Cuộc sống đảo lộn của sinh viên ngày 10 độ C

Nhiệt độ xuống thấp, giá buốt tại Hà Nội khiến cuộc sống của nhiều sinh viên bị đảo lộn. Trong những dãy trọ xập xệ, sinh viên cố gồng mình ứng phó với đợt rét đậm.

Mời độc giả xem clip "Muôn kiểu chống rét của người dân vùng cao": (Nguồn Youtube)
Mấy ngày nay, khu nhà trọ của Nguyễn Thị Hồng (19 tuổi, sinh viên trường Đại học Thương Mại, P. Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) luôn đóng kín cửa. Đợt không khí lạnh tăng cường tại các tỉnh phía Bắc có lúc giảm xuống còn 10 độ C khiến nhiều sinh viên không muốn ra ngoài.
Hồng ở trọ cách trường hơn 4km, mấy ngày nay trời lạnh, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhỏ này nên thi thoảng đi học bị trễ.
Những ngày rét các khu nhà trọ đều đóng kín cửa.
Những ngày rét các khu nhà trọ đều đóng kín cửa. 

Vì sợ lạnh nên không ai dám ra ngoài.
Vì sợ lạnh nên không ai dám ra ngoài. 
“Ở phòng mình đóng kín cửa thì ấm nhưng mở cửa hút gió lạnh lắm. Mình mới đi học nhưng thích nghi với thời tiết quen rồi. Nhiều bạn trong lớp đợt rét này hay ngủ nướng nên bị trễ giờ đến lớp, nhiều khi các thầy cô điểm danh lại bị ghi tên”, Hồng chia sẻ.
Dãy trọ của Hồng có hơn 10 phòng, giá mỗi phòng tại đây khoảng 700-800 nghìn đồng/tháng. Thời tiết giá rét nên các sinh viên cùng dãy trọ hầu như chỉ chạm mặt nhau khi đi học hay vệ sinh cá nhân, nấu ăn. Còn lại, phòng nào cũng kín cửa, không giao lưu như mọi ngày.
Hồng cho biết, thời tiết lạnh giá làm thay đổi mọi sinh hoạt hằng ngày.“Phòng mình có kê đệm rồi đắp chăn nên may là đêm xuống vẫn ấm lắm. Trời này khổ nhất là ban đêm, nhiệt độ xuống thấp, ra ngoài tí cũng rét run rồi. Nhiều phòng trọ không đủ chăn đệm ấm cũng khó ngủ ngon lắm”, Hồng nói.
Cũng giống như Hồng, Lê Hoài Nam, hiện đang là sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, mỗi tháng cậu chỉ được gia đình gửi cho 1,5 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, cậu rủ thêm một người bạn thuê một nhà trọ ở khu vực cầu Diễn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với giá 700 nghìn đồng/ tháng chưa kể điện nước.
Tính ra, mỗi tháng gộp tất cả các khoản chi phí như điện nước, Nam và bạn đóng 500 ngàn đồng/ người. Còn 1 triệu đồng, Nam dành cho việc ăn uống, sinh hoạt. Ở Hà Nội, thuê phòng với giá tiền này chỉ là những phòng trọ bình thường, lợp bằng mái fibro ximăng nên mùa hè thì oi nóng, mùa đông rét buốt. Khổ nhất là hôm nào trời mưa lạnh, những người ở trọ tại đây khổ vô cùng vì không có chỗ phơi quần áo cho nhanh khô.
Phòng trọ nơi Nam ở tường nhà luôn ẩm mốc, nhiều khi vì “ngại” nên cậu không dám mời bạn bè trong lớp tới chơi. Nam tâm sự, vì cuộc sống gia đình vất vả nên không muốn bố mẹ thêm gánh nặng lo cho con ăn học. Vì thế, cậu chọn ở tạm đây một thời gian, sau này đi làm có điều kiện thì thuê nơi ở mới tốt, sạch hơn.
Khu nhà trọ của Dung (sinh viên năm cuối trường Đại học Công Nghiệp) nằm trong con ngõ nhỏ ở phố Tu Hoàng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng tạm bợ, xập xệ không kém.
Do khu nhà trọ này được xây dựng từ hàng chục năm trước nên tường nhà đã bám xỉ đe, cửa sổ bằng kính cũng đã bị bung, vỡ nên chủ nhà lắp một cánh cửa gỗ ở bên trong che chắn gió. Căn phòng Dung thuê trọ có giá 700 ngàn đồng/tháng.
Mấy ngày nhiệt độ xuống thấp, ngoại trừ lúc đi học, Dung thường xuyên đóng kín cửa ở trong phòng. “Đi học về xong đóng cửa ở trong phòng nấu ăn, học bài rồi quấn người trong chăn cho ấm. Trời rét này sướng nhất với sinh viên là học xong lên giường đắp chăn cho đỡ lạnh, chứ không ra ngoài đường lạnh lắm”, Dung cười nói.
Nhiệt độ xuống thấp, lạnh buốt nên đa số sinh viên đang theo học trên địa bàn TP. Hà Nội đều tìm mọi cách đối phó. Ngoài việc ngủ nướng, sinh viên cũng lười nấu ăn vì ngại chạm tay rửa bát đĩa, thay vào đó mua đồ ăn sẵn qua ngày.
“Rét thế này ám ảnh nhất là rửa một đống bát hay giặt quần áo ấm, trời lạnh cóng ngại đụng vào nước lắm. Có khi tích trữ quần áo xong giặt một thể”, Dung vui vẻ tâm sự.

Lên phương án di dời gần 1 triệu dân đối phó bão số 16

(Kiến Thức) - Để ứng phó với bão số 16, các địa phương ven biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Kiên Giang đã lên phương án tổ chức sơ tán gần một triệu dân tới nơi an toàn.

Bão số 16 được dự báo là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và còn diễn biến phức tạp, có khả năng đổ bộ trực tiếp vào đất liền trong thời điểm triều cường, gây ảnh hưởng trực tiếp một số tỉnh, thành phố từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão Tembin gần Biển Đông, sáng 23/12, Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai tổ chức hội nghị trực tuyến ứng phó với bão Tembin. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì.

Các địa phương cấm biển, hoãn họp, di dân…ứng phó bão Tem-bin

(Kiến Thức) - Để ứng phó bão Tembin (bão số 16) có khả năng đổ bộ đất liền, các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão đang thực hiện nhiều biện pháp.

Hoãn họp, cấm biển ...ứng phó bão
Thông tin mới nhất liên quan công tác ứng phó bão Tem-bin (Việt Nam gọi là bão số 16), di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng hầu hết khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai vừa có công điện hỏa tốc chỉ đạo ứng phó với bão.