Đặc sản Sài Gòn được netizen gọi tên lúc giãn cách

Cơm tấm sườn bì chả trứng chính là món ăn đang được đông đảo netizen gọi tên trong những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, hàng quán phải đóng cửa.

Cõi mạng đồng loạt gọi tên “cơm tấm”, hẹn gặp lại khi hết "Tết Cô Vy"
Với người dân Sài Gòn, cơm tấm sườn bì chả là một trong những món “đỉnh của chóp” trong thế giới ẩm thực đa dạng của Sài Gòn. Đặc biệt, theo như một netizen mô tả, dĩa cơm tấm xuất sắc là khi miếng thịt hơi cháy sém, muỗng mỡ hành chan lên trên mặt rồi khói nướng thịt vương vào hộp cơm tạo nên mùi vị đặc trưng khó tả của món đặc sản này.
Dac san Sai Gon duoc netizen goi ten luc gian cach
 "Cơm tấm" - món "đặc sản" của Sài Gòn được netizen gọi tên trong thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh: Minh Tran)
Tuy nhiên, những ngày này giãn cách xã hội và hàng quán đóng cửa nên một dĩa cơm tấm sườn bì chả mua ở quán quen ngoài đường chỉ còn là cơn thèm trong ký ức. Chả trách cứ đến giờ ăn là netizen đồng lòng gọi tên “cơm tấm”, thậm chí có người còn dự đoán đây sẽ là món “cháy hàng” sau khi thành phố hết giãn cách.
Dac san Sai Gon duoc netizen goi ten luc gian cach-Hinh-2
Nhiều người mong Sài Gòn sớm ổn định trở lại để được thưởng thức dĩa cơm tấm "đỉnh của chóp". (Ảnh: Nguyen Thao) 
Dac san Sai Gon duoc netizen goi ten luc gian cach-Hinh-3
Netizen san sẻ lẫn nhau lúc giãn cách để đỡ cơn thèm cơm tấm. (Ảnh: Vinh Bulu Nguyen) 
Có netizen chia sẻ cơn thèm món “đặc sản” Sài Gòn bằng cách hồi tưởng lại những ngày trước “Tết Cô Vy”, có thể dõng dạc ra quán gọi: “Một sườn chả ốp la, thêm tóp mỡ với tô canh khổ qua” và kèm ly trà đá đúng điệu khi ăn cơm tấm. Đáng tiếc, chuyện giờ chỉ còn trong… quá khứ!
Dac san Sai Gon duoc netizen goi ten luc gian cach-Hinh-4
 Có bạn vì quá thèm, đành hồi tưởng "quá khứ huy hoàng" được ăn dĩa cơm tấm "full topping".
“Đừng ai cản! Tôi quyết định rồi! Mai tôi sẽ nấu cơm tấm ăn, chứ chịu hông nổi nữa!”. Đó là chia sẻ của một trong vô vàn netizen đang thèm món cơm tấm đến da diết. Có bạn vì không thể nhịn nổi cơn thèm nên quyết định dùng nồi chiên không dầu để nấu cho “đỡ ghiền” nhưng vẫn thấy thiêu thiếu, không ngon như phần cơm tấm lúc ngày thường mua ở “cô bán hàng mũm mĩm” quen thuộc.
Dac san Sai Gon duoc netizen goi ten luc gian cach-Hinh-5
 Netizen quyết tâm vào bếp để tự nấu cho đỡ cơn ghiền.
Netizen hào hứng “muốn ăn phải lăn vào bếp” và những “trục trặc kỹ thuật” cười ngất
Cũng vì quá thèm, không thể đợi được đến ngày thành phố hết giãn cách, hàng quán được mở cửa bình thường nên nhiều netizen bắt đầu thực hiện phương châm “muốn ăn thì lăn vào bếp”. Từ đây, cũng có muôn vàn chuyện cười ra nước mắt vì trình nấu ăn không được “mát tay” cho lắm của nhiều người.
Một netizen chia sẻ ảnh nướng sườn tại nhà kèm lời than thở vì thiệt hại “vật chất” khá nhiều: “Nướng quá nướng và cái kết hư cái ghế gỗ, cháy thành than luôn rồi!”.
Dac san Sai Gon duoc netizen goi ten luc gian cach-Hinh-6
 Ăn bữa cơm tấm mà cháy cái ghế - thiệt hại cũng đáng kể! (Ảnh: Phương Oanh)
Hay éo le không kém, có người chia sẻ ảnh dĩa cơm tấm sườn ốp la nhưng tự thú nhận nhìn như… cháo tấm: “Khi tôi nghĩ mình có thể nấu cơm tấm nên mạnh mẽ đi xay gạo cho giống”.
Dac san Sai Gon duoc netizen goi ten luc gian cach-Hinh-7
Đích thị "fan cứng" của hội "Ghét bếp" là đây! (Ảnh: Hồ Na) 
Tuy vậy, cũng có netizen “mừng rớt nước mắt” vì được “siêu đầu bếp mama” khen món cơm tấm sườn ốp la tự làm tại nhà thành công mỹ mãn. Bạn này còn khoe thành quả với miếng sườn hơi cháy sém, chút mỡ hành chan phía trên kèm chén nước mắm ăn kèm. Hẳn nhiều người sau khi xem ảnh chỉ ao ước nhanh hết giãn cách để chạy mua ăn ngay cho đã cơn thèm!
Dac san Sai Gon duoc netizen goi ten luc gian cach-Hinh-8
 Nhìn hình này, bao nhiêu netizen mong ngày hết giãn cách để ăn dĩa cơm tấm sườn cho đã cơn thèm. (Ảnh: Phương Oanh)

SARS-CoV-2 lây qua đường không khí trong trường hợp nào?

"Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết.
 
 

Sáng 16/7, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 1.438 bệnh nhân Covid-19 tại 18 tỉnh, thành phố. Trong đó, số bệnh nhân mới ở TP.HCM là 1.071.

Trước tình hình số lượng ca mắc mới gia tăng nhanh chóng, Bộ Y tế đã cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản lần thứ 6, ban hành ngày 14/7.

Đường lây của SARS-CoV-2

So với phiên bản cập nhật vào cuối tháng 4, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết điều này cần phải được hiểu đúng. Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín. Trong không gian mở, nhờ ozone, hạt sương mù, gió, khả năng truyền nhiễm sẽ được giảm bớt.

"Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết.

Sáng 16/7, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 1.438 bệnh nhân Covid-19 tại 18 tỉnh, thành phố. Trong đó, số bệnh nhân mới ở TP.HCM là 1.071.

Trước tình hình số lượng ca mắc mới gia tăng nhanh chóng, Bộ Y tế đã cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản lần thứ 6, ban hành ngày 14/7.

Đường lây của SARS-CoV-2

So với phiên bản cập nhật vào cuối tháng 4, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết điều này cần phải được hiểu đúng. Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín. Trong không gian mở, nhờ ozone, hạt sương mù, gió, khả năng truyền nhiễm sẽ được giảm bớt.

Do đó, ông Nhung nhấn mạnh F0 không được ở trong không gian kín và dùng điều hòa trung tâm. Khuyến cáo của Bộ Y tế cũng chỉ rõ F0 cần ở những nơi thông thoáng, cửa sổ mở, chỉ dùng điều hòa riêng.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) giải thích virus gây bệnh Covid-19 không thể tồn tại trong không khí mà luôn nằm trong giọt bắn (dịch hầu họng, nước bọt của người mắc bệnh). Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí, dễ phát tán gây lây lan mạnh hơn.

SARS-CoV-2 lay qua duong khong khi trong truong hop nao?
Các F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo nhiều quy định nghiêm ngặt. Ảnh: Duy Hiệu. 

Bộ trưởng BYT: Chu kỳ lây nhiễm còn 2 ngày, có thể gia tăng ca mắc, tử vong

Đánh giá biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng chu kỳ lây nhiễm hiện nay rút ngắn nhiều, chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây.

Sáng 16/7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố. Cuộc họp nhằm đánh giá, rà soát những kịch bản phòng dịch trong thời gian qua, đặc biệt là chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Tính từ 27/4 tới sáng nay, số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước là 38.726 ca tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.914 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Riêng TP HCM có gần 22.000 ca bệnh.