Cuộc đấu tăng giữa T-72M1 của Ba Lan và T-72B3 của Nga

Một màn đấu tăng giữa T-72M1 của Ba Lan viện trợ cho Quân đội Ukraine và T-72B3 của Nga trên chiến trường Kherson mới đây đã được ghi hình hoàn chỉnh từ trên không.

Cuoc dau tang giua T-72M1 cua Ba Lan va T-72B3 cua Nga

Một đoạn video về cuộc đấu tăng của Quân đội Ukraine và Nga đã lan truyền trên mạng xã hội. Phía Ukraine sử dụng xe tăng T-72M1 của Ba Lan, vừa vào vị trí khai hỏa đã gặp phải xe tăng T-72B3 của Nga.

Theo tờ Topwar, Kết quả của cuộc đấu tăng, là xe tăng T-72M1 của Ukraine đã bị trúng đạn, sau đó nó bị phá hủy bằng viên đạn xuyên giáp của xe tăng Nga. Các thành viên kíp xe tăng của Ukraine đã hoảng hốt bỏ chạy.

T-72 là loại xe tăng chủ lực được Liên Xô phát triển trong thời chiến tranh Lạnh, đưa vào biên chế chiến đấu năm 1973. T-72 cũng là mẫu xe tăng thế hệ 3 được sản xuất nhiều nhất. Ngoài được trang bị phổ biến cho Quân đội Liên Xô, nó còn được trang bị cho một số đồng minh của Liên Xô, trong đó có Ba Lan.

Sau khi Liên Xô tan rã, Quân đội Nga được thừa hưởng hàng nghìn xe tăng T-72, ngoài ra còn có hàng chục nghìn chiếc dự trữ trong kho.

Hiện nay T-72 vẫn là xương sống của lực lượng xe tăng Nga; những phiên bản nâng cấp như T-72B2 và T-72B3, có số lượng tham nhiều nhất trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

Cuoc dau tang giua T-72M1 cua Ba Lan va T-72B3 cua Nga-Hinh-2
Ảnh: Xe tăng T-72B2 của Quân đội Nga tham chiến tại chiến trường Ukraine. 

Về phía Ukraine, số xe tăng T-72 mà Ukraine được hưởng từ Quân đội Liên Xô trước kia không lớn, do khi đó trên lãnh thổ Ukraine chủ yếu bố trí các đơn vị sử dụng xe tăng T-64.

Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, số lượng xe tăng và thiết giáp của Quân đội Ukraine bị hao tổn nhanh chóng và các nước phương Tây đã khẩn trương gom số xe tăng có nguồn gốc Liên Xô còn lại, để viện trợ cho Ukraina trong cuộc chiến với Nga.

Trong các quốc gia đồng minh thuộc khối quân sự Hiệp ước Warszawa do Liên Xô lãnh đạo, thì Ba Lan là quốc gia được trang bị xe tăng T-72 với số lượng nhiều nhất; ngoài được Liên Xô cung cấp, Ba Lan còn được chuyển giao công nghệ để sản xuất trong nước.

Vào năm 2019, Bộ Quốc phòng Ba Lan đã ký hợp đồng với một tập đoàn các công ty địa phương, do công ty quốc phòng PGZ của Ba Lan đứng đầu, để nâng cấp 318 xe tăng T-72 của nước này lên phiên bản T-72M1.

Cuoc dau tang giua T-72M1 cua Ba Lan va T-72B3 cua Nga-Hinh-3
Ảnh: Xe tăng T-72M1 của Ba Lan. Nguồn Bộ Quốc phòng Ba Lan. 

Theo tờ Defense News, hồi cuối tháng 4, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki xác nhận nước này cung cấp xe tăng T-72 do Liên Xô thiết kế cho Ukraine.

Ba Lan đã chuyển giao cho Ukraina 232 xe tăng T-72M1, tên lửa phòng không vác vai, hệ thống pháo phản lực bắn loạt (MLRS), máy bay không người lái tự sát và pháo tự hành.

Hiện Ba Lan là quốc gia đứng thứ hai sau Mỹ cung cấp nhiều viện trợ quân sự nhất cho Ukraina. Những thông tin này đã được người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng Ba Lan, ông Michal Dvorczyk xác nhận.

Video cuộc đấu tăng giữa T-72M1 của Ba Lan và T-72B3 của Nga trên chiến trường Ukraine.

Chiến dịch Kherson: Quân Ukraine chọn hướng cửa mở tại Snigirevka

Chiến dịch Kherson bắt đầu, Quân đội Ukraine đã tiến hành mở cửa đánh chiếm đầu cầu tại khu vực Snigirevka, giáp giới giữa khu vực Mykolaiv và Kherson.

Chien dich Kherson: Quan Ukraine chon huong cua mo tai Snigirevka

Chiến dịch tại Kherson bắt đầu khi quân đội Ukraine tổ chức mũi tấn công vào khu dân cư Snigirevka, giáp giới giữa khu vực Mykolaiv và Kherson; bước đầu quân đội Ukraine đã giành được một chỗ đứng ở ngoại ô khu dân cư này, nằm dọc theo đường xe lửa.

Pháo binh Nga bắn đỏ nòng, dùng hết 20.000 viên mỗi ngày

Trên chiến trường Ukraine, Quân đội Nga bắn tới 20.000 viên đạn pháo một ngày, còn Quân đội Ukraine thì tiêu thụ bao nhiêu đạn pháo?

Phao binh Nga ban do nong, dung het 20.000 vien moi ngay

Với sự trợ giúp liên tục của phương Tây, tình trạng thiếu đạn pháo của quân đội Ukraine nhìn chung đã được giải quyết, đặc biệt là đạn pháo 155mm và 105mm tiêu chuẩn NATO được cung cấp tương đối đầy đủ; chỉ thiếu đạn 152mm kiểu Liên Xô.