Đài Loan muốn mua 200 xe tăng M1A2 Abrams

(Kiến Thức) - Theo thông báo không chính thức của cơ quan hợp tác an ninh toàn cầu Mỹ (DSCA) thì Đài Loan đang muốn mua 200 chiếc xe tăng M1A2 Abrams.

Tạp chí Army Recognition cho biết, sau khi rút quân đội khỏi Iraq và Afghanistan, Lầu Năm Góc được cho là đang tìm cách bán một số vũ khí đã qua sử dụng tại 2 chiến trường này cho các đồng minh của mình và Đài Loan đang nghiên cứu khả năng mua khoảng 200 chiếc xe tăng M1A2 Abrams.
Xe tăng M1 Abrams tại chiến trường Iraq.
Xe tăng M1 Abrams tại chiến trường Iraq.
Ý tưởng sở hữu cỗ máy chiến tranh này đã được Đài Loan đưa vào danh sách mua sắm cho quốc phòng đầu năm 2000 nhưng thất bại. Theo giới chuyên gia vào thời điểm đó thì địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi của Đài Loan không phù hợp với những chiếc tăng hạng nặng như M1A2 mà nên chọn những thiết giáp hạng trung - hạng nhẹ dễ dàng cơ động, linh hoạt trong việc triển khai chiến thuật. 
Đài Loan đang sở hữu khoảng 480 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M60A3 từ những năm 1990, hơn 450 chiếc CM-11 (phiên bản xe tăng M48H nâng cấp với tháp pháo 105 mm và giáp phòng vệ của M60), 300 chiếc thuộc phiên bản nâng cấp của M-48 gồm M48A3 và CM12 (kết hợp giữa tháp pháo CM11 và khung thân cơ sở M48A3).
Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết nước này dự kiến sẽ tăng cường thêm 200 chiếc xe tăng bổ sung vào biên chế Sư đoàn thiết giáp 584 đóng tại 2 tỉnh Hukou và Hsinchu. Đây không phải lần đầu tiên quốc đảo này hiện đại hóa quốc phòng của mình, Đài Loan thường xuyên mua lại các dòng vũ khí cũ của Mỹ, mới đây là dự án 1,9 tỷ USD mua lại 12 chiếc máy bay tuần tra P-3C Orion và thay thế hệ thống ngắm bắn, hệ thống điện tử và phát triển phần mềm giám sát.

M1 Abrams: “cỗ máy diệt tăng” đáng sợ của Mỹ

Giữa những năm 1970, Mỹ bắt đầu triển khai chương trình phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới nhằm thay thế dòng xe tăng M48, M60 thế hệ cũ. Năm 1980, Quân đội Mỹ chính thức đưa vào trang bị xe tăng M1 Abrams hiện đại do hãng General Dynamics sản xuất theo thiết kế của Chrysler Defence. Kể từ khi bắt đầu sản xuất từ 1980 tới nay đã có 9.000 chiếc ra đời và trang bị chủ yếu trong Quân đội Mỹ.

Ảnh QS ấn tượng tuần: Hà Nội trên vịnh Cam Ranh

(Kiến Thức) - Tàu ngầm Hà Nội ở căn cứ Cam Ranh, “voi sắt” chủ lực Quân đội Lào, đón năm mới trên boong tàu sân bay là các hình ảnh ấn tượng tuần qua.

Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội trên mặt nước êm đềm vịnh Cam Ranh sau khi được lai dắt thành công từ tàu vận tải Rolldock Sea vào ngày 3/1.
  Tàu ngầm HQ-182 Hà Nội trên mặt nước êm đềm vịnh Cam Ranh sau khi được lai dắt thành công từ tàu vận tải Rolldock Sea vào ngày 3/1.
Cầu cảng và ụ nổi tại căn cứ tàu ngầm Lữ đoàn 189, Hải quân Nhân dân Việt Nam trên vịnh Cam Ranh.
 Cầu cảng và ụ nổi tại căn cứ tàu ngầm Lữ đoàn 189, Hải quân Nhân dân Việt Nam trên vịnh Cam Ranh.