoc Viet va giai thoai ly ky ve de (1)
Tượng Trần Hưng Đạo và hai cận vệ Yết Kiêu, Dã Tượng. Nguồn: sangtao.org.  
Chuyện người làm thịt dê tên Duyệt mà Yết Kiêu, Dã Tượng coi làm thầy là biểu thị sự trung thành, nghĩa khí, không vì danh vọng mà làm điều trái đạo. Thời nhà Chu ở phương Bắc, Sở Chiêu Vương chạy loạn, có người làm thịt dê tên là Duyệt theo hầu, đến khi giành lại được ngôi báu, muốn ban tước cho Duyệt nhưng người này từ chối mà nói: “Nhà vua mất nước, tôi không được làm thịt dê. Nay nhà vua về lại nước, tôi lại được làm nghề giết dê, tước lộc thế là đủ, cần gì phải thưởng nữa!”.
Hình ảnh dê trong bài ngự chế Trần Anh Tông ban cho bề tôi
Thời Trần Anh Tông, hoàng đế thứ 4 của vương triều Trần, có một viên quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực, xét đoán hình ngục rất giỏi, cương nghị, cứng cỏi, không chịu ăn của đút, đó là Trần Thì Kiến, người làng Cự Xạ, huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay là huyện Đông Triều, Quảng Ninh). Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về ông như sau: “Mỗi khi có việc kiện, lấy lẽ mà bẻ, việc đến thì dùng phép đối phó. Người ta đều cho là giỏi xử đoán kiện tụng”.
Danh nhan nuoc Viet va giai thoai ly ky ve de (1)-Hinh-2
 Viên quan cầm hốt ngà. Tranh minh họa. Nguồn: lib.agu.edu.vn.
Trần Thì Kiến vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, được tiến cử lên vua Trần Nhân Tông, được vua cho giữ chức An phủ sứ phủ Thiên Trường (nay thuộc Nam Định), rồi phủ Yên Ninh (nay thuộc Ninh Bình). Đến năm Đinh Dậu (1297) vua Trần Anh Tông phong ông làm quan Kiểm pháp, nhận chức Đại An phủ sứ kinh sư ở Thăng Long; tháng 12 năm Mậu Tuất (1298) lại phong lên chức Nhập nội Hành khiển, Hữu gián ghị Đại phu. Vua lại ban cho ông cái hốt làm bằng ngà voi khắc bài minh ngự chế của vua:
Thái sơn trinh cao,
Tượng hốt trinh liệt.
Linh trãi tiên giác,
Vị hốt nan chiết.
Nghĩa là:
Núi Thái rất cao,
Hốt ngà rất cứng.
Sừng con dê thần,
Làm sừng khó gãy.
Vì sao vua Trần Anh Tông lại nhắc đến con dê trong bài chế ban cho Trần Thì Kiến, điều này sẽ được lý giải rõ hơn về hình tượng đó qua phần tiểu chuyện tiếp theo trình bày dưới đây.
Ý nghĩa tên gọi của danh nhân Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi là bậc danh nhân nổi tiếng trong lịch sử, là người có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi giặc Minh xâm lược, lập lên vương triều Hậu Lê.
Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), quê gốc ở xã Chi Ngãi, lộ Hải Đông (nay là phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, Hải Dương), sau dời về sống ở Ngọc Ổi (nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội). Ông được Trần Nguyên Đán gả con gái là Trần Thị Thái cho làm vợ, trở thành con rể quan Tư đồ quyền hành trong triều đình.
Danh nhan nuoc Viet va giai thoai ly ky ve de (1)-Hinh-3
 Chân dung Nguyễn Trãi trên tranh lụa cổ. Nguồn: vanhoaviet.
Nguyễn Phi Khanh từng đỗ Thái học sinh đời vua Trần Dụ Tông nhưng vì triều đình cho là xuất thân bình dân mà lấy con gái hoàng tộc nên không trọng dụng. Khi nhà Hồ thành lập ông mới được làm quan, giữ chức Hàn Lâm học sĩ, sau thăng lên đến Đại lý tự khanh, kiêm Trung thư thị lang, Tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Con cả của Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trãi, sở dĩ ông lấy tên Trãi đặt cho con với nhiều hàm ý. Trong huyền thoại Đông phương lưu truyền ở vùng Đông Á (như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên…) có nhắc đến một loài dê thần chỉ có một sừng gọi là “Giải Trãi”, loài này có tài lạ, đó là khi hai bên có tranh chấp, nó sẽ dùng sừng húc vào bên nào thì cho biết bên đó là gian tà, rất chính xác. Chính vì thế đặt tên con là Trãi, Nguyễn Phi Khanh muốn con mình sau này là người công minh, chính trực, diệt tà trừ ác, bảo vệ lẽ phải.
Lê Dụ Tông quy định các quan làm án luật phải mang mũ áo thêu hình dê
Lê Dụ Tông tên thật là Lê Duy Đường, hoàng đế thứ 11 của nhà Lê Trung Hưng, ở ngôi 24 năm (1705 - 1729) với hai niên hiệu là Vĩnh Thịnh và Bảo Thái. Sách Đại Việt sử ký tục biên đánh giá về ông như sau: “Bấy giờ vua thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy ra binh đao, trong nước vô sự, triều đình làm được nhiều việc, pháp độ rất đầy đủ, kỷ cương thi hành tốt, các nước phương xa đến nạp khoản, thượng quốc trả lại đất, đáng gọi là đời cực thịnh. Vua khoanh tay, rủ áo ngồi ở trên, không khó nhọc mà đâu ra đấy. Nói đến đời thịnh trị, tất phải quy về vua”.
Danh nhan nuoc Viet va giai thoai ly ky ve de (1)-Hinh-4
 Mũ giải trãi với hai sừng nhỏ. Nguồn: phocovat.phomuaban.vn.
Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, vào năm Tân Sửu (1721) đời vua Lê Dụ Tông có ban chiếu quy định về phẩm phục của các quan, trong đó đối với các quan làm án luật, trên áo phải có thêu hình con dê thần “Giải Trãi”, để biểu thị cho sự sáng suốt, trí tuệ, công tâm, khách quan khi thực thi chức trách. Hình dê thần được thêu vào một ô vuông trước và sau áo (gọi là bổ tử).
Trong triều, quan đứng đầu công việc chuyên môn này là Ngự sử đội mũ giải trãi (tức mũ có thêu hình dê thần), bổ tử trên áo cũng có hình giải trãi, tiếp đó là các chức Đề hình, Hiến sứ, Cai đạo… cũng đội mũ, mặc áo thêu hình giải trãi. Quan chức thuộc các đạo ở địa phương phụ trách việc hình án như Hiến phó đều đội mũ, mặc áo có hình như vậy, chỉ khác nhau về màu sắc, hoa văn mà thôi.
Hải Thượng Lãn Ông và bài ca công dụng chữa bệnh của thịt dê
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720 - 1791) quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc Yên Mỹ, Hưng Yên), xuất thân trong một gia đình quyền quý, cha là Tiến sĩ làm quan tới chức Thị lang bộ Công. Ông là con thứ 7 nên mọi người thường gọi là “cậu Chiêu Bảy”.
Danh nhan nuoc Viet va giai thoai ly ky ve de (1)-Hinh-5
 Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác. Nguồn: hole.com.vn.
Lê Hữu Trác là một danh y nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Ông học nghề thuốc để chữa bệnh cho mình, cho người và quyết tâm “làm hết sức mình, dựng lên một lá cờ trong y giới”. Tổng kết những kiến thức y học cổ truyền, kết hợp lý luận cổ với kinh nghiệm dân gian, thuốc Bắc và thuốc Nam, ông đã xây dựng lên nguyên tắc chữa bệnh hợp với con người và khí hậu Việt Nam, đồng thời viết nhiều tác phẩm y dược có giá trị. Trong cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Lê Hữu Trác cho hay thịt dê không chỉ là một món ăn ngon, nó còn là vị thuốc có nhiều công dụng qua một số bài ca ngắn như sau:
Dương nhục tục gọi là thịt dê,
Nóng nhiều, ngọt đắng ích tâm tỳ.
Bổ hủ lao lạnh trừ kinh giản,
Phong, đầu choáng, lưng đau, dương suy.
Linh dương giác là sừng dê trắng,
Mặn lạnh tính bình chữa cổ trùng.
Chữa cả mụn thấp và phong nhiệt,
Loạn huyết giản linh với liệt dương.
Sơn dương nhục là thịt dê rừng,
Ngọt nóng lạnh lành hay bổ dương.
Chữa khỏi hư lao phong chướng lỵ,
Đàn bà bạch đới nóng trong xương.
Số phận vua Hiệp Hòa và điềm báo đàn dê qua cầu
Hiệp Hòa là vị vua thứ 6 của triều Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng. Ông là con thứ 29, cũng là con út của vua Thiệu Trị (Nguyễn Hiến Tổ) và là em của vua Tự Đức (Nguyễn Dực Tông).
Nguyễn Phúc Hồng Dật lên làm vua trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn có những biến động sau cái chết của vua Tự Đức, giai đoạn mà sau này được gọi là “tứ nguyệt tam vương” (4 tháng 3 vua). Vua Dục Đức bị phế truất khi ở ngôi chưa đến 3 ngày, các quan đại thần đứng đầu là Tôn Thất Thuyết sai người đi đón Hồng Dật về lập làm hoàng đế. Mặc cho ông từ chối, kêu khóc, quân lính miệng thì năn nỉ nhưng tay thì xốc nách kiêng Hồng Dật lên kiệu đưa vào cung.
Danh nhan nuoc Viet va giai thoai ly ky ve de (1)-Hinh-6
 Chân dung vua Hiệp Hòa. Nguồn: vi.wikipedia.org.
Ngày 29 tháng 6 năm Quý Mùi (30/7/1883); Hồng Dật làm lễ đăng quang, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Tương truyền trong buổi lễ, khi các quan đứng theo hàng để lạy, có một con chim đậu trên ngọn cây trước điện Thái Hòa kêu lên tiếng lớn; đến khi đọc chiếu lại có một đoàn dê đi qua cầu Kim Thủy. Người ta có đó là điềm không tốt.
Quả nhiên hậu vận của Hiệp Hòa rất bi thảm. Vì có ý muốn giảm bớt thế lực của mấy quan phụ chính đại thần nên vua đã thay đổi vị trí trong triều của họ, mặt khác trước áp lực của Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn phải ký hòa ước chấp nhận Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ và Bắc Kỳ là đất bảo hộ của Pháp. Thấy khó chống lại, vua Hiệp Hòa đã chấp thuận yêu sách của Pháp bằng việc sai đại thần là Trần Đình Túc cùng đại diện Chính phủ Pháp là Harmand ký hòa ước Quý Mùi (còn gọi là hòa ước Harmand).
Điều này khiến phe chủ chiến trong triều bất bình, họ ép vua phải viết chiếu thoái vị sau đó bắt giam rồi buộc Hiệp Hòa thuốc độc mà chết vào chiều ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi (29/11/1883), sau 4 tháng 10 ngày ở trên ngôi báu.
Bấy giờ người đời cho rằng điềm đàn dê đi qua cầu là điềm xấu, vì dê trong Hán tự viết là “Dương”, mà “Dương” khi ấy được ám chỉ đến người Pháp, được gọi là Tây Dương, ứng với việc vua vì chủ hòa với Pháp mà bị hại. Hơn nữa, vua Hiệp Hòa sinh tháng 9 (tháng Tuất) năm Đinh Mùi (1847), bị ép lên ngôi vào tháng Mùi (tháng 6) năm Mùi (Qúy Mùi 1883), toàn vào “năm xung, tháng hạn”, phạm vào “tứ hành xung” (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi) và kết cục số phận cũng vào năm Mùi.

Coi tử vi tuần mới (23/2 – 2/3) cho 12 con giáp

(Kiến Thức) - Tuần này, sự nghiệp vượng nhất là tuổi Hợi, tài vận phát nhất là tuổi Thân, vận đào hoa sáng nhất là tuổi Dậu. 

Những vật phẩm khai vận bình an trong năm Ất Mùi 2015

(Kiến Thức) - Bình an, khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn. Hãy tham khảo và tìm cho mình một vật phẩm may mắn tăng vận bình an trong năm mới 2015.

Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015
Sao Thất Sát: Nếu bạn có sức khỏe sẽ tránh được mọi phiền não. Năm nay, bạn nên đeo những đồ trang sức ánh vàng hoặc những đồ đan, dệt, chúng sẽ là vật may mắn giúp bạn giữ gìn sức khỏe, ngoài ra còn là năng lượng bảo vệ sự bình an của bạn. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-2
Sao Phá Quân: Năm nay sức khỏe của bạn tốt, chỉ cần giữ tâm trạng luôn vui vẻ, có thể phòng tránh được bệnh tim và huyết quản. Bạn cũng có thể đeo vòng mã não màu đỏ hoặc đá đỏ giúp tăng cường thể chất, tinh thần phấn chấn.
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-3
Sao Liêm Trinh: Năng lượng của sức đề kháng không đủ chống được sự thâm nhập của bệnh tật. Năng lực phục nguyên tương đối yếu cho nên sẽ khiến bệnh kéo dài. Năm nay bạn nên đeo đá hổ tinh hoặc thạch anh màu nước trà để giúp tăng cường sinh mệnh sức khỏe, tăng cao khả năng phòng ngừa và năng lực phục nguyên cho cơ thể, giúp tránh bệnh tật. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-4
Sao Tham Lang: Sức khỏe năm nay của bạn tương đối tốt, chỉ là áp lực quá lớn sẽ khiến bạn gặp phải chứng hoa mắt, chóng mặt. Năm nay quan trọng nhất là bạn phải chú ý dưỡng gan phổi. Nên đeo đá thạch anh trắng hoặc ngọc thạch sẽ giúp cho bạn phục hồi tâm trạng, an thần, tăng sự bình an cho sức khỏe. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-5
Sao Tử Vi: Sức khỏe tốt, tinh lực dồi dào, cuộc sống vui vẻ nhưng bạn cần chú ý, nhất định không được để tiền tài ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, cần quan tâm nhiều đến sức khỏe. Năm nay bạn nên đeo ngọc bích hoặc những đồ trang sức được đan tết sẽ giúp tăng cường sức khỏe đem lại sự may mắn, bình an cho bạn. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-6
Sao Thiên Phủ: Bận rộn khiến bạn quên mất chính mình, vì thế trong một thời gian dài bạn bị chứng ăn uống không tiêu, cần chú ý đến sức khỏe, nhất là phần đầu, cổ và eo. Bạn nên đeo đá thạch anh màu nước trà hoặc đá lục Bảo sẽ dịu được đau đớn, thả lỏng thần kinh giúp bạn tiêu phiền. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-7
Sao Vũ Khúc: Vận bình an năm nay của bạn cũng khá tốt, nhưng bạn hơi mẫm cảm, thần khinh dễ căng thẳng. Hàng tháng nên đi spa mát xa phần đầu và gan bàn chân. Bạn có thể đeo thạch anh trắng hoặc ngọc bích sẽ có tác dụng tăng vận bình an, giúp thư giãn được toàn thân. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-8
Sao Thiên Tướng: Vận sức khỏe bình an thuận, chỉ cần khi ốm đau kịp thời thuốc thang sẽ nhanh khỏe. Năm nay bạn nên đeo chân trâu hoặc ngọc bích sẽ giúp khai vận bình an, tránh được bệnh tật.
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-9
Sao Thái Dương: Sức khỏe của bạn trong năm nay bình thường, tinh thần không được tốt lắm nên sẽ xuất hiện sự dồn ứ của hắc vân, vì thế nếu tâm trạng phấn chấn, cởi mở thì sẽ thấy ánh dương. Năm nay bạn nên đeo đá Hồng Bảo hoặc đá Khổng Tước để duy trì sự hưng phấn vui vẻ cho tâm trạng, giúp phá vỡ vận đen và khiến cho sức khỏe của bạn tốt hơn. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-10
Sao Cự Môn: Năm nay tình cảm và quan hệ xã hội của bạn sẽ bị ảnh hưởng của sao Cự Môn, bạn dễ gặp phải những bệnh thần kinh và lây nhiễm. Bạn nên đeo đá phù dung hoặc vòng mã não đỏ sẽ giúp bạn giữ được tinh thần luôn vui vẻ. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-11
Sao Thiên Cơ: Sức khỏe năm nay của bạn không phải lo lắng, chỉ cần giữ tâm trạng tốt, tinh thần lạc quan, bạn sẽ ăn ngon ngủ kĩ, công việc tốt. Năm nay nên đeo mã não đỏ hoặc đá Khổng Tước sẽ đem đến cho bạn sự vui vẻ và vận may. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-12
Sao Thái Âm: Sức khỏe của bạn không tốt, thường xuyên ốm vặt. Dễ đau đầu, mất ngủ. Sống trong môi trường mới dễ khiến bạn căng thẳng, dễ mất nước. Bạn cố gắng thả lỏng cơ thể và tăng cường nghỉ ngơi. Năm nay nên đeo những đồ trang sức tết, đan hoặc ngọc sẽ giúp bạn tăng từ trường, tăng vận bình an.
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-13
Sao Thiên Lương: Tiêu cực lắm, nhiều phiền não vì thế bạn thường xuyên đau đầu chóng mặt, tâm trạng bất an. Bạn nên đeo đá Khổng Tước hoặc Mã Não để cân bằng năng lượng, giúp duy trì sức khỏe và tâm trạng hài hòa. 
Nhũng vạt pham khai vạn bình an trong nam Át Mùi 2015-Hinh-14
Sao Thiên Đồng: Năm nay các bộ phận bụng, eo, đùi và vai sẽ tích mỡ khiến bạn phát phì, kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Bạn cần phải giảm béo, có thể đeo thạch anh trắng hoặc đá quý màu trắng để thay đổi thói quen ăn uống, dễ dàng giảm béo, cần phải tăng cường vận động khoa học
để giảm béo. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo).