Cuba cử chuyên gia y tế tới giúp Italy, 2.600 quân nhân Mỹ tự cách ly

Việc Chính phủ Cuba gửi phái đoàn hỗ trợ y tế tới Italy là theo đề xuất của chính quyền vùng Lombardy, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 trên toàn lãnh thổ Italy.

Cuba cu chuyen gia y te toi giup Italy, 2.600 quan nhan My tu cach ly
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc Covid-19 tại một bệnh viện ở Rome, Italy ngày 16/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 20/3, giới chức y tế Italy xác nhận một nhóm chuyên gia y tế gồm 53 bác sỹ và y tá Cuba sẽ có mặt tại tỉnh miền Bắc Lombardy nước này vào ngày 21/3 để giúp quốc gia châu Âu đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra.
Việc Chính phủ Cuba gửi phái đoàn hỗ trợ y tế tới Italy là theo đề xuất của chính quyền vùng Lombardy, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 trên toàn lãnh thổ Italy với hơn 3.400 người nhiễm bệnh tính tới thời điểm hiện nay.
Trong thông báo, ông Giulio Gallera, cố vấn y tế vùng Lombardy, cho biết đây là nhóm chuyên gia có trình độ chuyên môn cao từng tham gia chống bệnh dịch Ebola và có kinh nghiệm ứng phó với những loại dịch bệnh tương tự.
Trước đó, Đại sứ Cuba tại Italy, José Carlos Rodríguez Ruiz cũng đã xác nhận đề nghị nói trên của chính quyền vùng Lombardia, đồng thời khẳng định La Habana sẵn sàng hỗ trợ nguồn nhân lực y tế cho quốc gia châu Âu này.
Với việc sở hữu lực lượng nhân viên y tế hùng hậu và có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và ứng phó các dịch bệnh truyền nhiễm, ngoài Italy, hiện nhiều quốc gia khác như Peru, Jamaica, El Salvador, Nicaragua, San Vicente và Granadinas... cũng đang đề xuất sự hỗ trợ về dược phẩm và nhân lực y tế Cuba trong công cuộc ngăn chặn Covid-19.
Trước đó 1 ngày, Bộ Ngoại giao Peru cũng thông báo đang liên lạc với Cuba về vấn đề hỗ trợ nhân lực y tế giúp đối phó với đại dịch tại nước này.
Trong khi đó, Cuba cũng đã gửi các nhóm bác sỹ tới Venezuela và Nicaragua để hỗ trợ các nước bạn chống dịch.
Trong khi đó, ngày 20/3, quân đội Mỹ cho hay khoảng 2.600 quân nhân Mỹ, bao gồm cả những nhân viên quốc phòng đồn trú tại châu Âu, hiện đang tự cách ly sau khi được xác định là những đối tượng có thể bị phơi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong một tuyên bố, Lầu Năm Góc nhấn mạnh con số trên cao hơn những số liệu đã ghi nhận trước đó và nêu rõ: "Những quân nhân này không nhất thiết là đang ốm, mà có thể họ đã bị phơi nhiễm và đang hoạt động một cách thận trọng theo các biện pháp phòng ngừa về y tế. Con số này bao gồm những người có thể đã được xét nghiệm, mà không cho kết quả dương tính, và những ca dương tính hiện nay trong số họ là 35 người."
Trong một diễn biến khác liên quan đến các động thái của quân đội Mỹ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới, tờ Washington Post đưa tin, Lầu Năm Góc vừa bác bỏ đề xuất của các quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ rằng nên tạm ngừng huấn luyện tân binh để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Theo quyết định của Lầu Năm Góc, công tác huấn luyện tân binh phải tiếp tục để tránh suy giảm sức mạnh của quân đội. Mỗi tháng có hàng nghìn thanh niên nhập ngũ. Trước đó, Lầu Năm Góc cũng quyết định cấm quân nhân di chuyển trong nước trong vòng 8 tuần.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ và Mexico sẽ hạn chế đi lại không cần thiết qua biên giới chung giữa hai nước nhằm hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2.
Trong cuộc họp báo với các quan chức hàng đầu của Mỹ, Tổng thống Trump cũng thông báo ông sẽ kích hoạt một đạo luật đặt trọng tâm vào y tế nhằm ngăn chặn người di cư xâm nhập vào Mỹ một cách bất hợp pháp, cho rằng dòng nhập cư bất hợp pháp "đe dọa tạo ra một cơn bão thực sự".

Đề xuất tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc EU và Anh

Với việc xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm Covid-19 trong những ngày qua, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam bước vào giai đoạn mới. 

Ban Chỉ đạo đã thảo luận và thống nhất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh.

Châu Âu “quay cuồng” đối phó đại dịch Covid-19 như thế nào?

(Kiến Thức) - Các quốc gia Châu Âu đang thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm đối phó với sự bùng phát và lây lan mạnh của dịch bệnh Covid-19.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?
 Ngày 13/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định Châu Âu giờ đây là tâm dịch mới của dịch Covid-19 trên toàn thế giới.  (Nguồn ảnh: Reuters) 

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-2
Trong nỗ lực tìm giải pháp chung ngăn chặn dịch Covid-19, đề xuất về đóng cửa toàn bộ biên giới của Liên minh Châu Âu (EU) đã được đưa ra sau phiên họp bất thường của các lãnh đạo EU chủ chốt với các lãnh đạo G7 chiều 16/3. 

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-3
 “Như đã thông tin với lãnh đạo các nước G7, tôi đề xuất nguyên thủ tất cả các nước thành viên EU về việc áp đặt một lệnh hạn chế tạm thời với tất cả các chuyến đi không thiết yếu đến Liên minh Châu Âu. Việc này sẽ có thời hạn ban đầu là 30 ngày và có thể được kéo dài nếu cần thiết”, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, nói.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-4
Với lệnh cấm trên, toàn bộ những người không phải công dân Châu Âu, ngoại trừ các nhà ngoại giao và nhân viên cứu trợ y tế, sẽ không được nhập cảnh vào khối này trong ít nhất 30 ngày tới. Ngoài ra, các chuyến hàng vận chuyển thiết bị y tế và hàng hoá thiết yếu vẫn được phép nhập cảnh vào lãnh thổ các nước EU. Tuy nhiên, đó mới chỉ là đề xuất.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-5
 Trong những ngày qua, một loạt nước EU đã ra lệnh đóng cửa biên giới như Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Áo, CH Czech, Hungary... để ngăn dịch Covid-19. 

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-6
 Đồng thời, các nước Châu Âu cũng thực hiện hàng loạt các biện pháp mạnh khác nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát và lây lan. 

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-7
 Italy đang là "ổ dịch" lớn nhất Châu Âu. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước. Chính quyền nước này cũng yêu cầu đóng cửa, quán bar, nhà hàng, hầu hết các cửa tiệm cũng như cấm việc đi lại không thực sự cần thiết trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-8
 Tây Ban Nha, nước có dịch Covid-19 nghiêm trọng thứ hai tại Châu Âu, đã quyết định đóng cửa biên giới.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-9
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngày 14/3, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, phong tỏa toàn quốc trong vòng 15 ngày. 

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-10
 Theo đó, người dân Tây Ban Nha chỉ được phép rời khỏi nhà để mua thức ăn và thuốc men, đến bệnh viện và ngân hàng, hoặc một số trường hợp đặc biệt khác. Ngoài ra, tất cả trường học, nhà hàng, quán bar và khách sạn trên toàn quốc cũng bị đóng cửa.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-11
 Chính phủ Anh đã đề xuất tăng cường các biện pháp giữ khoảng cách xã hội nhằm hạn chế tình trạng bùng phát dịch Covid-19, bao gồm cách ly tại nhà, làm việc tại nhà và chấm dứt các hoạt động tụ họp đông người.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-12
 Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 16/3 kêu gọi toàn bộ người dân Anh hạn chế đi lại và tránh mọi tiếp xúc không cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-13
 "Hiện giờ là thời điểm mọi người nên ngừng các hoạt động tiếp xúc không cần thiết với người khác cũng như hoạt động đi lại không cần thiết…Chúng tôi đề nghị người dân bắt đầu làm việc từ nhà riêng, nơi họ có thể; tránh các quán rượu, câu lạc bộ, nhà hát và những nơi gặp mặt bạn bè khác như vậy", Thủ tướng Anh nói.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-14
 Pháp chính thức bước vào giai đoạn phong tỏa từ trưa ngày 17/3 (giờ địa phương). Tất cả các chuyến đi không cần thiết đều bị cấm và ai vi phạm có thể bị phạt tới 135 euro (tương đương 148 USD). Tổng thống Pháp Macron trước đó cho biết, đối với dịch Covid-19, nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh và sẽ công bố thêm nhiều biện pháp bổ sung.

Chau Au “quay cuong” doi pho dai dich Covid-19 nhu the nao?-Hinh-15
 Bỉ cũng áp dụng các quy định "mạnh tay" hơn nhằm đẩy lùi dịch Covid-19. Theo đó, từ ngày 14/3, tất cả các trường học, cửa hiệu, nhà hàng, quán cà phê ở nước này buộc phải đóng cửa và tất cả những sự kiện lớn sẽ bị hủy cho đến ngày 3/4.

Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)