Công ty TNHH MTV Thăng Long Hiệp Phước bị phạt 300 triệu

UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 975 triệu đồng đối với Công ty TNHH Một thành viên Thăng Long Hiệp Phước; Công ty TNHH Kuang Tai; Công ty TNHH Dệt Lý Minh do có vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Ngày 24/3, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với dự án khu dân cư tại thị trấn Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch), do Công ty TNHH Một thành viên Thăng Long Hiệp Phước làm chủ đầu tư.
Cong ty TNHH MTV Thang Long Hiep Phuoc bi phat 300 trieu
Công ty TNHH MTV Thăng Long Hiệp Phước bị xử phạt 300 triệu đồng.
Theo quyết định xử phạt, Công ty TNHH Một thành viên Thăng Long Hiệp Phước đã vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do không có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh. Cụ thể, công ty này đã đưa vào hoạt động dự án Khu dân cư theo quy hoạch với quy mô hơn 9,8ha tại thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch mà chưa được cấp giấy phép môi trường.
Với vi phạm trên, UBND tỉnh Đồng Nai quyết định xử phạt Công ty TNHH Một thành viên Thăng Long Hiệp Phước số tiền 300 triệu đồng. Đồng thời, yêu cầu ông Nguyễn Văn Trình, Giám đốc công ty thực hiện quyết định xử phạt.
Trước đó, ngày 21/3/2025, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 917/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Kuang Tai (Việt Nam) số tiền 355 triệu đồng. Cụ thể, Công ty TNHH Kuang Tai (Việt Nam) có trụ sở chính tại Đường số 6, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch III - Giai đoạn 1, thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã đưa cơ sở đi vào hoạt động chính thức nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường theo quy định.
Đồng thời, Công ty cũng không thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 291/QĐ-KCNĐN ngày 02/07/2021 của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai.
Cùng ngày 21/3/2025, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH Dệt Lý Minh số tiền 320 triệu đồng.
Cụ thể, Công ty TNHH Dệt Lý Minh có trụ sở chính tại Lô B410 - B411 - B412, Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã có hành vi vi phạm là đưa nhà máy vào hoạt động nhưng không có Giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh. Quy định tại khoản 2 Điều 6 và điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
>>> Xem thêm video: Xử phạt 2 giáo viên đánh nhau gây thương tích ở Quảng Trị
  

Chậm ban hành văn bản, vì sao chưa có chế tài xử phạt?

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về việc doanh nghiệp làm chậm bị xử phạt, còn chậm ban hành văn bản thì chưa có chế tài.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương) chất vấn Bộ trưởng Tư pháp: Tại sao nhiều doanh nghiệp sai phạm hay làm chậm thì bị xử phạt nghiêm, nhưng các cơ quan chậm ban hành hướng dẫn hay ban hành văn bản không khả thi thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh, dù tác động rất lớn đến người dân và doanh nghiệp? Bộ trưởng có quan điểm và giải pháp gì về vấn đề này?
Cham ban hanh van ban, vi sao chua co che tai xu phat?
 Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương). 

Đề xuất mô hình chính quyền cấp tỉnh, cấp cơ sở sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đề xuất mô hình 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện.

Dự thảo sửa đổi cơ bản các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương để thể chế hoá đầy đủ các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cụ thể hoá quy định của Hiến pháp (sau khi sửa đổi) nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp như hiện nay (gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) thành 2 cấp (gồm: cấp tỉnh và cấp cơ sở).
Đồng thời bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.