Đại gia Inox và khối đồ cổ khủng 7000 món tiền tỷ

Điều hành cùng lúc nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực, nhưng ông Đỗ Hùng, Chủ tịch HĐQT Kim Group lại có niềm đam mê đặc biệt với cổ vật...

Công ty CP Thương mại Kim Cổ ra đời phần nào thỏa mãn mong muốn tìm lại những giá trị lịch sử - văn hóa tưởng chừng bị lãng quên của vị doanh nhân này.
Trên thị trường chứng khoán, cái tên Đỗ Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ (mã chứng khoán: KVC-HNX) dường như đã không còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư. Bởi từ lúc doanh nghiệp niêm yết (năm 2014), KVC đã tốn không ít giấy mực của báo giới khi phân tích về những thăng trầm cũng như những bước đột phá của Kim Vĩ, một doanh nghiệp sở hữu hơn 500 nhân công và đang là đơn vị đầu ngành sản xuất, xuất nhập khẩu thanh kim loại Inox tại Việt Nam.
Tuy nhiên, KVC chỉ là thành viên và đại diện cho một trong số nhiều lĩnh vực mà Kim Group đang tham gia đầu tư như công nghiệp nặng, bất động sản, dịch vụ lưu trú, xuất nhập khẩu. Vì theo ông Hùng, việc sưu tầm, đấu giá và kinh doanh cổ vật cũng không kém phần kịch tính như kinh doanh những ngành khác.
Hơn 22 năm đam mê sưu tầm cổ vật, đến nay, bộ sưu tập mà ông đang sở hữu lớn như thế nào?
- Tôi không thể nhớ được con số chính xác, vì hàng hóa vào ra liên tục. Ước lượng Kim Cổ đang sở hữu khoảng từ 6.000 - 7.000 cổ vật. Lâu nay, có người cho rằng một món cổ vật có giá trị đến mấy tỷ đồng là ảo, nhưng trong quá trình kinh doanh, việc bán một món cổ vật mấy tỷ đồng là chuyện bình thường.
Ví dụ, khi nói về vật dụng hoàng cung, một cái đĩa Khánh Xuân thị tả (đồ sứ ký kiểu thời Lê Trịnh, cuối thế kỷ XVIII), với một centimet (tính theo đường kính) có giá thị trường hiện nay khoảng 3.000 - 3.5000 USD. Nên một cái đĩa khoảng 16cm sẽ có giá 48.000 - 56.000 USD (khoảng hơn một tỷ đồng).
Dai gia Inox va khoi do co khung 7000 mon tien ty
Ông Đỗ Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ. 
Sở dĩ thời Lê Trịnh, vật dụng hoàng cung có mức giá cao vì đây là giai đoạn văn hóa, nghệ thuật, kinh tế phồn thịnh nhất, nên các vật dụng hoàng cung rất xa xỉ, chất liệu, tính nghệ thuật đều đạt đỉnh cao. Hiện nay, cũng có những dòng cổ vật thời vua chúa Trung Quốc giá lên đến vài trăm nghìn USD, thậm chí còn có mức giá một triệu đến vài chục triệu USD. Tất cả những món cổ vật quý nhất trên đời không có gì là vô giá và đều được định giá rõ ràng.
Vậy, các buổi đấu giá chắc chắn sẽ không kém phần gay cấn?
- Việc đấu giá các món đồ quý ở nước nào cũng có những yêu cầu rất khắt khe, không có chuyện kêu giá cho oách rồi để đó. Trước khi tham gia đấu giá, người mua phải đặt cọc theo một tỷ lệ nhất định, tùy theo giá trị, tính thanh khoản của cổ vật. Nếu trúng đấu giá mà không lấy thì sẽ mất tiền cọc.
Trong trường đấu giá cổ vật ở luôn có nhà kinh doanh, nhà sưu tầm trong và ngoài nước nên mức độ gay cấn đến đâu còn tuỳ vào món đồ. Chẳng hạn, với người này có sở trường về dòng cổ vật này nhưng lại không có sở trường về dòng khác, rồi sở thích nữa. Dĩ nhiên không loại trừ có người trúng đấu giá nhưng lại cảm thấy ân hận vì giá bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực.
Nguồn cổ vật đang kinh doanh ở Kim Cổ được thu thập từ đâu, thưa ông?
- Cổ vật chúng tôi đang kinh doanh gồm cổ vật Việt Nam và cổ vật Trung Hoa, nhưng trọng tâm là cổ vật Việt Nam. Cổ vật Việt Nam đang ngày càng có nhiều dòng trở nên nổi tiếng trên thế giới, cộng với lớp kế thừa có điều kiện kinh tế, kiến thức sâu hơn nên người sưu tầm ngày một nhiều. Có những nhà đầu tư ráo riết gom một dòng cổ vật nào đó để tạo độ khan hiếm, rồi sau đó bán ra nhỏ giọt.
Hoặc có những nhà đầu tư đi theo hướng chuyên môn, viết sách, kể chuyện về cổ vật đó để PR, quảng bá... Tất cả tạo nên bức tranh sôi động cho thị trường. Cổ vật là mặt hàng mang tính giá trị về tài sản cũng như mang tính giá trị về lịch sử, văn hóa rất cao, nên trong giới sưu tầm thường có câu "Mua của người chán, bán cho người chơi" là vậy.
Theo đó, hôm nay bạn chơi món cổ vật này, ngày mai thấy người khác có món cổ vật đặc sắc hơn, thế là hứng thú tìm kiếm. Từ đó, giá của cổ vật ngày càng tăng. Dĩ nhiên theo quy luật, dù bạn có là tỷ phú cũng phải bán bớt cổ vật để nâng cấp món chơi, đó cũng là hình thức kinh doanh và thỏa mãn niềm đam mê.
Ngoài những tinh hoa về cổ vật, bảo vật trong nước, thì nước ngoài cũng là một nguồn cung cấp cổ vật, vì trên các sàn đấu giá luôn có các dòng cổ vật từ Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia... Không ít người đặt câu hỏi vì sao cổ vật tinh hoa của Việt Nam lại chủ yếu nằm ở nước ngoài và chúng tôi phải đấu giá để đem về.
Chẳng hạn như vừa rồi là cuộc đấu giá ở Pháp về cổ vật cung đình Huế như xe kéo, long sàng. Điều này xuất phát từ các vương triều phong kiến, khi thay đổi triều đại và biến cố lịch sử xảy ra thì họ thường xuất ngoại và các vật dụng thường ngày được mang theo. Thực tế là nguồn cung cổ vật cao cấp đến từ nước ngoài nhiều hơn trong nước.
Có những nhà sưu tầm, kinh doanh cổ vật không phân biệt giới hạn về địa lý hay quốc gia, miễn những cổ vật đó thuộc đẳng cấp cao, đem đến lợi nhuận lớn. Thành ra, khi chúng tôi muốn đem món cổ vật nào về nước thì phải chấp nhận quy luật thị trường. Việt Nam khi chưa có Luật Di sản văn hóa, việc bảo vệ cổ vật quá lỏng lẻo nên dẫn đến việc "chảy máu cổ vật". Bây giờ kể cả việc đem cổ vật đi triển lãm cũng phải tuân theo Luật Di sản văn hóa.
Vậy, ông có gặp khó khăn trong việc kinh doanh cổ vật khi theo Luật Di sản văn hóa thì chỉ có nhập chứ không cho xuất?
- Theo tôi thì Luật Di sản văn hóa vẫn còn một số điểm thiếu tính khoa học. Trên thế giới, như Trung Quốc vốn được xem là cái nôi của cổ vật, dù họ cũng bị "chảy máu cổ vật" với số lượng rất lớn nhưng vẫn rất khoa học trong vấn đề bảo vệ cổ vật. Ví dụ, họ quy định cổ vật vào thời nhà Thanh, giai đoạn nào là được mang ra nước ngoài, giai đoạn nào là không được.
Họ quy định những bảo vật thời Thương, Chu là không được đấu giá, kể cả trong nước. Ở Việt Nam, có những con tàu bị đắm, khi được trục vớt với hàng trăm loại cổ vật, nhưng có những hộp phấn Chu Đậu có tuổi đời 300 - 500 năm nổi tiếng trên thế giới nhưng chỉ bán với giá 100.000 đồng/hộp. Tại sao? Vì cổ vật này có quá nhiều, thậm chí đem đi nước ngoài bán cũng rất khó.
Theo ông, vì sao các bảo tàng của Việt Nam hiện nay chưa thu hút được đông đảo khách tham quan?
- Trước hết là do còn nghèo nàn về cổ vật. Tuy nhiên, sự nghèo nàn về cổ vật dễ tha thứ hơn là tư duy, kiến thức, tính khoa học cũng như cách quản trị một bảo tàng. Tôi còn nhớ một vị tiến sĩ là kiến trúc sư về bảo tàng có kinh nghiệm 20 năm làm việc cho các bảo tàng lớn của Mỹ cho rằng, để một bảo tàng hoạt động tốt không chỉ đơn giản đem cổ vật bỏ vào đó trưng bày.
Nó phải bao hàm nhiều hoạt động nghệ thuật, trưng bày, bảo quản, phương thức quảng bá... Hiện, các bảo tàng của Việt Nam chưa thu hút người xem còn bởi tư duy bao cấp, bộ máy cồng kềnh. Đó là chưa kể tình trạng một số bảo tàng trưng bày toàn phiên bản, hoặc phục chế. Người ta đến bảo tàng là muốn xem "đồ thật" hơn là xem phiên bản.
Theo ông, cách quản trị bảo tàng có khác với quản trị doanh nghiệp?
- Quản trị bảo tàng cũng như quản trị doanh nghiệp. Ở nước ngoài, các bảo tàng nổi tiếng hầu như thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Việc quản trị mấy nghìn cổ vật với rất nhiều nền văn hóa khác với quản trị một nhà máy ở chỗ phải hiểu biết về khoa học, lịch sử, nghệ thuật hội họa, kiến trúc, cách trưng bày... Tất cả đều phải qua đào tạo. Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về kinh doanh bảo tàng. Bảo tàng được xem là đặc sản của Mỹ, khách du lịch đến đây không ai bỏ qua việc tham quan các bảo tàng.
Kim Group kinh doanh nhiều lĩnh vực, ông đặt nặng ở lĩnh vực nào?
- Kim Cổ kinh doanh liên quan đến nghệ thuật là một trong những lĩnh vực yêu thích của tôi. Song, tôi cũng yêu rất nhiều môn khác. Nếu không có đam mê thì khó có thể tồn tại, phát triển và đem lại lợi ích cho mình và cho nhiều người.
Nhưng ông có cho rằng trong quản trị doanh nghiệp, quan trọng nhất là đối nhân xử thế?
- Với tôi, một nhà chuyên môn giỏi chưa hẳn là nhà quản lý giỏi, một nhà quản lý giỏi là phải tập hợp được những người giỏi chuyên môn. Tùy vào điều kiện của từng DN mà có cách quản trị, cách dụng nhân khác nhau. Do vậy, với tôi, người quản lý giỏi phải tạo "đất dụng võ” cho nhân sự, tạo điều kiện để họ sống được với chuyên môn và "ngôi nhà thứ hai" mà họ đã chọn.
Cám ơn ông về những chia sẻ thú vị!
>>> Mời quý độc giả xem video Top tỷ phú giàu nhất 2015 (nguồn Youtube):

Ngỡ ngàng với căn hộ 22,5m2 hiện đại, đủ tiện nghi

Căn hộ tí hon 22,5m2 này được mệnh danh là "căn phòng nhỏ thú vị nhất ở thành phố New York" và có giá thuê cao ngất ngưởng.

Ngo ngang voi can ho 22,5m2 hien dai du tien nghi
 Theo New York Post, căn hộ tí hon có địa chỉ ở 39 phố Christopher, khu West Village, New York.

Mua máy ảnh DSLR loại nào tốt với giá dưới 10 triệu?

(Kiến Thức) - Máy ảnh DSLR luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những người đam mê chụp ảnh vì thiết kế nhỏ gọn, hiện đại và giá cả hợp lý.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?

Để chọn được một chiếc DSLR phù hợp, bên cạnh nghiên cứu về tính năng hay thiết kế, người dùng cũng nên xác định nhu cầu sử dụng thực tế cùng khả năng tài chính của mình. Sau đây là một số gợi ý mua máy ảnh DSLR tốt với mức giá dưới 10 triệu đồng.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-2

Canon EOS 1200D (Rebel T5 / Kiss X70), giá khoảng 9 triệu đồng: Đây là chiếc máy ảnh DSLR giá rẻ dành cho những người mới bắt đầu với các tính năng và hệ thống điều khiển đơn giản. Thân máy cứng cáp giúp cho bạn có thể thoải mái mang EOS 1200D đi khắp nơi. Ứng dụng smartphone EOS Companion giúp người chụp có thể tập trải nghiệm DSLR một cách dễ dàng.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-3

Canon EOS 700D, giá khoảng 9,9 triệu đồng: Máy ảnh này đưa cả cụm điều khiển vào màn hình cảm ứng thay vì chỉ sử dụng các nút và vòng quay truyền thống. Điều này đã giúp cho 700D lấy được thiện cảm của người dùng ngay từ khi ra mắt. Bởi lẽ, chiếc máy ảnh này sẽ giúp những nhiếp ảnh gia mới bắt đầu dễ dàng làm quen hơn vì họ sẽ cảm thấy các thao tác điều khiển hệ thống giống như trên điện thoại thông minh.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-4

Nikon D5300 Body, giá khoảng 9-10 triệu đồng: Nikon và Canon đều là các hãng máy ảnh tốt và đều phổ biến ở Việt Nam. Sử dụng cảm biến quang học mà không có bộ lọc low-pass (OLPF), Nikon D5300 mang lại hình ảnh sắc nét hơn so với hầu hết các máy ảnh trong cùng phân khúc. Nhược điểm của máy này là các thiết lập mặc định chưa tốt lắm và Live View vẫn còn khá chậm khi sử dụng.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-5

Máy ảnh DSLR Nikon D3300 (S18-55 VRII/ 18-55 VR II), giá khoảng 8-9 triệu đồng: Nikon D3300 có thể chụp ảnh độ phân giải cao và khả năng quay phim Full HD, cung cấp chế độ hướng dẫn cho người dùng mới tìm hiểu về nhiếp ảnh. Máy Nikon này còn có tính năng kết nối Wi-Fi thông qua WU-1a Wireless Mobile Adapter để chia sẻ hình ảnh và video lên mạng xã hội.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-6

Máy ảnh DSLR Nikon D5200 Body, giá khoảng 8-9 triệu đồng: Sử dụng cảm biến ảnh CMOS kích thước lớn, vi xử lý EXPEED 3 cùng khả năng lấy nét tự động nhanh, Nikon D5200 đem đến cho người dùng khả năng ghi ảnh chất lượng cao trong mọi điều kiện, ngay cả trong trường hợp thiếu sáng.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-7

Máy ảnh EOS 1100D (Kit), giá tham khảo khoảng 7-8 triệu đồng: Đây là chiếc máy ảnh DSLR phân khúc tầm trung với giá cả phải chăng và bốn màu sắc hợp thời trang. Chiếc máy được trang bị một màn hình LCD TFT 2,7 inch góc ngắm rộng với 230.000 điểm ảnh, với được thiết kế bố trí lại để hỗ trợ chụp một tay.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-8

Canon EOS 30D, giá tham khảo khoảng 7 triệu đồng: Canon EOS 30D không khác nhiều với chiếc EOS 20D tiền nhiệm. Ngoài màn hình lớn hơn, chế độ phơi sáng điểm được nâng cấp, chế độ Picture Styles được tích hợp thì model này cũng không quá nổi bật so với dòng tiền nhiệm.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-9

Canon EOS 500D, giá tham khảo khoảng 6,5 triệu đồng: Dù nằm trong phân khúc phổ thông, EOS 500 vẫn được Canon trang bị những tính năng của dòng chuyên nghiệp với bộ xử lý hình ảnh DIGIC 4 14 bit, tốc độ chụp ảnh 3,4 khung hình/giây, cảm biến 15,1 megapixel và quay phim Full HD lên tới 1080p.

Mua may anh DSLR loai nao tot voi gia duoi 10 trieu?-Hinh-10

Nikon D80, giá tham khảo khoảng 6 triệu đồng: Máy ảnh DSLR giá rẻ Nikon D80 phù hợp với những người mới bắt đầu lẫn những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Máy có thiết kế gọn gàng, trang bị cảm biến CCD định dạng DX 10,2 megapixel.