Cú lừa ngày Tết: Táo bonsai nở hoa dâm bụt

Một số gian thương đã biến hóa ra những cây cảnh với hoa, trái sum suê, hình dáng đẹp mắt... để lừa người tiêu dùng.

Tạp chí Doanh nghiệp và tiếp thị thông tin, một gia đình đã chia sẻ tình huống mua cây bưởi chơi Tết vô cùng dở khóc dở cười. Theo chia sẻ của chủ nhân cây bưởi, cả cây bưởi có 11 quả thì có tới 4 quả được gắn lên chứ không phải tự mọc. Cụ thể, phần cuống được dùng đinh ghim nhỏ để gắn với quả, sau đó thì dùng một loại giấy quấn chuyên dụng (thường sử dụng trong làm hoa, cây giả handmade) rồi gắn lên cây. Nếu nhìn thoáng qua, có lẽ ít ai nhận ra được đây là quả gắn lên cây.

Phát hiện mánh khóe lừa đảo khi mua một loài cây chơi Tết, không ít người từng "dính" nhưng cũng phải bó tay. Nguồn: ikTok

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên người tiêu dùng bị gian thương lừa bởi những chiêu trò tinh vi như vậy. Trước đó, thị trường cây cảnh tết Nguyên đán 2019 từng rộ cơn sốt mua táo bonsai (còn gọi là táo lùn) về chưng tết. Loại cây này được nhiều người ưa chuộng vì cây nhỏ nhắn, ra rất nhiều quả màu đỏ tượng chưng may mắn lại có giá khá vừa túi tiền chỉ từ 350.000 đồng đến 1,5 triệu đồng.

Thế nhưng, nhiều người khá bất ngờ bởi sau khi mua về chơi Tết được không lâu, cây táo đỏ lại nở ra hoa dâm bụt. Thực chất, người bán đã ghép táo đỏ lên cây dâm bụt, để qua mặt khách hàng. Những cây táo này sau một thời gian ngắn sẽ rụng hết, lộ ra chiêu thức trồng bằng keo 502 hoặc được treo bằng dây thép hay đinh sắt.

Cu lua ngay Tet: Tao bonsai no hoa dam but

Táo bonsai nở ra hoa dâm bụt. (Ảnh minh họa).

Không chỉ vậy, rất nhiều người tiêu dùng mắc phải mánh khóe khi mua phải những cây hải đường tại các cửa hàng rong chi chít nụ nhưng mãi không thấy nở. Chỉ đến khi về nhà, phát hiện sự khác lạ mới kiểm tra thì phát hiện là do nụ hoa được gắn vào các cành. Nhiều người buôn cây còn lợi dụng sự giống nhau giữa cây hải đường và cây dành dành để phù phép dành dành thành hải đường. Hai loại cây này có cành, lá khá giống nhau, chỉ khác biệt khi chúng trổ hoa. Hoa của hải đường màu đỏ còn dành dành ra hoa màu trắng.

Tương tự, cây sung là biểu tượng cho sự sung túc, may mắn, tài lộc cũng là loại cây cảnh thường xuyên bị làm giả để lừa gạt người tiêu dùng. Những quả sung được gắn dễ dàng vào gốc, thân cây với keo 502 siêu dính. Không ít người ngã ngửa khi bỏ hàng trăm cho đến hàng triệu đồng mua một cây sung giả, vừa mất tiền vừa rước bực vào người.

Cẩn thận những chiêu lừa bán cây giả

Ông Tiến, chủ nhân của một vườn hoa, cây cảnh ở Tứ Liên (Hà Nội) chia sẻ, các thương lái thường dùng keo để gắn hoa, quả vào cành, thân cây cành đánh lừa người mua.

"Do kỹ thuật bắn keo khá tinh vi, nốt gắn nhỏ nên nhiều lúc ngay cả người chơi cây cảnh cũng bị mắc lừa. Cây cảnh giả sau khi được biến hóa như thật được chở bằng xe máy đi bán dạo với số lượng 4- 8 cây/chuyến. Tuy nhiên, cây cảnh giả khó để được lâu cho nên các gian thường thường bán cho người mua với giá hời, đôi khi chỉ bằng 1/5 so với giá ban đầu đưa ra".

Ông Tiến cho biết thêm, đối với một cây sung cảnh bonsai mà có quả sai trĩu, bện từ gốc đến ngọn như cây cảnh 502 rất hiếm. Để có thể nuôi nấng 1 cây như vậy người trông phải mất từ 20 trở lên, giá bán khá cũng dao động từ 5-10 triệu đồng/cây. Trong khi đó, các cây sung cảnh bonsai 502 lại rất rẻ chỉ từ 200.000 đồng/cây đến khoảng 3 triệu đồng/cây.

Anh Nam (chủ cửa hàng cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám) cho biết, càng gần Tết thì tình trạng này càng thường xuyên xảy ra, do đó, người mua cần xem xét kỹ các loại cây cảnh trước khi xuống tiền mua kẻo bị mắc lừa, đặc biệt là những loại cây dễ bị làm giả như táo, sung, hải đường... Tốt nhất, người tiêu dùng nên mua cây cảnh tại các vựa cây có uy tín, có địa chỉ rõ ràng.

" Thông thường, mỗi loại cây có những đặc điểm nhận biết riêng về hình thái, những cây bất thường có quá nhiều quả hay hoa, gốc quá to mà cành lại nhỏ, thân vỏ xù xì kiểu nhân tạo... thì phải cảnh giác, xem xét kỹ trước khi mua. Ví dụ, khi bạn muốn mua cành hải đường chưng Tết, hãy quan sát thật kĩ phần nối giữa nụ và cành, bạn có thể dùng tay khẽ lay nhẹ phần nụ để kiểm tra".

Đào quất xuống đường “cướp” hết vỉa hè của người đi bộ

Những ngày cận Tết, bất cứ vỉa hè nào của Hà Nội cũng có thể thành điểm bán hoa, đào, quất, điều này khiến người đi bộ không còn vỉa hè để dạo bước.

Dao quat xuong duong “cuop” het via he cua nguoi di bo
 Những ngày gần đây, đường phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm bán hoa, đào, quất phục vụ Tết Nguyên đán.

Tố cáo của bà Phương Hằng không đúng: “Gậy ông có đập lưng bà”?

Cơ quan công an kết luận bà Phương Hằng tố ông Võ Hoàng Yên không có dấu hiệu tội phạm. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu "gậy ông có đập lưng bà”?.

To cao cua ba Phuong Hang khong dung: “Gay ong co dap lung ba”?
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn tố giác về tội phạm của bà Nguyễn Phương Hằng đối với ông Võ Hoàng Yên. Viện KSND TP HCM cũng có kết luận quyết định của cơ quan điều tra là có căn cứ, đúng pháp luật.  
To cao cua ba Phuong Hang khong dung: “Gay ong co dap lung ba”?-Hinh-2

Lý do không khởi tố vụ án do cơ quan điều tra xác định việc bà Hằng tố cáo Võ Hoàng Yên không có dấu hiệu tội phạm. Quá trình điều tra không có căn cứ chứng minh việc ông  Yên đưa ra thông tin gian dối để bà Hằng tin tưởng mà giao tiền, không có căn cứ chứng minh việc ông Yên sử dụng số tiền vào mục đích bất hợp pháp, gian dối nhằm chiếm đoạt. Số tiền 183 tỷ đồng, trong đó có 60 tỷ tiền mặt, bà Hằng tự nguyện đưa cho ông Yên để trả nợ và xây dựng, sửa chữa chùa, làm từ thiện.