Đang điều tra 4 DN nghi cấu kết làm loạn giá sữa

(Kiến Thức) - Cục Quản lý cạnh tranh đang tập hợp dữ liệu thông tin cụ thể để tìm hiểu có dấu hiệu về liên kết, làm giá giữa các doanh nghiệp sữa hay không.

Liên quan đến vấn đề “nóng” về việc giá sữa lại tăng mấy ngày gần đây, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công thương, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, cơ quan này đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để tập hợp dữ liệu thông tin cụ thể. Nếu có dấu hiệu về việc các doanh nghiệp liên kết làm giá sẽ chính thức điều tra.
“Chúng tôi vẫn chưa thể kết luận là có 4 hay 3 doanh nghiệp nào đó cấu kết với nhau để tăng giá sữa. Tuy nhiên, từ thông tin của các phương tiện truyền thông đại chúng, Cục quản lý cạnh tranh sẽ tập hợp các số liệu cụ thể, từ đó cho ra các thông số. Nếu thấy có dấu hiệu về việc liên kết làm giá giữa các doanh nghiệp, chúng tôi sẽ lập tức ra quyết định điều tra sơ bộ trong thời hạn 30 ngày. Sau quá trình này, nếu phát hiện có hành vi phản cạnh tranh, chúng tôi sẽ trình chính thức Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, ra quyết định điều tra chính thức với thời hạn 180 ngày. Sau đó, tùy vụ việc, mức độ phức tạp mà có thể gia hạn thêm thời gian điều tra 2 lần, mỗi lần không quá 60 ngày”, ông Nam nói.
Tuy nhiên, theo ông Nam, mặc dù thị trường sữa luôn sôi động, cạnh tranh khốc liệt nhưng từ trước đến nay, vẫn chưa phát hiện có dấu hiệu vi phạm luật. “Thực tế, chúng tôi đã biết về khả năng tăng giá vừa qua của các doanh nghiệp sữa tại Việt Nam. Trong 2 năm qua, chúng tôi luôn theo dõi từ xa, có cả số liệu trong nước, ngoài nước về việc nhập khẩu, tiêu thụ…của các doanh nghiệp nhưng chưa phát hiện doanh nghiệp nào có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh”, ông Nam khẳng định.
Trong khi đó, ngày 3/3, khảo sát tại một số đại lý, cửa hàng bán sữa tại Hà Nội, dễ dàng nhận thấy giá sữa đồng loạt tăng khá mạnh.

Cụ thể, các sản phẩm sữa bột nhãn hiệu Nan của Công ty TNHH Nestle Việt Nam đều tăng giá khoảng 7%. Tại cửa hàng sữa được quảng cáo là bán sữa rẻ nhất Hà Nội (trên đường Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ), sữa Nan 1 Pro loại 400g - 800g có giá 235 - 416.000 đồng/hộp, sữa Nan 2 Pro loại 400g - 800g có giá 211 - 397.000 đồng/hộp, còn sữa Nan 3 Pro loại 900g có giá 419.000 đồng/hộp. Theo chủ cửa hàng, các loại sữa trên đều tăng từ 10 - 35.000 đồng/hộp so với thời điểm trước Tết Nguyên Đán 2014.
Giá sữa tăng khiến người tiêu dùng phải cân nhắc khi lựa chọn. Ảnh: Hải Sơn.
 Giá sữa tăng khiến người tiêu dùng phải cân nhắc khi lựa chọn. Ảnh: Hải Sơn.
Một số dòng sản phẩm Friso và Dutch Lady (Cô gái Hà Lan) của Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam cũng được điều chỉnh tăng khoảng 10%. Theo đó, Friso 1 Gold, 2 Gold, 3 Gold loại 400g có giá lần lượt là: 230 - 222 - 203.000 đồng/hộp và 900g có giá lần lượt là 469 - 462 - 418.000 đồng/hộp. Trong khi đó, Friso dành cho bà bầu loại 400 - 900g có giá rẻ hơn một chút ở mức 180 - 365.000 đồng/hộp. Các mức giá này được chủ cửa hàng sữa rẻ trên đường Hoàng Hoa Thám cho là đã tăng 20 - 45.000 đồng/hộp so với trước Tết.
Dòng sữa Anfa của Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam) cũng được cho là tăng giá khoảng 5% so với trước đó. Trong đó, Anfa Mama A+ loại 650g có giá 281.000 đồng/hộp, Anfa Grow A+3 loại 650g có giá 295.000 đồng/hộp còn Anfa Grow 4 loại 650g có giá 251.000 đồng/hộp.
"Đại gia" sữa là Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng tăng giá bán khoảng 6 - 11%. Cụ thể, sữa Dialac Pedia 3+ giá 175.000 đồng/hộp loại 400g, Dialac Anpha 123 là 208.000 đồng/hộp 900g, còn Dialac Optimum loại 900g 375.000 đồng/hộp.
Như vậy, từ đầu năm 2014, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ tăng giá sữa, bất chấp văn bản trước đó của Bộ Tài chính gửi Cục Quản lý thị trường và Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý giá sữa của các doanh nghiệp.
Trong văn bản này, Bộ Tài chính đề nghị Cục Quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá, kê khai giá, điều chỉnh giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của 4 doanh nghiệp là Mead Johnson Nutrition (Việt Nam), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty TNHH Nestle Việt Nam và Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam.
Theo đó, Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam kê khai từ ngày 1/1/2014 điều chỉnh tăng giá đối với 16/28 dòng sản phẩm. Công ty Vinamilk kê khai từ 10/2/2014 quyết định tăng toàn bộ 22/22 dòng sản phẩm. Từ 31/1/2014, Công ty TNHH Nestle Việt Nam tăng giá đối với 11/28 dòng sản phẩm sữa. Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam kê khai tăng muộn hơn vào ngày 25/2/2014 cho 16/42 dòng sản phẩm.
Trong những thông báo đưa ra, các doanh nghiệp sữa đều lấy lý do tăng giá sữa là do nguyên liệu sữa bột tăng. Riêng Vinamilk khẳng định việc tăng giá các sản phẩm sữa để bù đắp chi phí.
Trên thực tế, ngoài đợt tăng giá sau Tết Nguyên Đán 2014, theo nhiều chủ cửa hàng sữa trên địa bàn Hà Nội, sữa lại có đợt tăng giá mới từ ngày 1/3. Điều này càng khiến các bà mẹ nuôi con nhỏ đau đầu mỗi khi có nhu cầu mua sữa thời điểm này.

Tiết lộ sốc về biệt thự Tổng thống Ukraine

(Kiến Thức) - Biệt thự mà ông Victor Yanukovych - Tổng thống bị lật đổ của Ukraine sống một tuần trước đây bị cho rằng chỉ là ngôi nhà rẻ tiền đang được sửa chữa?

Dinh thự Tổng thống được làm tỉ mỉ gồm cả những nhà vệ sinh dát vàng, các đèn chùm pha lê treo khắp nơi trên mảnh đất 17 mẫu khiến mọi người không khỏi hoài nghi. Đặc biệt, nhiều tin đồn cho rằng, biệt thự này có nguồn kinh phí từ ngân khố quốc gia.

Tuy nhiên, ngay sau đó, trong cuộc họp báo mới nhất, ông Yanukovych khẳng định, đây là tin đồn không đúng về dinh thự của mình. Ông tiết lộ, nó chỉ có giá bèo bọt 3.200 USD.

Ngắm tòa nhà nghìn tỷ sang, "chảnh" tại Hà Nội

(Kiến Thức) - Những tòa nhà cao chót vót, nằm ở những vị trí đắc địa, với vốn đầu tư trăm, nghìn tỷ đồng đang làm đẹp bộ mặt của Thủ đô Hà Nội.

Lotte Center Hanoi là dự án trung tâm thương mại cao cấp có độ cao thứ nhì Hà Nội sau Keangnam Ha Noi Landmark Tower, tọa lạc tại mặt tiền của hai trục đường Liễu Giai và Đào Tấn. Tòa tháp cao 65 tầng, 5 tầng hầm với tổng diện tích 14.094 m2, tổng vốn đầu tư lên tới 400 triệu USD.
Lotte Center Hanoi là dự án trung tâm thương mại cao cấp có độ cao thứ nhì Hà Nội sau Keangnam Ha Noi Landmark Tower, tọa lạc tại mặt tiền của hai trục đường Liễu Giai và Đào Tấn. Tòa tháp cao 65 tầng, 5 tầng hầm với tổng diện tích 14.094 m2, tổng vốn đầu tư lên tới 400 triệu USD.  
Charmvit Grand Plaza (số 117, Trần Duy Hưng, gần siêu thị Big C Thăng Long) là tổ hợp hạng A bao gồm: khu văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế. Tòa nhà bao gồm 27 tầng nổi và 2 tầng hầm với tổng diện tích 45.000 m2, trong đó có 15.000 m2 tầng hầm được dùng cho việc đỗ xe. Công trình có vốn đầu tư 120 triệu USD, 100% vốn của tập đoàn Charmvit Hàn Quốc.
  Charmvit Grand Plaza (số 117, Trần Duy Hưng, gần siêu thị Big C Thăng Long) là tổ hợp hạng A bao gồm: khu văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế. Tòa nhà bao gồm 27 tầng nổi và 2 tầng hầm với tổng diện tích 45.000 m2, trong đó có 15.000 m2 tầng hầm được dùng cho việc đỗ xe. Công trình có vốn đầu tư 120 triệu USD, 100% vốn của tập đoàn Charmvit Hàn Quốc. 
Dolphin Plaza là tổ hợp căn hộ cao cấp tọa lạc tại số 28 Trần Bình, Mỹ Đình (ngay cạnh bến xe Mỹ Đình) với 4 tòa tháp cao 28 tầng, vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Công trình được khởi công từ năm 2008, khánh thành vào tháng 11/2012 với điểm nhấn độc đáo là khu vườn treo - Sky Garden gần 6.000 m2 không gian xanh dành cho các hoạt động sinh hoạt chung.
 Dolphin Plaza là tổ hợp căn hộ cao cấp tọa lạc tại số 28 Trần Bình, Mỹ Đình (ngay cạnh bến xe Mỹ Đình) với 4 tòa tháp cao 28 tầng, vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Công trình được khởi công từ năm 2008, khánh thành vào tháng 11/2012 với điểm nhấn độc đáo là khu vườn treo - Sky Garden gần 6.000 m2 không gian xanh dành cho các hoạt động sinh hoạt chung.
Eurowindow Multi Complex (số 22 Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, Cầu Giấy) cao 25 tầng và 3 tầng hầm, với tổng mức đầu tư 51,3 triệu USD. Công trình gồm một hợp khối tiêu chuẩn hạng A: một phía là chung cư, một phía là văn phòng cho thuê, phần đế chung (cao 5 tầng) được sử dụng làm trung tâm thương mại.
Eurowindow Multi Complex (số 22 Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, Cầu Giấy) cao 25 tầng và 3 tầng hầm, với tổng mức đầu tư 51,3 triệu USD. Công trình gồm một hợp khối tiêu chuẩn hạng A: một phía là chung cư, một phía là văn phòng cho thuê, phần đế chung (cao 5 tầng) được sử dụng làm trung tâm thương mại. 
PVI Tower (số 168 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy) là tòa nhà văn phòng hạng A với quy mô 25 tầng nổi, 2 tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật. Tòa nhà là trụ sở chính của PVI holdings và các đơn vị thành viên với khu văn phòng, phòng họp đa năng, nhà hàng, khu giải trí. Tòa tháp khởi công từ năm 2010, tổng số vốn 50 triệu USD và mới đưa vào sử dụng từ ngày 10/1/2014.
PVI Tower (số 168 Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy) là tòa nhà văn phòng hạng A với quy mô 25 tầng nổi, 2 tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật. Tòa nhà là trụ sở chính của PVI holdings và các đơn vị thành viên với khu văn phòng, phòng họp đa năng, nhà hàng, khu giải trí. Tòa tháp khởi công từ năm 2010, tổng số vốn 50 triệu USD và mới đưa vào sử dụng từ ngày 10/1/2014.