Đánh giá sức mạnh vũ khí hạt nhân của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Giới chuyên gia dự báo, hiện nay kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên chỉ có chừng 20 đầu đạn, nhưng đến năm 2020 con số này sẽ tăng gấp 5 lần.

Nguyên nhân Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân
- Thứ nhất, nâng cao năng lực đối phó với Hàn Quốc và Mỹ. Hiện nay, quân số đồn trú của Mỹ tại Hàn Quốc vào khoảng 27.500 quân. Trong khi đó, mặc dù quân số đông nhưng hầu hết các loại vũ khí trang bị có trong biên chế của Triều Tiên đều đã lỗi thời, lạc hậu và kém hiệu quả.
Theo quan điểm của Triều Tiên, phát triển vũ khí hạt nhân và thử nghiệm các chương trình hạt nhân là để tự vệ trước các ý đồ xâm lược của Mỹ và đây là quyền hợp pháp của họ. Vũ khí có sức hủy diệt lớn luôn được coi là nòng cốt trong sức mạnh răn đe của Triều Tiên. Do đó, phát triển vũ khí hạt nhân là cơ sở để Triều Tiên tồn tại độc lập và ngăn chặn có hiệu quả các đòn tấn công từ phía Mỹ và Hàn Quốc nếu chiến tranh xảy ra. 
Danh gia suc manh vu khi hat nhan cua Trieu Tien
 Một cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Bbc.com
- Thứ hai, giành ưu thế trong các cuộc đàm phán. Triều Tiên đang gia tăng các hoạt động tạo sự chú ý của cộng đồng quốc tế, mong muốn các nhà ngoại giao sẽ quay trở lại Bình Nhưỡng. Triều Tiên hy vọng, nếu có được sự công nhận ngoại giao của Mỹ sẽ giúp Triều Tiên hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. Đồng thời qua đó tranh thủ sự thừa nhận của quốc tế; kêu gọi Mỹ và phương Tây từ bỏ việc áp đặt các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng và tôn trọng điều mà họ thực sự mong muốn là phát triển kinh tế, nếu muốn Triều Tiên ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
- Thứ ba, từng bước thoái ly khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Trước đây, Trung Quốc được coi là đồng minh duy nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc lại đang tăng cường quan hệ với Hàn Quốc. Bởi vậy, đẩy mạnh phát triển hạt nhân có thể là cách để Bình Nhưỡng giảm bớt sự phụ thuộc vào Bắc Kinh, cố gắng thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc. 
Tiềm lực kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
Liên quan đến số lượng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, chuyên gia hạt nhân David Albright làm việc tại Viện Nghiên cứu Khoa học và An ninh quốc tế/Mỹ nhận định, hiện tại Triều Tiên đang sở hữu từ 10 - 16 đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên tới năm 2020 Triều Tiên có thể sẽ sở hữu 100 đầu đạn hạt nhân và khả năng quốc gia này còn đang vận hành một cơ sở hạt nhân bí mật chưa từng công bố.
Trong số vũ khí hạt nhân đó, Triều Tiên đang sở hữu 9 đầu đạn sử dụng nhiên liệu Uranium làm giàu ở mức độ cao, chiếm 60% trong tổng kho hạt nhân của quốc gia này. Nếu như Bình Nhưỡng có thể mở rộng lên thành 100 đầu đạn vào năm 2020 thì 40% kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ dùng nhiên liệu Plutonium và 60% sử dụng Uranium làm giàu ở cấp độ vũ khí thay vì cấp độ cao như hiện nay. 
Danh gia suc manh vu khi hat nhan cua Trieu Tien-Hinh-2
 Triều Tiên thử nghiệm phóng tên lửa xuyên lục địa. Ảnh: AFP
Tờ Business Insider/Anh nhận định, thời gian tới năng lực hạt nhân của Triều Tiên sẽ gia tăng đáng kể. Nguyên nhân là bởi vì:
- Thứ nhất, Triều Tiên đang xây dựng thêm các lò phản ứng hạt nhân có tên gọi “lò phản ứng nước nhẹ dân sự” dùng để chế tạo Uranium làm giàu ở mức cao mà không chế tạo Plutonium (loại nguyên liệu trước đây Triều Tiên dùng để sản xuất vũ khí nguyên tử).
- Lí do thứ hai, Triều Tiên đang sử dụng Plutonium từ một “lò phản ứng nước nhẹ quân sự” và đây là biện pháp tối ưu để chế tạo vũ khí với nguyên liệu Plutonium với sức công phá mạnh hơn.
- Thứ ba, Triều Tiên đang dành toàn bộ các máy li tâm để sản xuất nguyên liệu Uranium cho vũ khí, giúp tăng cường kho vũ khí hạt nhân của nước này. 
Đối với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, Mỹ từng nhận định, Triều Tiên sở hữu hơn 1.000 quả tên lửa Nodong và Scud. Ngoài ra, Triều Tiên hiện còn có nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa chống tàu chiến mặt nước và tên lửa hành trình tầm xa.
Bình Nhưỡng được cho là sở hữu khoảng 5.400 tên lửa Hwasong-6 (tầm bắn 300 - 700km) và một số loại tên lửa tầm xa Nodong-1 (tầm bắn 1.300 - 1.600km), Nodong-2 (tầm bắn lên đến 2.000km), Taepodong-1, Taepodong-2 tầm bắn từ 4.000 - 9.000km.
Giới phân tích quân sự nhận định, Taepodong-2 có hai dạng biến thể đó là loại 2 tầng và 3 tầng. Với loại thiết kế 2 tầng, tầm bắn của Taepodong-2 đạt mức 3.750km, nhưng khi 3 tầng, tầm bắn có thể đạt tới 4.300km. Tuy nhiên, khả năng bay xa nhất của Taepodong-2 có thể lên tới 5.000km, thậm chí 7.000 - 9.000km, tùy theo khả năng phát triển công nghệ động cơ và trọng tải của nó. Nếu có tầm bắn tới 9.000km thì Taepodong-2 có thể công phá các mục tiêu không chỉ ở khu vực Thái Bình Dương mà cả các thành phố Chicago thuộc bang Illinois/Mỹ.
Giới chuyên môn nhận định, Triều Tiên nhiều khả năng có đến 100 bệ phóng di động cho tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân trở lên. Trong đó, có khoảng 27 - 40 bệ phóng di động cho tên lửa Scud có tầm bắn từ 300 - 1.000km; khoảng 40 - 50 bệ phóng cho tên lửa Rodong tầm bắn 1.300km và 14 bệ phóng cho tên lửa Musudan tầm bắn 3.000 - 4.000km.
Ngoài ra, Triều Tiên còn được cho là đang xây dựng 2 căn cứ phóng tên lửa mới tại tỉnh Yangdok, cách thủ đô Bình Nhưỡng 80km về phía Đông và tỉnh Hamgyong, tuy nhiên cả Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều không biết chính xác địa điểm cụ thể và quy mô của hai căn cứ này.

Đằng sau 10 sự kiện chấn động thế giới

(Kiến Thức) - Một số sự kiện chấn động thế giới như nhà thám hiểm Colombo tìm ra Châu Mỹ... xảy ra khá ngẫu nhiên hoặc do nhầm lẫn của con người.

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi
Năm 1492, đoàn thám hiểm do Cristophe Colombo làm trưởng đoàn đã khám phá ra Châu Mỹ khi họ đang trên cuộc hành trình đi đến Ấn Ðộ bằng đường biển. Đây là một trong số những sự kiện ngẫu nhiên chấn động thế giới

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-2
Ngày 26/4/1986, một vụ nổ mạnh tại nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa này được cho là do sai lầm trong thiết kế lò phản ứng và những người điều hành đã tắt nhiều hệ thống an toàn của lò phản ứng. 

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-3
Vụ ám sát Thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ ông, Sophie, ở Sarjevo ngày 28/6/1914 được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến  Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Thảm họa này có thể đã không xảy ra nếu người tài xế chở Thái tử không nhầm đường, khiến kẻ ám sát có cơ hội dễ dàng ra tay. 

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-4
 Vụ chìm tàu RMS Titanic xảy ra vào tháng 4/1912 sau khi con tàu đâm vào tảng băng đã khiến hơn 1.500 người thiệt mạng trong tổng số 2.224 có mặt trên tàu. Khi đó, con tàu đang trên hành trình từ Southampton tới thành phố New York (Mỹ). Được biết, nhiều người thiệt mạng chỉ vì không có đủ thuyền cứu sinh.

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-5
Ngày 18/10/1867, Nga đã bán vùng đất Alaska cho Mỹ vì nghĩ nơi này chẳng có gì đáng giá. Sau đó, vào khoảng những năm 1880 – 1890, hoạt động khai thác vàng bắt đầu diễn ra tại Alaska và tiếp diễn ngày nay. Được biết, Alaska là bang sản xuất nhiều vàng lớn thứ hai của Mỹ, sau Nevada. 

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-6
 Năm 1958, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã phát động chiến dịch diệt chim sẻ vì chúng ăn hại thóc lúa, gây thiệt hại cho nông nghiệp. Tuy nhiên, vì không còn chim sẻ, các loại côn trùng (đặc biệt là châu chấu) tràn ngập vùng miền quê, phá hoại mùa màng và kéo theo sau là một nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc. Có tin nói, từ năm 1959 đến 1961, khoảng 30 triệu người ở nước này bị chết đói.

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-7
Năm 1928, Alexander Fleming - một bác sĩ, nhà sinh học và nhà dược lý học người Scotland - đã phát hiện ra Penicillin ra một cách rất tình cờ. 

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-8
 Năm 1665, trong khi dịch hạch bùng phát ở London (Anh), người ta cho rằng mèo là con vật làm dịch bệnh lây lan nên đã giết hại loài mèo. Tuy nhiên, khi số lượng mèo giảm, dịch hạch thậm chí còn tồi tệ hơn. Bởi trên thực tế, loài chuột mới chính là thủ phạm reo rắc "Cái chết Đen". Được biết, chỉ trong 18 tháng, khoảng 100 nghìn người tử vong trong đợt dịch bệnh này.

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-9
 Sergio Martinez, một thợ săn đến từ West Covina, bang California (Mỹ) đã bị lạc trong rừng gần San Diego nên quyết định đốt pháo sáng để cầu cứu. Thật không may, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng và đây được coi là vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử California.

Dang sau 10 su kien chan dong the gioi-Hinh-10
 Năm 1964, Donald Rusk Currey, một học viên cao học, đã vô tình nhờ người chặt bỏ một cây lâu đời nhất thế giới ở vùng Lòng chảo lớn của Mỹ. Được biết, cây này gần 5.000 tuổi. (Nguồn ảnh: List25)

Máy bay tiêm kích Su-30SM tới Việt Nam làm gì?

(Kiến Thức) - Việt Nam sẽ là trạm dừng chân tiếp theo của phi đội tiêm kích Su-30SM, Không quân Nga trước khi tới Langkawi (Malaysia) dự triển lãm LIMA 2017. 

May bay tiem kich Su-30SM toi Viet Nam lam gi?
Theo hãng thông tấn Sputnik, phi đội biểu diễn danh tiếng Tráng Sĩ Nga (Russia Knight) sẽ dừng chân nghỉ ngơi ở Việt Nam (có thể là sân bay Nội Bài) trước khi tiếp tục hành trình bay tới Langkawi, Malaysia tham gia triển lãm LIMA 2017. Nguồn ảnh: Airlines.net