Công ty KT&CBĐ An Giang thi Tửu vương chi bảo: Ông Nguyễn Thiện Phú nói “bộc phát”, tin được không?

(Kiến Thức) - Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang tổ chức Hội thi “Tửu vương chi bảo” một cách bài bản, có thí sinh, có chấm thi, có trao cúp thì không thể là hành vi bộc phát như lời ông Nguyễn Thiện Phú – Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh An Giang nói được.

Mấy ngày vừa qua, chuyện một doanh nghiệp nhà nước - Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang tổ chức Hội thi “Tửu vương chi bảo” (Uống rượu giỏi) khiến dư luận vô cùng ngạc nhiên. Thậm chí nhiều ý kiến phản ứng gay gắt khi cho rằng, doanh nghiệp nhà nước với lãnh đạo đều là cán bộ Đảng viên lại thực hiện hành vi đi ngược chủ trương của Chính phủ.
Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác và chế biến đá An Giang - Nguyễn Tấn Danh, vào sáng ngày 16/8, công ty tổ chức cúng rằm tháng 7. Tại đây, công đoàn của công ty KT&CBĐ An Giang đã tổ chức hội thi "Tửu vương chi bảo" cho các anh em "vui vẻ" sau những ngày lao động.
Đáng chú ý, cuộc thi không chỉ dừng lại ở việc uống rượu mà đích thân ông Nguyễn Tấn Danh – Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác và chế biến đá An Giang còn tiến hành trao tặng cúp cho 2 cá nhân trong công ty đoạt giải đệ nhất và đệ nhị tửu vương chi bảo.
Ngay khi những hình ảnh của cuộc thi uống rượu giỏi trên lan truyền trên mạng xã hội đã tạo sự bức xúc trong dư luận. Bởi Công ty TNHH MTV Khai thác và chế biến đá An Giang là một doanh nghiệp nhà nước với dàn lãnh đạo đều là cán bộ Đảng viên, lẽ ra phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và chủ trương của Quốc hội, Chính phủ trong việc hạn chế tác hại của rượu bia, nhất là khi Quốc hội vừa thông qua Luật phòng chống tác hại của rượu, bia.
Cong ty KT&CBD An Giang thi Tuu vuong chi bao: Ong Nguyen Thien Phu noi “boc phat”, tin duoc khong?
Hình ảnh cuộc thi “Tửu vương chi bảo” của Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang tổ chức.
Thực tế thời gian qua, rượu bia là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều hệ lụy trong xã hội. Cụ thể, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về số người chết do va chạm trên đường, với tỷ lệ 26,1/100.000 người. Thống kê cho thấy, trong năm 2018 có 24.970 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông ở Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 8.385 vụ TNGT, làm chết 3.810 người, bị thương 6.358 người. Trong khi đó, đa số nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn giao thông chết người đều do sử dụng rượu bia.
Ngoài ra rượu bia cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án mạng, phá vỡ hạnh phúc gia đình, đồng thời tác hại lâu dài tới sức khỏe, gia đình và kinh tế - xã hội. Bởi vậy, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang có biện pháp siết chặt việc sử dụng rượu, bia nhằm bảo đảm an toàn xã hội.
Tác hại của rượu bia khủng khiếp thế nào thì chắc hẳn những người lãnh đạo Công ty TNHH MTV Khai thác và chế biến đá An Giang đều tường tận và những chủ trương của Quốc hội, Chính phủ trong việc hạn chế rượu bia thì họ đều nắm bắt được. Tuy nhiên, chỉ vì mua vui, họ đã tổ chức một cuộc thi vô tiền khoáng hậu đi ngược lại chủ trương của Chính phủ khiến dư luận bức xúc. Đáng chú ý, trong bữa tiệc ấy, có không ít lãnh đạo huyện và các xã đến tham dự nhưng không một ai lên tiếng can ngăn.
Thậm chí mới đây, khi trả lời báo chí, ông Nguyễn Thiện Phú – Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh An Giang cho hay, ngày 16/8, trong buổi tổ chức lễ cúng rằm tháng bảy, công ty này có mời một số lãnh đạo huyện và các xã đến tham dự. Tại buổi tiệc, một số cán bộ công ty rủ nhau ngồi cùng bàn, sau đó nghĩ ra chuyện so “tửu lượng” và trao giải cho nhau. Hội thi mang tên “Tửu vương chi bảo”.
Theo lời Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh An Giang, việc “so tửu lượng” là chuyện bộc phát của một vài cá nhân, không đơn vị nào trong hệ thống công đoàn từ tỉnh đến cơ sở lại có chủ trương tổ chức việc "so tửu lượng" với nhau.
Lời của vị Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh An Giang khiến nhiều độc giả không hài lòng. Đa số ý kiến bình luận trên mạng xã hội và trên báo chí đều cho rằng, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh An Giang đang lấp liếm, bao che thay vì chỉ ra những mặt hạn chế và đưa ra những biện pháp xử lý để chấn chỉnh.
Độc giả Trần Nam khi nêu ý kiến cho rằng, việc Công ty TNHH MTV Khai thác và chế biến đá An Giang tổ chức cuộc thi uống rượu giỏi là không thể chấp nhận được. Bởi thực tế việc chấp hành chủ trương hạn chế rượu bia áp dụng cho tất cả mọi người, mọi đơn vị, nhất là các doanh nghiệp nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành.
“Thứ nhất đã là cuộc thi thì các thí sinh tham gia phải uống hết mình, thậm chí uống vượt sức chịu đựng để đoạt giải. Uống rượu như thế tất nhiên là phải say mà khi say thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông, rồi về nhà vợ chồng cãi cự, xích mích bất hòa. Thứ 2, việc lãnh đạo công ty nên tặng cúp cũng thật khó hiểu. Bởi hành vi cổ súy cho việc uống rượu thể hiện ý thức coi thường chủ trương của Đảng, Nhà nước và các quy định của pháp luật, dẫn đến những hệ lụy xấu, trở thành những tấm gương mờ trong việc nêu gương cán bộ, đảng viên trong quần chúng nhân dân. Đấy là chưa kể việc ngày rằm mà công ty tổ chức tiệc tùng sai quy định, tiền chi cho bữa tiệc nếu lấy từ tiền công ty thì chắc chắn không đúng”, độc giả Trần Nam cho biết.
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Mai nhìn nhận, việc công ty tổ chức cuộc thi rượu đã là sai, trao cúp đã là lố nhưng việc Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh An Giang cho rằng đó là hành động bộc phát của một vài cá nhân thì khó khiến người ta tin được.
“Một cuộc thi uống rượu được tổ chức bài bản, trao cúp, trao giải mà đích thân lãnh đạo công ty trao thì không phải là bộc phát. Mà nếu có là bộc phát của một số cá nhân đi nữa thì lãnh công ty và lãnh đạo huyện, xã có mặt ở đó phải có hành động nhắc nhở, can ngăn, sao lại im lặng, thậm chí hưởng ướng bằng việc đứng lên trao cúp. Rõ ràng, trả lời như vậy là có dấu hiệu lấp liếm, bao che sự việc”, độc giả Nguyễn Mai cho biết.
Không phải là bộc phát, cần xử lý nghiêm minh:
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, bản thân ông và nhiều người khác thật bất ngờ và ngỡ ngàng đối với cuộc thi uống rượu giỏi có trao Cup của công ty trách nhiệm hữu hạn MTV khai thác và chế biến đá An Giang tổ chức.
Đây là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức này có công đoàn phải có cán bộ là lãnh đạo nhà nước có trình độ nhận thức và am hiểu chính sách, pháp luật nhưng không hiểu lý do gì họ lại tổ chức ra cuộc thì đi ngược với chính sách và pháp luật như vậy.
Điều bất ngờ ở đây là sau một thời gian dài Dự thảo luật phòng chống tác hại rượu bia được công khai lấy ý kiến góp ý của nhiều tổ chức, cá nhân vào dự thảo luật và luật này vừa mới được Quốc Hội thông qua. Trong quá trình tuyên truyền, vận động, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì rất nhiều các quy định của luật này đã được người dân nắm bắt trong đó có việc cấm quảng cáo, khuyến khích, dụ dỗ, ép buộc uống rượu bia....
Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, đã được văn bản pháp luật này quy định khá rõ. Bởi vậy, cơ quan chức năng, lãnh đạo của đơn vị này cần phải có hình thức xử lý phù hợp, có thể áp dụng các hình thức kỷ luật đối với những cán bộ, nhân viên, những người có liên quan đến vụ việc này, trong đó bao gồm cả hai người nhận cup của cuộc thi.
Cuộc thi có tổ chức phải có trao giải, thậm chí đặt làm cup, trao cup thì không thể nói là tự phát được. Đây rõ ràng là một cuộc thi có sự chuẩn bị từ trước và gây ra dư luận không tốt trong xã hội.
Ngoài ra, cũng cần xem xét về thời điểm tổ chức uống rượu, địa điểm tổ chức uống rượu xem việc uống rượu này có vi phạm nền nếp, kỷ cương hành chính hay không. Nếu uống rượu trong giờ làm việc, uống rượu vào buổi trưa đối với công chức, viên chức, cán bộ nhà nước thì chỉ riêng hành vi này là vi phạm và hoàn toàn có thể xử lý kỷ luật.
Để ban hành luật phòng chống tác hại rượu bia thì cơ quan, đơn vị soạn thảo và các nhà khoa học đã nghiên cứu, chỉ ra rất nhiều tác hại của rượu bia, có dẫn chứng, số liệu cụ thể. Trên cơ sở các nghiên cứu đó mà nhà nước, Quốc Hội đã quyết định thông qua luật phòng chống tác hại rượu bia để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của loại đồ uống có cồn này.
Khi văn bản này vừa được Quốc Hội thông qua thì đơn vị này lại tổ chức một cuộc thi hết sức lố bịch, đi ngược lại với đường lối, chính sách của đảng, gây tâm lý xấu trong xã hội. Bởi vậy sự việc này cần phải được xử lý một cách công khai, đúng pháp luật để tránh xảy ra những vụ việc tương tự, đảm bảo luật phòng chống tác hại rượu bia được thực thi một cách nghiêm túc, có hiệu quả trong tương lai.
Tại điều 5, Luật phòng chống tác hại rượu bia được Quốc Hội thông qua 14/6/2019 quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Điều 10 quy định địa điểm không uống rượu, bia bao gồm:
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
Nhận định về việc, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh An Giang, việc “so tửu lượng” là chuyện bộc phát của một vài cá nhân, Luật sư Cường cho rằng, đây là ý kiến cá nhân của ông ấy, việc này lãnh đạo đơn vị này và lãnh đạo đơn vị quản lý cấp trên có trách nhiệm xác minh, làm rõ. Việc tổ chức cuộc thi có trao cup, có danh hiệu cho người thắng cuộc, có danh tính người thắng cuộc, có thể lệ, có ban tổ chức thì không thể nói là tự phát được. Người nào có trách nhiệm, có liên quan nhưng không nhận thức được trách nhiệm của mình, cố tình bao biện, che giấu hành vi vi phạm và bao che cho người khác thì càng cần phải xử lý nghiêm minh.
Theo Điều 33. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cụ thể: 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức. 2. Người đứng đầu tổ dân phố, khu phố, khối phố, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ chức tại cơ sở, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định tại Điều 24 của Luật này. 3. Người đứng đầu, người quản lý, điều hành địa điểm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này có trách nhiệm sau đây: a) Nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 và Điều 19 của Luật này; từ chối cung cấp dịch vụ nếu người vi phạm tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở, yêu cầu; b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc, quyền quản lý, điều hành.

Bên lề Quốc hội: Nên tịch thu bằng lái từ 3- 5 năm với người vi phạm uống rượu, bia lái xe

Các đại biểu Quốc hội đề xuất phải đưa mức xử phạt thật nặng, thậm chí có thể lên tới 50- 100 triệu đồng, tịch thu bằng lái xe từ 3- 5 năm với người vi phạm uống rượu bia tham gia giao thông.

Ben le Quoc hoi: Nen tich thu bang lai tu 3- 5 nam voi nguoi vi pham uong ruou, bia lai xe
Ông Bùi Sĩ Lợi trả lời phỏng vấn tại hành lang Quốc hội. Ảnh: Viết Tôn 
Xung quanh Luật Phòng chống, tác hại của rượu bia sẽ được Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, rất nhiều đại biểu Quốc hội đã thể hiện mong muốn Luật sẽ được triển khai hiệu quả trong thực tế, thậm chí đề xuất rất nhiều biện pháp mạnh để tăng cường xử lý các sai phạm.
Trao đổi bên lề Quốc hội, ông Bùi Sĩ Lợi, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: “Những câu khẩu hiệu như: “Tham gia giao thông thì không uống rượu bia", “Không uống rượu bia khi tham gia giao thông” rất hay. Tôi rất muốn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sắp tới, trong quy định về các hành vi bị cấm có thể viết ngay là “người tham gia giao thông thì không được uống rượu, bia”. Tức là chỉ cần uống rượu, bia là bị xử phạt chứ không chờ đến lúc phải đo nồng độ cồn. Vì biện pháp đo nồng độ có thể khiến nhiều người bằng cách này hay cách khác tác động để kết quả đo không chính xác”.
Đại biểu Bùi Sĩ Lợi cũng đề xuất, trước tình thế bức bách vì đã có quá nhiều người chết oan vì rượu, bia như thời gian gần đây, trong khi chờ Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, Quốc hội nên có một Nghị quyết, có thể là Nghị quyết kinh tế- xã hội để Chính phủ có cơ sở đề ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng uống rượu bia gây ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Cụ thể, Nghị quyết đó có vai trò như một Luật điều chỉnh và có hiệu lực ngay lập tức khi Nghị quyết ban hành, sẽ có tác động tới xã hội lớn hơn, nhanh hơn Luật. Nhưng trong Nghị quyết này phải có nội dung lộ trình, cách thức và giải pháp để Chính phủ có căn cứ ra Nghị định hoặc ra các văn bản pháp quy để đảm bảo thực hiện có hiệu quả. Điều quan trọng nhất là có giải pháp để ngăn cấm nhưng khi thực hiện phải có cơ chế và chế tài xử lý.
Cũng đề xuất những giải pháp để Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia triển khai hiệu quả, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho biết: “Thời gian qua, tác hại của rượu bia đã nhìn thấy rõ khi gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về kinh tế, tinh thần; là nỗi lo âu, bức xúc với toàn xã hội. Vì vậy việc đưa ra Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia trong thời điểm này là rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dân. Với Luật thông qua lần này, muốn có hiệu quả thì giải pháp quan trọng nhất là phải quy định các hình thức xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, sử dụng rượu bia, gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ trước kia trong Luật chỉ quy định xử phạt khi người sử dụng rượu bia tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu đo được vượt quá 50 mg- 80 mg/100 ml máu là chưa đủ sức răn đe, cảnh báo, nên nhiều sai phạm vẫn xảy ra, chưa tính đến những trường hợp có uống rượu bia nhưng chưa gây ra tai nạn”.
Theo đó, rất cần rút kinh nghiệm như Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, đã có Luật rồi nhưng từ khi ban hành đến nay chưa có một nơi nào xử phạt được các vi phạm. Vì vậy, trong Luật phòng chống tác hại của rượu, bia lần này, cần phải xây dựng hình thức quy định rất cụ thể và chi tiết các chế tài để xử lý nghiêm và xử lý có hiệu quả những sai phạm để nâng hiệu quả của Luật.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương kiến nghị, với sai phạm về uống rượu, bia tham gia giao thông, phải xử lý thu hồi lại bằng lái xe từ 3- 5 năm hoặc xử phạt ít nhất 50 - 100 triệu đồng mới đủ tính răn đe. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp khống chế sai phạm. Ví dụ, các cửa hàng bán rượu bia phải có mức độ, không để bán thoải mái dẫn tới khách hàng say hoặc những người có liên quan như người ép tài xế uống rượu, bia gây tai nạn được khai ra cũng phải bị xử lý.
“Tôi rất kỳ vọng khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia ban hành sẽ giảm bớt được ít nhất 50- 60% các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động do sử dụng rượu bia. Còn biện pháp triệt để thì chắc chắn vẫn rất khó vì người dân lâu nay vẫn có thói quen uống rượu bia trong các cuộc liên hoan; và lấy việc ép nhau uống làm niềm vui. Vì vậy, nếu trong quá trình xử lý xử phạt không nghiêm, thiếu sức răn đe, cảnh báo thì hiệu quả áp dụng cũng không cao. Bên cạnh đó, khi Luật ban hành, tất cả các Bộ, ngành, tỉnh thành phải có văn bản triển khai, đồng thời phải có bộ máy để tuyên truyền phổ biến Luật đến tận người dân, từng cơ quan đơn vị và tiếp tục kiểm tra. Đồng thời phải có giải pháp kết nối mạng để nếu có trường vi phạm ở tỉnh này thì tỉnh kia đều biết vi phạm ở điểm này thu bằng thì điểm kia không thể cấp bằng hoặc không tuyển dụng những tài xế này”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho biết.

ĐB Dương Trung Quốc: Văn hóa uống rượu, bia sao đưa lên “đoạn đầu đài”

(Kiến Thức) -Thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại Quốc hội ngày 23/5, Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết, rượu, bia là văn hóa của cả nhân loại rồi, tại sao đưa nó lên đoạn đầu đài như thế này?

Theo đại biểu Dương Trung Quốc, ông theo dõi các phiên thảo luận liên quan đến luật này và cảm nhận được một điều là chúng ta tiếp cận sai.