Cụ bà gốc Á bị đấm vào mặt tại Mỹ giữa ban ngày

(Kiến Thức) - Một cụ bà gốc Á 75 tuổi đã bị đấm vào mặt khi đang đi bộ trên đường phố ở Queens, New York, Mỹ.

Theo NBC News, vụ việc cụ bà gốc Á bị đấm vào mặt xảy ra tại Queens, New York, vào khoảng 14h30 chiều 27/5 (giờ địa phương).
Đoạn video ghi lại sự việc cho thấy, nghi phạm đang đi bộ trên đường và khi tới gần nạn nhân ở phía đối diện, anh ta liền dùng tay trái đấm vào mặt cụ bà 75 tuổi. Sau khi gây án, người đàn ông bình tĩnh bỏ đi.
Cu ba goc A bi dam vao mat tai My giua ban ngay
Người đàn ông mặc áo xanh đấm vào mặt cụ bà gốc Á giữa ban ngày. Ảnh: NYP.  
Vụ tấn công bất ngờ khiến người phụ nữ lớn tuổi ngã xuống đường, bị gãy mũi và phải nhập viện.
New York Post đưa tin, nạn nhân được đưa tới Trung tâm Bệnh viện Elmhurst trong tình trạng bị gãy mũi. Sau thời gian điều trị, bà đã được cho về nhà.

Mời độc giả xem thêm video: Nỗ lực chống kỳ thị người gốc Á tại Mỹ (Nguồn video: THĐT)

Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công cụ bà gốc Á. Các nhà chức trách đang mở cuộc điều tra vụ việc.

Toàn cảnh vụ xả súng kinh hoàng ở Mỹ, nhiều người chết

(Kiến Thức) - Ít nhất 8 người thiệt mạng trong vụ xả súng xảy ra tại thành phố San Jose, Mỹ, hôm 26/5. Nghi phạm cũng bỏ mạng trong vụ tấn công.

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet
Theo Daily Mail, vụ xả súng kinh hoàng ở Mỹ xảy ra tại xưởng tàu hỏa thuộc quản lý của Cơ quan Vận tải Santa Clara Valley (VTA) tại San Jose, bang California, Mỹ, vào sáng ngày 26/5 (giờ địa phương). (Nguồn ảnh: Daily Mail) 

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-2
Khi đó, Samuel Cassidy (ảnh), 57 tuổi, xông vào hai khu nhà và nã đạn, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng. 

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-3
 Ngay sau khi vụ xả súng xảy ra, lực lượng an ninh, cứu hộ,... đã được điều động tới hiện trường để truy bắt hung thủ và giải cứu nạn nhân.

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-4
 7 nạn nhân tử vong ngay tại hiện trường. Hai người khác được đưa tới Trung tâm y tế Santa Clara Valley cấp cứu. Tuy nhiên, một người được tuyên bố đã tử vong, người còn lại đang trong tình trạng nguy kịch.

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-5
 Nghi phạm xả súng Samuel, nhân viên của VTA, được cho là đã bỏ mạng do vết thương tự ông ta gây ra.

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-6
 Nguồn tin cho hay, trước khi gây án, Samuel đã phóng hỏa đốt căn hộ của y. 

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-7
 Qua kiểm tra, cảnh sát đã tìm thấy hàng trăm viên đạn trong nhà của nghi phạm.

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-8
 Các nhà chức trách đang mở cuộc điều tra vụ việc cũng như xác định động cơ gây án.

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-9
 Một người bạn gái cũ của Samuel cho biết, Samuel "không ổn định về tinh thần".

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-10
 Người phụ nữ rời khỏi hiện trường vụ xả súng ở San Jose hôm 26/5.

Toan canh vu xa sung kinh hoang o My, nhieu nguoi chet-Hinh-11
Cảnh sát tìm manh mối tại khu vực xảy ra vụ nổ súng

Nhìn lại 3 cuộc đảo chính khiến Mali “chao đảo” 10 năm qua

(Kiến Thức) - Trong 10 năm qua, Mali liên tục xảy ra các cuộc đảo chính khiến lãnh đạo nước này phải từ chức.

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua
Vào ngày 22/3/2012, các binh sĩ quân đội Mali nổi loạn do Đại úy Amadou Sanogo (ảnh) đứng đầu tuyên bố đã lật đổ chính quyền của Tổng thống Amadou Toumani Toure. Họ cho rằng chính quyền không cung cấp đủ phương tiện và vũ khí để lực lượng vũ trang đánh bại phiến quân. Ảnh: Getty.

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-2
 Lực lượng tiến hành cuộc đảo chính ở Mali khi đó thông báo họ đã chiếm dinh tổng thống và bắt giữ một số bộ trưởng sau cuộc đọ súng. Ảnh: AP. 

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-3
 Đến tháng 12/2012, khoảng 20 binh sĩ phá cửa vào nhà riêng của Thủ tướng Cheick Modibo Diarra (ảnh) và bắt ông này đến doanh trại quân đội Kati ở ngoại ô thủ đô Bamako. Nguồn tin này cho hay vụ bắt giữ được tiến hành theo lệnh của Đại úy Amadou Sanogo. Ảnh: Reuters. 

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-4
 Ngày 11/12, nhiều giờ sau khi bị các binh sĩ bắt giữ tại nhà riêng, Thủ tướng Mali Cheick Modibo Diarra đã tuyên bố từ chức và giải tán nội các. Ảnh: Reuters. 

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-5
 Vụ chính biến đã khiến Mali rơi vào khủng hoảng chính trị. Tình trạng rối ren sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Toure (ảnh) đã tạo điều kiện cho lực lượng Hồi giáo cực đoan mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền bắc Mali. Ảnh: Getty. 

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-6
 Năm 2020, Mali tiếp tục "chao đảo" khi chứng kiến vụ binh biến lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita (ảnh). Ảnh: Getty. 

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-7
Được biết, vụ đảo chính ở Mali năm 2020 xảy ra vài giờ sau khi lực lượng nổi dậy chiếm quyền kiểm soát căn cứ quân sự Kati ở ngoại ô Bamako, đồng thời bắt giữ nhiều quan chức quân sự và dân sự hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.  
Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-8
 Cụ thể, vào sáng 18/8/2020, nhóm binh sĩ nổi loạn bắt đầu bắn đạn chỉ thiên tại một căn cứ quân sự ở Kati, cách thủ đô Bamako của Mali 15km. Ảnh: EPA.

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-9
Sau khi tiến vào thủ đô, nhóm binh sĩ đã bắt giữ Bộ trưởng Bộ Tài chính Abdoulaye Daffe, Tham mưu trưởng Lực lượng Vệ binh Quốc gia, và Moussa Timbiné - phát ngôn viên của Quốc hội. Thủ tướng Boubou Cissé (ảnh) sau đó đã kêu gọi đối thoại với lực lượng nổi dậy nhưng không thành công. Ảnh: DW. 

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-10
Một thủ lĩnh của cuộc binh biến sau đó tuyên bố rằng Tổng thống Ibrahim Boubacar Keïta (ảnh) và Thủ tướng Boubou Cissé đã bị bắt giữ tại tư dinh ở Bamako. Trong đêm 18/8, sau vài giờ bị bắt giữ, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita tuyên bố từ chức và giải tán quốc hội. "Tôi không muốn vì duy trì quyền lực mà dẫn tới đổ máu", Tổng thống Keita phát biểu trên truyền hình. Ảnh: Reuters. 
Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-11
 Đại tá quân đội Mali Assimi Goita (ảnh) ngày 19/8/2020 tự tuyên bố là thủ lĩnh cuộc binh biến lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita, và là Chủ tịch Ủy ban cứu quốc của nhân dân (CSNP). Ảnh: AP. 

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-12
 Gần đây nhất, vào ngày 24/5 vừa qua, Quân đội Mali đã bắt giữ nhiều lãnh đạo cấp cao của nước này, trong đó có Tổng thống Bah Ndaw (ảnh) và Thủ tướng Moctar Ouane. Đại tá Assimi Goita sau đó tuyên bố Tổng thống và Thủ tướng nước này bị cách chức, dù vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Ảnh: Getty.

Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-13
"Tổng thống Mali Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane đều bị phế truất vì tìm cách 'phá hoại' quá trình chuyển tiếp quyền lực. Quá trình chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra như bình thường và cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức vào năm 2022", Đại tá Goita đọc tuyên bố trên truyền hình nhà nước. Ảnh: TR.  
Nhin lai 3 cuoc dao chinh khien Mali “chao dao” 10 nam qua-Hinh-14
 Nguồn tin cho hay, ngày 26/5, hai nhà lãnh đạo của chính phủ lâm thời Mali là Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane (ảnh) đã tuyên bố từ chức. Được biết, Tổng thống Ndaw và Thủ tướng Ouane được bổ nhiệm để dẫn dắt chính phủ lâm thời Mali từ tháng 9/2020, với mục tiêu khôi phục hoàn toàn quyền điều hành dân sự trong vòng 18 tháng sau cuộc đảo chính năm đó. Ảnh: Getty.