COVID-19 phá hỏng những kế hoạch của quân đội Trung Quốc ra sao?

Quân đội Trung Quốc (PLA) có thể đã tránh được sự tấn công của COVID-19, nhưng không vì thế mà đại dịch không có những tác động tiêu cực đến tham vọng phát triển lực lượng quân sự của Bắc Kinh.

Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, lực lượng vũ trang đông nhất thế giới (2,3 triệu quân) đã không có người nào dương tính với COVID-19. Trong khi đó quân đội Mỹ và Nga đã thông báo hơn 5.000 ca nhiễm virus.
Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, COVID-19 vẫn có tác động tiêu cực đến quân đội Trung Quốc.
Tân Hoa Xã đưa tin, lo ngại về nguy cơ lây lan COVID-19 trong lực lượng đã khiến quân đội Trung Quốc phải dời chương trình tuyển quân thường được tổ chức vào đầu năm sang tận tháng 8. Hải quân Trung Quốc cũng buộc phải thay đổi việc huấn luyện trên thao trường, chuyển sang học tập, nghiên cứu tại các lớp giảng dạy lý thuyết, chiến thuật.
Quân đội Trung Quốc cũng chịu tác động bởi dịch bệnh mặc dù không thông báo ca nhiễm COVID-19 nào (ảnh: SCMP)
Quân đội Trung Quốc cũng chịu tác động bởi dịch bệnh mặc dù không thông báo ca nhiễm COVID-19 nào (ảnh: SCMP)
Sự trì hoãn đã làm gián đoạn tiến trình thực hiện kế hoạch hiện đại hóa và phát triển về chất lượng của quân đội Trung Quốc, theo các chuyên gia.
“Quân đội Trung Quốc có quy mô lớn và việc những kế hoạch huấn luyện phải tạm hoãn do dịch bệnh có thể khiến Bắc Kinh tiêu tốn một nguồn lực đáng kể. Thêm vào đó, kế hoạch tuyển quân bị trì hoãn cũng làm giảm hiệu quả chiến đấu của PLA”, Adam Ni – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Trung Quốc (Úc), nhận xét.
“Hoạt động của hải quân Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Hải quân Trung Quốc không có những biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả cao, vì vậy, họ khó có thể tránh được mối nguy COVID-19 lây lan trên các tàu chiến”, Charlie Lyons Jones – chuyên gia nghiên cứu tại Viện Chính sách chiến lược Úc, nhận định.
“Ngay cả khi hải quân Trung Quốc không thông báo ca nhiễm COVID-19 nào, khả năng hoạt động hiệu quả của lực lượng này trong bối cảnh dịch bệnh lây lan và căng thẳng trên biển gia tăng vẫn là rất bấp bênh”, ông Jones nói thêm và cũng đặt mối nghi ngờ về việc quân đội Trung Quốc không thông báo trường hợp dương tính với virus nào.
Hơn 4.000 nhân viên y tế quân sự đã được Trung Quốc điều tới Vũ Hán dập dịch và xây dựng bệnh viện dã chiến. Hôm 17/2, tờ PLA Daily đưa tin, một số binh sĩ Trung Quốc đã được đưa đi cách ly và Yu Qiusong – chỉ huy tàu khu trục 544A tại Thường Châu, cũng tự cách ly kiểm dịch. Tuy nhiên, Quân đội Trung Quốc thông báo rằng, không người nào thuộc lực lượng này dương tính với virus.
Zhou Chenming – chuyên gia phân tích quân sự tại Bắc Kinh, cho rằng, PLA không bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng là do đã nhanh chóng nhận thức được mối nguy dịch bệnh.
“PLA cũng có hệ thống hậu cần riêng, giúp giảm tiếp xúc với bên ngoài và giảm nguy cơ lây lan virus”, ông Zhou Chenming nhận xét.
Timothy Heath – nhà phân tích chính trị quốc tế tại Mỹ, cho rằng, quân đội Trung Quốc không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng bởi dịch bệnh là bởi không có vai trò quốc tế lớn như Mỹ.
“Mỹ triển khai lực lượng toàn cầu trong khi Trung Quốc hoạt động chủ yếu tại lãnh thổ của họ. Vì thế, Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ dịch bệnh hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, quân đội Mỹ vẫn phải triển khai một loạt những nhiệm vụ để chống lại các mối đe dọa cho đồng minh và chính nước Mỹ. Điều này làm phức tạp hóa những cố gắng của Mỹ nhằm kiểm soát sự lây lan của virus trong lực lượng của mình”, ông Timothy Heath bày tỏ quan điểm.

Tường tận sức mạnh hải – lục – không quân Trung Quốc ở Hong Kong

(Kiến Thức) - Toàn bộ lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú tại Đặc khu Hành chính Hong Kong gồm 6.000 người, được trang bị một số loại vũ khí hạng trung hiện đại.

Tuong tan suc manh hai – luc – khong quan Trung Quoc o Hong Kong
 Lực lượng quân đội Trung Quốc ở Hong Kong có tên đầy đủ là "Đơn vị đồn trú Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Hong Kong" - được thành lập ngày 1/7/1997, chịu trách nhiệm về an ninh quốc phòng tại Đặc khu hành chính Hong Kong kể từ khi nơi này được Anh bàn giao trở về Trung Quốc năm 1997. Nguồn ảnh: South China Morning Post 

Tận mục cuộc sống ở thủ đô Indonesia những ngày phong tỏa vì COVID-19

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh, chính quyền Jakarta đã áp đặt các biện pháp hạn chế khiến cuộc sống của người dân ở thủ đô Indonesia bị ảnh hưởng nhiều.

Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19
 Theo DW, chính quyền Jakarta đã áp đặt các biện pháp hạn chế cho đến ngày 22/5 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Trong thời gian này, người dân sẽ phải ở nhà và các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa. Khu phố cổ ở thủ đô Indonesia vắng vẻ lạ thường những ngày này, khác hẳn cảnh đông đúc du khách trước đây. (Nguồn ảnh: DW/Reuters)

Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-2
 Kể từ ngày 20/4, hệ thống tàu điện ngầm tốc độ cao MRT đóng cửa 5 nhà ga ở thủ đô Jakarta. Thời gian hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm này cũng bị giới hạn, chỉ chạy từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều mỗi ngày. Hành khách được yêu cầu đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.

Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-3
Yulianti (trái) and Esa Dwinov (phải) dùng chung một chiếc điện thoại trong vài tuần qua. Dwinov đang học tiểu học và phải học trực tuyến trong thời gian phong tỏa. Bài tập được đưa ra thông qua các ứng dụng nhắn tin, và học sinh, phụ huynh phải gửi ảnh để chứng minh đã tham gia buổi học. 

Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-4
Tuy nhiên, trong khu ổ chuột Tanah Rendah ở Kampung Melayu, Đông Jakarta, việc giữ khoảng cách xã hội là điều khó thực hiện, bởi mật độ dân số cao. 

Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-5
Nhiều người lao động ở Jakarta mất thu nhập bởi các biện pháp hạn chế. Taxi không được phép đón khách, song vẫn được vận chuyển hàng hóa. Nhiều người bán hàng rong ở thủ đô Indonesia cũng mất nguồn thu vì lệnh phong tỏa. 

Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-6
Cảnh sát có thể giải tán bất cứ sự kiện nào tập trung hơn 5 người. Người vi phạm có thể đối mặt với án tù một năm hoặc khoản tiền phạt lên tới 6.350 USD. 
Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-7
 Cảnh sát Jakarta đã thiết lập một số trạm kiểm soát ở thủ đô để theo dõi việc thực thi các biện pháp hạn chế. 

Tan muc cuoc song o thu do Indonesia nhung ngay phong toa vi COVID-19-Hinh-8
Tổng thống Indonesia Joko Widodo thừa nhận hồi tháng trước rằng chính phủ đã giữ kín thông tin về sự bùng phát của COVID-19 để tránh gây hoang mang. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc tuân thủ khoảng cách xã hội và tỷ lệ xét nghiệm thấp làm dấy lên mối lo ngại rằng mức độ bùng phát dịch bệnh tại Indonesia tồi tệ hơn con số được công bố.