Công ty Khánh Hòa băm nát núi Chín Khúc để xây dự án tâm linh

Chủ đầu tư - Công ty Khánh Hòa-  khẳng định được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép bạt núi để xây khu du lịch tâm linh, dựng tượng phật trên đỉnh núi Chín Khúc.

Như Zing.vn đã có loạt bài phản ánh về việc doanh nghiệp cho máy móc san ủi, bạt núi Chín Khúc để làm dự án, trong khi đó nhiều cơ quan ban ngành tỉnh Khánh Hòa nói không nắm hồ sơ và không rõ ai đang xây dựng gì trên đỉnh núi này.
Dự án tâm linh bao trọn núi Chín Khúc
Zing.vn đã liên hệ với chủ đầu tư là Công ty TNHH sản xuất và xây dựng Khánh Hòa (Công ty Khánh Hòa) để tìm hiểu những dự án mà công ty này đang thi công trên đỉnh núi Chín Khúc.
Cong ty Khanh Hoa bam nat nui Chin Khuc de xay du an tam linh
Vị trí dự kiến đặt bức tượng phật cao 153 m trên đỉnh núi Chín Khúc. Ảnh: An Bình. 
Đại diện Công ty Khánh Hòa cho biết năm 2012, sau khi UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện dự án Khu biệt thự và du lịch sinh thái trên đỉnh núi Chín Khúc, công ty này bắt tay ngay vào việc thuê đơn vị tư vấn, lập quy hoạch chi tiết.
“Lúc đó, đường lên núi không có nên công tác đo đạc, khảo sát lập quy hoạch gặp khó khăn, vì vậy công ty xin chủ trương làm đường lên núi và được UBND tỉnh chấp thuận”, người này nói.
Theo giấy phép được cấp, dự án Khu biệt thự và du lịch sinh thái được chia làm 2 khu. Khu A (giáp xã Phước Đồng) có diện tích sử dụng 75 ha và khu B (giáp xã Vĩnh Thái và Vĩnh Trung) có diện tích hơn 123,2 ha.
Đại diện Công ty Khánh Hòa cho biết riêng khu B của dự án, mới đây UBND tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận cấp thêm gần 400 ha (nâng tổng diện tích lên hơn 513 ha) để thực hiện dự án khu du lịch tâm linh có tên Cửu Long Sơn Tự. Đây là dự án bao trọn đỉnh núi Chín Khúc, nơi công ty này đang cho san ủi, tạo mặt bằng nhiều năm nay.
Người đại diện này khẳng định Công ty Khánh Hòa chưa thi công dự án trên núi Chín Khúc, mà chỉ mới làm ranh cản lửa và con đường để đơn vị tư vấn lên khảo sát lập quy hoạch chi tiết. “Trong năm 2019 sẽ hoàn thành việc thi công đường. Sau đó lập quy hoạch chi tiết trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt”, người này nói và thừa nhận các dự án trên đỉnh núi Chín Khúc chưa có đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Theo chủ đầu tư, dự án tâm linh Cửu Long Sơn Tự gồm quần thể chùa, gian hàng trưng bày vật phẩm liên quan đến phật giáo, trên đỉnh cao nhất của núi Chín Khúc sẽ cho dựng một bức tượng phật cao 153 m. Trong đó, phần tượng cao 108 m, đế cao 45 m. “Cái này (dự án Cửu Long Sơn Tự) là vì bá tánh, còn công sức tôi không tính”, đại diện Công ty Khánh Hòa nói.
Tuy nhiên, người đại diện này cũng thừa nhận, dự án Cửu Long Sơn Tự mới chỉ ở giai đoạn chấp thuận chủ trương, lập quy hoạch chi tiết trình UBND cơ quan chức năng phê duyệt.
Nói về việc chưa có quy hoạch chi tiết, chưa lập dự án và chưa được cấp phép mà chủ đầu tư vẫn cho thi công rầm rộ, đại diện Công ty Khánh Hòa nại lý do đào núi làm đường để đơn vị tư vấn, khảo sát do đạc, lập quy hoạch. Khi quy hoạch chi tiết dự án được phê duyệt, cấp phép công ty mới làm ĐTM.
Dự án có trước quy hoạch chung 3 tháng
Ngày 25/9/2012, Thủ tướng ký quyết định 1396/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025.
Điều đáng nói, chỉ 3 tháng trước khi có quyết định 1396, tháng 6/2012, UBND tỉnh Khánh Hòa ký giấy phép cấp cho Công ty Khánh Hòa thực hiện dự án khu biệt thự và du lịch sinh thái tại khu vực núi Chín Khúc, với diện tích gần 200 ha.
Cong ty Khanh Hoa bam nat nui Chin Khuc de xay du an tam linh-Hinh-2
 Doanh nghiệp cho biết mới chỉ thi công đường để đơn vị tư vấn khảo sát lập quy hoạch chi tiết. Ảnh: An Bình.
Phóng viên liên hệ với ông Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, người ký các quyết định giao đất và giấy chứng nhận đầu tư các dự án trên núi Chín Khúc cho Công ty Khánh Hòa, ông Thắng nói ông đã về hưu quá lâu rồi nên không nhớ.
Đề nghị thống nhất quy hoạch Nha Trang
Vào cuối năm 2018, sau khi xảy ra hàng loạt vụ sạt lở ở các vùng núi ở Nha Trang làm chết 21 người, UBND TP Nha Trang đã kiểm ra, rà soát qua đó cho thấy có khoảng 67 dự án trên đồi, núi, riêng núi Chín Khúc có 7 dự án.
UBND TP Nha Trang đề nghị: “Đối với việc xem xét lập quy hoạch phân khu và các đề xuất lập dự án đầu tư tại các khu vực đồi núi, UBND tỉnh chỉ nên xem xét sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang đuợc phê duyệt để đảm bảo sự thống nhất giữa các cấp quy hoạch”.
Sau đó, UBND tỉnh Khánh Hòa họp và ra văn bản đồng ý với các đề xuất của TP Nha Trang, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát báo cáo danh mục các dự án, kiểm tra tình hình thực hiện của các dự án đã được phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, tham mưu UBND tỉnh chấm dứt hoạt động dự án và thu hồi theo quy định đối với những dự án chậm tiến độ.
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch kiếm tra thực tế về việc quản lý, khai thác và sử dụng đất đai của các dự án; lưu ý về các thủ tục pháp lý đối với việc san nền địa hình, khai thác và tận thu đất đá tại khu vực có địa hình đồi núi...
Sở Xây dựng có nhiệm vụ kiểm tra tình hình và tiến độ triển khai thi công các hạng mục công trình của các dự án; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp thi công không đúng theo giấy phép xây dựng được cấp và các trường hợp thi công khi chưa được cấp phép.
Cong ty Khanh Hoa bam nat nui Chin Khuc de xay du an tam linh-Hinh-3
 Vị trí núi Chín Khúc, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Ảnh: Google Maps.

TP.HCM đính chính việc dừng đầu tư dự án mới tại quận 1, 3

Vài ngày sau thông báo dừng cấp phép phát triển dự án nhà ở mới tại hai quận trung tâm, TP.HCM "nói lại" rằng vẫn cấp phép nhưng sẽ có sự hạn chế, chọn lọc.

UBND TP.HCM vừa thông tin đính chính lại việc ngừng cấp phép phát triển dự án nhà ở mới ở quận trung tâm hiện hữu quận 1 và quận 3. Theo đó, thành phố vẫn cấp phép đầu tư phát triển dự án nhà ở mới ở hai quận trung tâm, nhưng sẽ có sự hạn chế, chọn lọc.

Nợ xấu của Sacombank từ thời Trầm Bê đến giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Số nợ xấu ước khoảng 60.000 tỷ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã CK: STB) từ thời ông Trầm Bê để lại, đến thời ông Dương Công Minh vẫn đang tiếp tục được xử lý.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank bị kiểm toán lưu ý khoản nợ 746 tỷ đồng. Khoản nợ này bắt nguồn từ khoản vay nợ của 7 khách hàng và được đảm bảo bằng cổ phiếu của một ngân hàng khác mà dư luận cho rằng đó là Sacombank. Đã nhiều năm trôi qua, khoản nợ này vẫn khiến Eximbank chật vật xử lý. Thông tin này khiến dư luận cũng thắc mắc về khoản nợ xấu của Sacombank từ thời ông Trầm Bê để lại hiện giờ ra sao?

Có thể nói, nợ xấu của Sacombank trở nên nổi cộm nhất khi ông Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank bị xử lý vì tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại thời điểm tháng 8/2017, ông Trầm Bê để lại là 2 khoản nợ rất lớn tại Sacombank, một là khoản nợ liên quan tới bất động sản với giá trị khoảng 33.000 tỷ đồng. Khoản nợ thứ 2 là cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng, tổng cộng là 43.000 tỷ. Tất cả khoản nợ này được cho rằng đều có tài sản bảo đảm, tuy nhiên, cần khoảng 3 năm để thu hồi. Cũng tại thời điểm trên, Sacombank có khoảng 60.000 tỷ đồng nợ xấu.

No xau cua Sacombank tu thoi Tram Be den gio ra sao?
Trầm Bê để lại một khoản nợ xấu "khổng lồ" cho Sacombank. Ảnh: Internet.

Để xử lý nợ xấu trên, sau khi Sacombank bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới, đã ban hành khoảng 40 Nghị quyết/Quyết định liên quan để xử lý nợ xấu, thành lập hàng loạt Ủy ban…

Một số khoản vay cá nhân được gia hạn tiến độ thanh toán, miễn giảm lãi thẻ tín dụng. Đối với thương vụ bán hơn 95% vốn Giấy Sài gòn cho Tập đoàn Sojitz đến từ Nhật Bản, phần lớn số cổ phần này lại được thế chấp tại Sacombank cho các khoản vay của các cổ đông cũ. Sacombank đã giải chấp được 92,5 triệu cổ phần Giấy Sài Gòn. Nhà băng này cũng nhận mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu do CTCP Đầu tư xây dựng Thái Sơn phát hành ngày 18/01/2017 với mệnh giá 2.000 tỷ đồng...

Ngay khi nhậm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, ông Dương Công Minh đã khẳng định: Hơn 60.000 tỷ đồng nợ xấu đang được xử lý một cách quyết liệt. Mục tiêu mà ông Minh đưa ra là cuối năm 2017 xử lý được khoảng 20.000 tỷ đồng nợ xấu.

Trên thực tế, sau năm 2017, ngân hàng này xử lý được hơn 15.000 tỷ đồng nợ xấu, nửa đầu năm 2018 tiếp tục rốt ráo xử lý và trích lập dự phòng.

Tiếp đó, 6 tháng đầu năm 2018, Sacombank đã thu hồi được hơn 3.600 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 3,3% (đầu năm 2017 là 6,68%). Khoản nợ có khả năng mất vốn giảm 1.000 tỷ đồng xuống còn 7.300 tỷ đồng (so với cuối năm 2017).

Trong năm 2018, Sacombank đã đặt ra mục tiêu xử lý hơn 19.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Trước đó, Sacombank đã xử lý thành công 3 lô đất tại khu Công nghiệp Đức Hoà III - Long An liên quan đến ông Trầm Bê với giá hơn 9.200 tỷ đồng.

Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018, Sacombank ghi nhận 1.314 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; Tín dụng có thu nhập lãi thuần đem về 5.523 tỷ đồng, tăng tới 47% so với năm trước. Tuy nhiên, thời gian này, Sacombank vẫn chật vật với quá trình xử lý nợ xấu. Thời điểm Quý III, lượng nợ xấu này khoảng gần 38.900 tỷ đồng, giảm khoảng 2.400 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Tổng cộng nợ xấu (gồm nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng tại VAMC) là khoảng 47.000 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 16,1%.

Trong năm 2018, hoạt động xử lý nợ vẫn là trọng tâm của ngân hàng này. Do đó, Sacombank đã mạnh tay chi phí dự phòng rủi ro gấp đôi lên thành 1.592 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của Sacombank là 406.041 tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 14,9% đạt 253.100 tỷ đồng. Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 9,2% đạt 349.197 tỷ đồng.

Theo Thời báo Ngân hàng, ông Dương Công Minh từng lý giải việc ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu của ông Trầm Bê và người có liên quan sau sáp nhập là do đa phần tài sản có pháp lý dở dang, chưa hoàn thiện.

No xau cua Sacombank tu thoi Tram Be den gio ra sao?-Hinh-2
 Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank - vẫn đang cố gắng xử lý khoản nợ xấu của ngân hàng dưới thời Trầm Bê. Ảnh: Internet.

Ông Minh cho biết, trong thời gian qua, Sacombank thanh lý, bán tài sản theo quy định, trong đó ưu tiên thu hồi nợ gốc, riêng về lãi sẽ tiếp tục theo dõi để xử lý theo quy định trong thời gian tới.

Như vậy, gần 2 năm qua, Sacombank vẫn "đánh vật" với khoản nợ khổng lồ từ thời ông Trầm Bê để lại. Nếu không có gì đột biến, nhiều khả năng việc xử lý nợ xấu vẫn là nhiệm vụ trọng điểm của ngân hàng này trong năm 2019.