Đàm phán Brexit bế tắc, Thủ tướng May lộ rõ điểm yếu

Cuộc điện thoại Thủ tướng Anh nhận được từ lãnh đạo đảng Hợp nhất Dân chủ khiến thỏa thuận tưởng chừng đã đạt được giữa Anh và EU lâm vào bế tắc.

Điểm yếu của Thủ tướng Anh Theresa May đã bị phơi bày ngay giữa bữa ăn trưa bàn công việc với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean Claude Juncker hôm 4/12. Bà May buộc phải tạm dừng bữa trưa để nhận cuộc gọi từ lãnh đạo đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP), đảng đang hỗ trợ đảng Bảo thủ của bà May có được thế đa số trong Hạ viện.
Lãnh đạo DUP, bà Arlene Foster, tuyên bố với May rằng bà không thể ủng hộ kế hoạch của chính phủ về việc để vùng Bắc Ireland tiếp tục theo các luật của EU.
Thủ tướng May đã đến Brussels để gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Juncker và hy vọng thống nhất được thỏa thuận quyết định cho Brexit nhưng cuối cùng phải ra về tay trắng.
 Thủ tướng May đã đến Brussels để gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Juncker và hy vọng thống nhất được thỏa thuận quyết định cho Brexit nhưng cuối cùng phải ra về tay trắng. 
Tại London, nhiều đảng viên Bảo thủ ủng hộ Brexit cũng đứng về phía DUP. Lord Trimble, cựu bộ trưởng thứ nhất của Bắc Ireland, nói với Guardian rằng các nghị sĩ Bảo thủ trong cuộc họp đảng Hợp nhất Dân chủ đã "đồng lòng phản đối" dự thảo mà ông cho rằng "được tạo ra tại Dublin (thủ đô của Cộng hòa Ireland)".
DUP và các nghị sĩ chống đối thỏa thuận này cáo buộc Cộng hòa Ireland đã can thiệp vào chính trị nội bộ của vùng Bắc Ireland. Trong nhiều tuần thương thảo qua lại với bà May và ông Juncker, Dublin muốn thuyết phục để Anh không xây dựng một đường biên giới ngăn cách Cộng hòa Ireland với Bắc Ireland.
Trong khi đó, những người phản đối thỏa thuận này muốn rằng Bắc Ireland phải rời EU theo cùng điều khoản với những phần khác của nước Anh.
Phát biểu tại Nghị viện Bắc Ireland, bà Foster tuyên bố rằng đảng của bà "hết sức rõ ràng" trong vấn đề Bắc Ireland.
"Bắc Ireland phải rời khỏi EU với cùng điều khoản như phần còn lại của nước Anh. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ sự ngoại lệ nào chia cắt Bắc Ireland với phần còn lại của nước Anh, cả về kinh tế lẫn chính trị. Sự toàn vẹn về kinh tế và hiến pháp của Anh không thể bị thỏa hiệp theo bất cứ cách nào", Guardian dẫn lời lãnh đạo đảng DUP, đảng hoạt động tại chính Bắc Ireland.
Với vị trí đặc biệt của Bắc Ireland, chính phủ Cộng hòa Ireland muốn giữ sự hội nhập của khu vực này với thị trường chung EU ngay cả sau Brexit. Bà May về cơ bản đã đồng ý với đề xuất này nhưng vấp phải sự phản đối trong liên minh cầm quyền. Bản đồ: Google Maps.
Với vị trí đặc biệt của Bắc Ireland, chính phủ Cộng hòa Ireland muốn giữ sự hội nhập của khu vực này với thị trường chung EU ngay cả sau Brexit. Bà May về cơ bản đã đồng ý với đề xuất này nhưng vấp phải sự phản đối trong liên minh cầm quyền. Bản đồ: Google Maps. 
Sau 20 phút nói chuyện với bà Foster, Thủ tướng May quay trở lại bàn ăn trưa với ông Juncker và các thỏa thuận dự kiến đạt được trước đó bị đổ vỡ. Các nhà ngoại giao đã đợi 2 giờ đồng hồ để tham dự cuộc họp dự kiến bắt đầu sau khi bữa trưa của bà May và ông Juncker kết thúc. Vì bữa ăn không mang lại kết quả gì, các quan chức đành ra về tay trắng.
Thủ tướng Ireland Leo Varadkar nói rằng ông "bất ngờ và thất vọng" trước việc bà May đã đồng ý với EU một thỏa thuận mà bà không thể thúc đẩy trong nước.
Chủ tịch Hội đồng EU Donald Tusk thừa nhận rằng thất bại này khiến cho việc đạt được một thỏa thuận trong tháng 12 này là "gay go" nhưng vẫn không phải bất khả thi.
Buổi làm việc trưa 4/12 tại Brussels vốn được xem là "hạn chót" cho tiến trình giải quyết các vấn đề Anh tách khỏi EU. Nếu không đạt được thỏa thuận thì các bên sẽ không thể chấp thuận mở các cuộc đàm phán tương lai về quan hệ thương mại tại hội nghị thượng đỉnh ngày 15/12.
Trong khi đó, một thỏa thuận với EU về việc cho phép Bắc Ireland tiếp tục ở lại thị trường chung EU có thể sẽ kích thích những yêu cầu tương tự từ Scotland và London.

Lộ diện top 10 ứng viên cho “Nhân vật của năm” 2017

(Kiến Thức) - Danh sách đề cử “Nhân vật của năm” năm nay có nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,...

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nằm trong danh sách đề cử Nhân vật của năm 2017 do Tạp chí Time bình chọn. Được biết, ông Tập Cận Bình được giới chuyên gia đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo nổi bật nhất thế giới trong những năm gần đây. Ảnh: Getty Images.
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nằm trong danh sách đề cử Nhân vật của năm 2017 do Tạp chí Time bình chọn. Được biết, ông Tập Cận Bình được giới chuyên gia đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo nổi bật nhất thế giới trong những năm gần đây. Ảnh: Getty Images.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là một trong những ứng viên cho danh hiệu “Nhân vật của năm” 2017. Năm 2016, Tổng thống Donald Trump đã được vinh danh là "Nhân vật của năm". Ảnh: AP.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là một trong những ứng viên cho danh hiệu “Nhân vật của năm” 2017. Năm 2016, Tổng thống Donald Trump đã được vinh danh là "Nhân vật của năm". Ảnh: AP.

Danh sách đề cử năm nay còn có Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman. Hồi đầu tháng 11/2017, Thái tử Mohammed bin Salman đã ra lệnh bắt giữ hàng chục hoàng tử, quan chức, doanh nhân trong chiến dịch chống tham nhũng của nước này. Ảnh: Independent.
Danh sách đề cử năm nay còn có Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman. Hồi đầu tháng 11/2017, Thái tử Mohammed bin Salman đã ra lệnh bắt giữ hàng chục hoàng tử, quan chức, doanh nhân trong chiến dịch chống tham nhũng của nước này. Ảnh: Independent.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller người đã đưa ra cáo buộc đối với 4 quan chức Mỹ khi ông đang điều tra về nghi án Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016. Ảnh: Getty Images.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller người đã đưa ra cáo buộc đối với 4 quan chức Mỹ khi ông đang điều tra về nghi án Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016. Ảnh: Getty Images. 

Cầu thủ bóng bầu dục Mỹ Colin Kaepernick từng quỳ gối khi hát quốc ca nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và việc cảnh sát sử dụng bạo lực. Ảnh: Getty Images.
Cầu thủ bóng bầu dục Mỹ Colin Kaepernick từng quỳ gối khi hát quốc ca nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và việc cảnh sát sử dụng bạo lực. Ảnh: Getty Images. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng nằm trong danh sách đề cử “Nhân vật của năm” 2017. Có thể thấy, trong năm 2017, Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân, gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế. Ảnh: Getty Images.
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng nằm trong danh sách đề cử “Nhân vật của năm” 2017. Có thể thấy, trong năm 2017, Triều Tiên liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân, gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế. Ảnh: Getty Images.

Patty Jenkins là người phụ nữ duy nhất có tên trong danh sách đề cử năm nay của Time. Cô là đạo diễn của bộ phim bom tấn "Wonder Woman". Ảnh: Getty Images.
Patty Jenkins là người phụ nữ duy nhất có tên trong danh sách đề cử năm nay của Time. Cô là đạo diễn của bộ phim bom tấn "Wonder Woman". Ảnh: Getty Images. 

Giám đốc điều hành công ty Amazon Jeff Bezos được TIME đề cử danh hiệu Nhân vật của năm 2017. Ông là người giàu nhất thế giới trong năm 2017, với khối tài sản ước tính lên tới 100,2 tỷ USD. Ảnh: Getty Images.
 Giám đốc điều hành công ty Amazon Jeff Bezos được TIME đề cử danh hiệu Nhân vật của năm 2017. Ông là người giàu nhất thế giới trong năm 2017, với khối tài sản ước tính lên tới 100,2 tỷ USD. Ảnh: Getty Images.
Hai trong 10 đề cử "Nhân vật của năm" năm nay không phải là cá nhân mà là tổ chức, trong đó có Phong trào Mee too (Tôi cũng vậy). Nhằm giúp những nạn nhân bị lạm dụng tình dục vượt qua nỗi sợ hãi để tố cáo kẻ đã xâm hại mình. Ảnh: Getty Images.
Hai trong 10 đề cử "Nhân vật của năm" năm nay không phải là cá nhân mà là tổ chức, trong đó có Phong trào Mee too (Tôi cũng vậy). Nhằm giúp những nạn nhân bị lạm dụng tình dục vượt qua nỗi sợ hãi để tố cáo kẻ đã xâm hại mình. Ảnh: Getty Images. 

Tổ chức thứ 2 có tên trong danh sách này là Dreamers. Họ là những người sống không có giấy tờ cư trú hợp pháp vốn được cha mẹ đưa vào Mỹ từ nhỏ. Ảnh: Getty Images.
Tổ chức thứ 2 có tên trong danh sách này là Dreamers. Họ là những người sống không có giấy tờ cư trú hợp pháp vốn được cha mẹ đưa vào Mỹ từ nhỏ. Ảnh: Getty Images.

Liên hiệp Anh vẫn chao đảo sau cú sốc Brexit

(Kiến Thức) - Nhật báo Le Monde đăng bài xã luận đề cập đến tình trạng Liên hiệp Anh chao đảo sau khi cú sốc Brexit trở thành hiện thực.

Bài xã luận của Le Monde nhắc lại việc nước Anh muốn thoát khỏi chiếc vỏ rỗng mang tên Châu Âu để … chẳng đi về đâu cả. Tác giả bài viết nhận định rằng trước đây mang tiếng là thành viên của Liên minh Châu Âu nhưng điều này cũng chỉ là nửa vời đối với nước Anh, bởi ngoài việc là thành viên của khu vực rộng lớn trao đổi tự do mậu dịch của Liên minh Châu Âu thì Liên hiệp Anh không hề góp mặt trong số các nước có sử dụng đồng tiền chung Châu Âu, không kí kết Hiệp định Schengen cho phép đi lại tự do giữa một số nước trong Châu Âu, không tham gia vào cơ quan tư pháp của Châu Âu, vắng bóng trong các chính sách công của Liên minh Châu Âu (liên quan đến các vấn đề xã hội như việc làm, thất nghiệp, bình đẳng giới...). Thậm chí, London còn phản đối chính sách an ninh chung của khối này.
Lien hiep Anh chao dao sau cu soc Brexit
Thủ tướng Đức Angela Merkel chào từ biệt Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh en.dailypakistan.com.pk