Công thức tính điểm xét tuyển vào ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2021

Do đặc thù của một số ngành, chương trình đào tạo, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ sử dụng các tổ hợp xét tuyển có hoặc không có môn chính.

Với mỗi tổ hợp, điểm xét tuyển cũng có những cách tính khác nhau. Điểm xét tuyển theo mỗi phương thức đều làm tròn đến 2 chữ số sau dấu thập phân.
Cụ thể, đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả của bài kiểm tra tư duy sử dụng một trong các tổ hợp BK1 (Toán - Đọc hiểu - Lý, Hóa), BK2 (Toán - Đọc hiểu - Hóa, Sinh), BK3 (Toán - Đọc hiểu, Tiếng Anh), tổng điểm được tính theo thang điểm 30. Cách tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = [(Phần Toán + Phần Đọc hiểu + Phần Tự chọn)] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Trong đó, phần Toán kéo dài 90 phút, gồm 2 bài tự luận và 25 câu trắc nghiệm, chiếm 15 điểm; Phần Đọc hiểu kéo dài 30 phút, gồm 3 bài đọc chiếm 5 điểm; Phần Tự chọn kéo dài 60 phút, trong đó, Tự chọn Lý - Hóa hoặc Hóa - Sinh mỗi môn 15 câu trắc nghiệm; Tự chọn Tiếng Anh gồm 50 - 60 câu trắc nghiệm. Phần này chiếm 10 điểm.
Cong thuc tinh diem xet tuyen vao DH Bach khoa Ha Noi nam 2021
Thí sinh có thể xét tuyển bằng cả kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và bài kiểm tra tư duy do Trường ĐH Hà Nội tổ chức.
Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sử dụng tổ hợp xét tuyển không có môn chính, cách tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3)] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Đối với thí sinh xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sử dụng tổ hợp xét tuyển có môn chính, cách tính điểm xét tuyển như sau:
Điểm xét tuyển = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính) x 3/4] + Điểm ưu tiên (Khu vực / Đối tượng)
Năm 2021, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 50-60% tổng chỉ tiêu xét tuyển (dự kiến khoảng 7.420 chỉ tiêu) cho phương thức sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, 30 – 40% tổng chỉ tiêu sẽ dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm của bài kiểm tra tư duy. Thí sinh có thể xét tuyển bằng cả kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và bài kiểm tra tư duy do Trường ĐH Hà Nội tổ chức.
>>> Mời quý độc giả xem video: Kết thúc kỳ thi THPT 2021 đợt 1: Xử lý nghiêm việc lọt đề

Nguồn: ANTV


Chân dung Thứ trưởng BQP Vũ Hải Sản vừa thăng hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản vừa được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng.

Chan dung Thu truong BQP Vu Hai San vua thang ham Thuong tuong
Chiều 12/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với ông Vũ Hải Sản, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chan dung Thu truong BQP Vu Hai San vua thang ham Thuong tuong-Hinh-2
Thượng tướng Vũ Hải Sản sinh năm 1961, quê quán xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông từng học tại Trường sĩ quan lục quân. Ông là Cử nhân Quân sự, có bằng Cao cấp lý luận chính trị.

Vì sao khó thu hồi tài sản đại án Phan Văn Anh Vũ, Phạm Công Danh…?

Việc thu hồi tài sản đại án Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Phan Văn Anh Vũ… chưa cao được lý giải do đây là các vụ án có giá trị lớn, nhiều tài sản còn vướng mắc về quyền sở hữu nên khó kê biên, xử lý.

Tại cuộc họp về kết quả công tác Quý III và nhiệm vụ Quý IV của Tổng cục Thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp tổ chức mới đây, ông Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 2 cho biết, về án kinh tế, tham nhũng, trong 9 tháng đầu năm, các cơ quan THADS đã thi hành xong gần 24 nghìn tỷ đồng/gần 34 nghìn tỷ đồng có điều kiện.
Trong đó, các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo, các đơn vị đã thi hành xong 1.600 tỷ đồng trong số gần 34.000 tỷ đồng có điều kiện.