Đa số người Ukraine muốn kết thúc chiến tranh

(Kiến Thức) - Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu xã hội Sofia,  61,8% người Ukraine muốn kết thúc chiến tranh, sẵn sàng từ bỏ Donbass để sống trong hòa bình.

Đối với xã hội Ukraine, lúc này không có gì quan trọng hơn chấm dứt chiến sự ở Donbass.
Da so nguoi Ukraine muon ket thuc chien tranh
Gần 62% dân chúng Ukraine muốn chấm dứt chiến tranh ở Donetsk và Lugansk ở miền đông. 
Một câu hỏi được các cuộc phỏng vấn đặt ra là xác định nhiệm vụ ưu tiên của tổng thống và chính phủ hiện nay. Trong danh mục 12 lựa chọn, phần lớn (48,5%) ý kiến cho rằng phải ưu tiên kết thúc chiến tranh. Lựa chọn đứng thứ hai (15,6%) là "cải thiện tình hình kinh tế và tạo việc làm".
Đồng thời, đa số người được hỏi cho rằng cần chấm dứt chiến sự và sẵn sàng từ bỏ các vùng lãnh thổ do Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (DLR) tự xưng kiểm soát.
Trung tâm Sofia cho biết: "Đa số (61,8%) cho rằng mục tiêu chính là chấm dứt chiến tranh, ngay cả khi phải từ bỏ một số vùng lãnh thổ. Tỷ lệ những người ủng hộ tiếp tục chiến tranh cho đến khi giải phóng hoàn toàn các vùng bị chiếm đóng là 22,9%. Số người không trả lời câu hỏi là 15,3%”.

Mỹ dùng nhiều máy bay P-3 kiềm chế TQ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trang Duowei News đưa tin, Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập chuỗi căn cứ sử dụng máy bay giám sát P-3 Orion để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.

Hải quân Mỹ hiện có nhiều máy bay P-3 Orion triển khai ở khắp nơi trên thế giới. Và trong tương lai, máy bay loại này đang dần được thay thế bằng loại P-8A Poseidon tân tiến hơn.
Thêm vào đó, tạp chí Combat Aircraft loan báo, Washington rục rịch thiết lập một chuỗi các căn cứ quân sự trang bị bằng máy bay P-3 Orion với hai mục đích. Thứ nhất, các căn cứ này sẽ làm nhiệm vụ kiềm chế các tàu chiến Trung Quốc ra vào chuỗi đảo đầu tiên. Cuối cùng, động thái này còn là cách để Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.

Một cái tát đối với các nước Đông Âu và Mỹ

(Kiến Thức) - Theo kết quả thăm dò gần đây, đa số người Đức là chống lại việc Berlin giúp các nước đồng minh NATO về quân sự trong trường hợp bị Nga tấn công.

Kết quả  một cuộc thăm dò của Pew Research Center cho thấy hầu hết người Đức phản đối giúp đồng minh NATO về quân sự, trong trường hợp  một đối tác NATO bị Nga tấn công.
Mot cai tat doi voi cac nuoc Dong Au va My
Người biểu tình ở Đức với biểu ngữ "Ngăn chặn NATO! Không tiến hành chiến tranh chống Nga".
Kết quả  thăm dò này là không mấy ngạc nhiên.  Năm ngoái,  một cuộc thăm dò do Quỹ Marshall Đức cho thấy đa số người Đức cho rằng Berlin cần  độc lập hơn với Washington về chính sách an ninh và đối ngoại.