Cứu Hải Phòng trước vụ nổ gấp 2 lần bom nguyên tử Hiroshima

(Kiến Thức) - Một vụ nổ gấp 2 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima suýt xảy ra ở cảng Hải Phòng, nếu không có sự hy sinh quên mình của thủy thủ Liên Xô và công nhân cảng Việt Nam.

Hồi tháng Bảy năm 1968, tàu Aleksandr Grin của Liên Xô đến cảng Hải Phòng với lô hàng diêm tiêu phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng và nông nghiệp Việt Nam theo đơn đặt hàng của chính quyền nước sở tại. Vận chuyển diêm tiêu dù là bên cạnh các mặt hàng "hòa bình" như chuối và bông cũng đòi hỏi mọi biện pháp an toàn tối đa, đặc biệt là phòng cháy.
Một thí dụ vào năm 1947, tại cảng của Texas-City đã xảy ra hỏa hoạn trên con tàu của Pháp làm nổ tung 2.000 tấn diêm tiêu. Vụ tai nạn kéo theo phản ứng dây chuyền các đám cháy và vụ nổ trên nhiều tàu hàng và tàu chở dầu đỗ lân cận. Hậu quả là hơn 1,5 nghìn người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích. Cảng và một phần thành phố Texas đã bị phá hủy, nhiều doanh nghiệp bị san bằng hoặc cháy rụi.
Thảm họa năm 1921 tại một nhà máy hóa chất ở thành phố Oppau (Đức) cũng là bằng chứng về sự nguy hiểm của diêm tiêu khi bắt lửa. Vụ nổ đã phá tan tất cả các ngôi nhà trong thành phố. Sóng nổ làm vỡ kính những căn nhà ở cách xa nhà máy 70 km.
Cuu Hai Phong truoc vu no gap 2 lan bom nguyen tu Hiroshima
Tàu chở hàng Aleksandr Grin của Liên Xô. Ảnh: Ships database 
Tháng Bảy năm 1968, các máy bay Mỹ đã cố tình không kích tàu Alexander Grin đang đậu trên bến với lô hàng diêm tiêu. Đám cháy lớn đã bùng lên trên tàu. Theo xác định của các chuyên gia sau này, nếu diêm tiêu trên Alexander Grin bắt lửa thì công suất vụ nổ này sẽ không những lớn hơn nhiều các vụ ở Texas và Oppau mà còn mạnh gấp đôi sức công phá của bom nguyên tử mà người Mỹ thả xuống Hiroshima.
Các thủy thủ Liên Xô đã kiên cường chiến đấu với giặc lửa. Họ cứu không chỉ tính mạng của chính mình và con tàu, mà cả cảng Hải Phòng và thành phố cùng tên. Nếu vụ nổ diêm tiêu xảy ra trên Alexander Grin, Hải Phòng sẽ hầu như bị san bằng.
Đội ngũ công nhân cảng cũng khẩn trương tham gia hỗ trợ thủy thủ trên tàu. Đám cháy đã được dập tắt, hàng hóa nguyên vẹn, thành phố thoát thảm họa trong gang tấc.
Ba thủy thủ người Nga đã hy sinh trong trận chiến với lửa này là thuyền trưởng Khutorsky, các thủy thủ Gridnev và Razuvaev. Họ tên của Valentin Khutorsky đã được trao cho một con tàu mới của Liên Xô sau này cũng thực hiện nhiều chuyến đi đến Việt Nam.

Những kỉ vật đau thương vụ Mỹ thả bom xuống Hiroshima

(Kiến Thức) - Xe đạp ba bánh của bé Shinichi Tetsutani, hộp đựng cơm hay chiếc va ly cháy xém ... là những kỉ vật đau thương gợi nhớ vụ Mỹ thảm bom xuống Hiroshima.

Nhung ki vat dau thuong vu My tha bom xuong Hiroshima
Đúng ngày này 70 năm trước, Mỹ đã thả bom quả bom nguyên tử Little Boy xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Chiếc xe đạp ba bánh này là một trong số những kỉ vật còn sót lại sau vụ thả bom đó. “Xe đạp ba bánh của Shin” kể về cậu bé ba tuổi tên Shinichi Tetsutani đã chết trong vụ nổ bom thương tâm đó. Cha bé sau đó đã chôn cùng cậu cùng xe đạp này, một món đồ chơi yêu thích của bé. Đây là một trong số hàng trăm kỉ vật của vụ Mỹ thả bom xuống Hiroshima được Bảo tàng Hòa bình Hiroshima lưu giữ cho tới ngày nay.

Thành phố Hiroshima trước và sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử

(Kiến Thức) - Nhân dịp Tổng thống  Obama thăm thành phố Hiroshima ngày 27/5, báo mạng The Atlantic công bố loạt ảnh về thành phố này trước và sau ngày Mỹ ném bom nguyên tử.

Thanh pho Hiroshima truoc va sau vu My nem bom nguyen tu
Tổng thống Mỹ Obama dự kiến thăm thành phố Hiroshima vào ngày 27/5. Đây là chuyến thăm Hiroshima đầu tiên của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới nơi mà cách đây 71 năm Quân đội Mỹ đã bị ném quả bom nguyên tử đầu tiên trong Chiến tranh Thế giới 2. Tuy nhiên, ông Obama sẽ không đưa ra lời xin lỗi về hành động năm xưa.