Đám cưới Hoàng tử Harry: Kinh tế Anh thiệt hại ít nhất 3 tỷ USD

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, đám cưới của Hoàng tử Harry sẽ tạo cú hích cho ngành du lịch nhưng đồng thời sẽ khiến kinh tế Anh thiệt hại ít nhất 3 tỷ USD.

Vào cuối tuần trước, Hoàng tử Harry (33 tuổi) và hôn thê Meghan Markle, 36 tuổi, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ sau công bố về lễ đính hôn.
Theo thông báo của Hoàng gia Anh, đám cưới Hoàng tử Harry và nữ diễn viên Mỹ Meghan Markle sẽ diễn ra tại Nhà nguyện St.George ở Lâu đài Windsor vào tháng 5/2018.
Công ty tư vấn tài chính Brand Finance cho hay, đám cưới của Hoàng tử Harry thu hút sự chú ý của công chúng khắp thế giới sẽ giúp thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch Anh và tăng doanh thu của nhiều loại hàng hóa ăn theo khác ở xứ sở sương mù.
Các chuyên gia dự đoán đám cưới hoàng gia của Hoàng tử Harry sẽ khá tốn kém. Ảnh: Reuters.
 Các chuyên gia dự đoán đám cưới hoàng gia của Hoàng tử Harry sẽ khá tốn kém. Ảnh: Reuters.
Dựa trên số liệu thống kê về đám cưới thế kỷ của Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton năm 2012, Công ty tư vấn tài chính Brand Finance dự đoán, kinh tế Anh thu hơn 500 triệu USD nhờ những món hàng hóa mang đậm dấu ấn của cặp đôi này như quần áo, túi xách hay đồ trang sức... Những mặt hàng này thường bán rất chạy, thậm chí "cháy hàng".
Thêm nữa, hiệu ứng sau đám cưới tiếp tục mang về gần 300 triệu USD nữa cho Vương quốc Anh trong vòng 1 năm.
Do vậy Công ty tư vấn tài chính Brand Finance tin rằng, đám cưới của Hoàng tử Harry sẽ tạo cú hích cho ngành du lịch và tăng doanh thu nhiều loại hàng hóa ở Anh. Theo ước tính, hôn lễ của Hoàng tử Harry có thể đem về 650 triệu USD từ hoạt động du lịch và doanh thu các loại hàng hóa.
Mời quý độc giả xem video Nữ hoàng Anh: "Hoàng tử bé đem lại hy vọng mới" (nguồn: VTC14):
Bên cạnh mặt tích cực mà hôn lễ hoàng gia mang lại, sự kiện này có thể sẽ khiến nền kinh tế Anh thiệt hại ít nhất 3 tỷ USD. Nguyên do là theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh Anh, đám cưới của Hoàng tử Harry có thể sẽ được chính phủ Anh quy định là ngày nghỉ lễ bổ sung. Theo ước tính, mỗi ngày nghỉ như vậy sẽ khiến nền kinh tế Anh mất khoảng 3 tỷ USD.
Không chỉ thiệt hại xuất phát từ ngày nghỉ lễ bổ sung trên, chính phủ Anh cũng phải chi khoản tiền không nhỏ phục vụ cho công tác an ninh.  Trước đó, trong đám cưới thế kỷ của Hoàng tử William, 5.000 cảnh sát được huy động để đảm bảo trật tự. Theo CBS News, chi phí tổ chức đám cưới khoảng 34 triệu USD, trong đó có 32 triệu USD dành cho an ninh.
Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia tổ chức các đám cưới sang trọng tại London, bà Aimee Dunne ước tính: Cho dù được tổ chức tiết kiệm nhất thì chi phí cho một đám cưới hoàng gia hiện đại cũng sẽ ở mức 6 con số.
“Tôi không thể tưởng tượng được Harry và Meghan sẽ tổ chức đám cưới ra sao với số tiền ít hơn 500.000 bảng (khoảng 670.000 USD)”, bà Dunne nói.
Theo bà Dunne, với danh sách khách mời khoảng 500 người tham dự đám cưới của Hoàng tử Harry, có thể nói rằng ngân sách tối thiểu cho sự kiện này sẽ vào khoảng 150.000 bảng (khoảng 200.000 USD) trở lên cho việc tiếp đón khách. Với những số liệu này, mọi người có thể thấy, hôn lễ của Hoàng tử Harry và nữ diễn viên Meghan Markle sẽ vô cùng tốn kém.

Trải nghiệm 18 tầng địa ngục ở chùa Linh Phước, Đà Lạt

18 tầng địa ngục ở chùa Linh Phước là công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên đi tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Chùa Linh Phước là ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh đẹp, chùa còn có rất nhiều kỷ lục độc đáo đã được xác nhận. Trong đó có kỷ lục được xác nhận là công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục này.

Chùa Linh Phước là ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Lạt. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh đẹp, chùa còn có rất nhiều kỷ lục độc đáo đã được xác nhận. Trong đó có kỷ lục được xác nhận là công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục này. 


Nằm dưới tầng hầm với chiều dài 300m, 18 tầng địa ngục như bức tranh sống động về nhân quả nghiệp báo và lòng hiếu thảo. Xuyên suốt công trình thể hiện nội dung về sự đau khổ cùng cực vây lấy tội nhân dưới địa ngục.

Nằm dưới tầng hầm với chiều dài 300m, 18 tầng địa ngục như bức tranh sống động về nhân quả nghiệp báo và lòng hiếu thảo. Xuyên suốt công trình thể hiện nội dung về sự đau khổ cùng cực vây lấy tội nhân dưới địa ngục. 


Nội dung chính xoay quanh nhân vật Mục Liên, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp đọa đầy, đau khổ. Cảnh địa ngục này cũng là thông điệp gửi gắm đến người đời phải tu tập hướng thiện để cứu mình và báo hiếu đấng sinh thành.

Nội dung chính xoay quanh nhân vật Mục Liên, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp đọa đầy, đau khổ. Cảnh địa ngục này cũng là thông điệp gửi gắm đến người đời phải tu tập hướng thiện để cứu mình và báo hiếu đấng sinh thành. 


Toàn cảnh tái hiện sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp đọa đầy, đau khổ
 Toàn cảnh tái hiện sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp đọa đầy, đau khổ

Đường hầm tối tăm dẫn qua các cửa địa ngục với những cực hình dành cho tội đồ.

Đường hầm tối tăm dẫn qua các cửa địa ngục với những cực hình dành cho tội đồ. 


Đường hầm với trần và tường được đắp, vẽ và có nội dung về sự tích.
 Đường hầm với trần và tường được đắp, vẽ và có nội dung về sự tích.

Các tội nhân khi xuống địa ngục phải chịu hình phạt ứng với tội lỗi trên trần gian gây ra.
 Các tội nhân khi xuống địa ngục phải chịu hình phạt ứng với tội lỗi trên trần gian gây ra.

Đường hầm tối với ánh sáng le lói cùng âm thanh thuyết minh, những lời kinh khiến không gian trở nên u ám, hoang hoải người xem phải rùng mình sợ hãi. Ảnh: Tội nhân quỳ lạy dưới bàn xử án
 Đường hầm tối với ánh sáng le lói cùng âm thanh thuyết minh, những lời kinh khiến không gian trở nên u ám, hoang hoải người xem phải rùng mình sợ hãi.  Ảnh: Tội nhân quỳ lạy dưới bàn xử án

Những khu nhốt tội nhân.

Những khu nhốt tội nhân. 


Đây là một công trình quy mô được khánh thành vào năm 2013. Công trình mang tính giáo dục cao, giúp người xem hiểu được rõ hơn về tịnh hóa nhân tâm, hành 10 thiện nghiệp, dứt tuyệt 10 ác nghiệp, tin sâu nhân quả tội phước, tích lũy công đức.
 Đây là một công trình quy mô được khánh thành vào năm 2013. Công trình mang tính giáo dục cao, giúp người xem hiểu được rõ hơn về tịnh hóa nhân tâm, hành 10 thiện nghiệp, dứt tuyệt 10 ác nghiệp, tin sâu nhân quả tội phước, tích lũy công đức.

 

 

 

 

Những truyền thống kỳ lạ của đám cưới Hoàng gia Anh

Hoàng tử William, Hoàng tử Charles và Hoàng tử Phillip đều đã tuân theo những truyền thống kỳ lạ của Hoàng gia Anh trong đám cưới của mình.

Nhung truyen thong ky la cua dam cuoi Hoang gia Anh
1. Trang phục của chú rể
Trong đám cưới hoàng gia Anh, chú rể phải mặc quân trang trong ngày trọng đại của mình, bắt đầu từ thời của Hoàng tử Albert (những năm 1890). Hoàng tử William đã chọn cho mình bộ quân trang màu đỏ bắt mắt của đội vệ binh Ai-len. Trước đó vào năm 1981, Hoàng tử Charles cũng đã mặc bộ đồng phục sĩ quan hải quân trong đám cưới với Công nương Diana.