Công nhận hai cây thị 600 tuổi là cây di sản VN

Đây là hai cây thị 600 năm tuổi, nằm ở vị trí trung tâm làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 

Ngày 24/4, tại Khu di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Lễ đón Bằng công nhận và vinh danh hai cây thị cổ là Cây di sản Việt Nam.
Cong nhan hai cay thi 600 tuoi la cay di san VN
 Một cây thị cổ ở Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Văn Nhật/TTXVN. 
Đây là hai cây thị đã trên 600 năm tuổi (tương truyền có từ thời Trần-Hồ) nằm ở vị trí trung tâm làng Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc - một làng cổ gắn liền với quá trình hình thành, hưng vong của vương triều Hồ và Thành Nhà Hồ trong lịch sử dân tộc, cách Hào thành phía Nam của Thành Nhà Hồ 30m.
Đây cũng là dấu tích còn lại của một công trình tôn giáo có vai trò quan trọng phục vụ đời sống tâm linh của người dân Tây Đô suốt nhiều thế kỷ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đây từng là nơi nghỉ ngơi của bộ đội, ẩn trú của xe cộ trên đường hành quân vào chiến trường miền Nam. Đây cũng là nơi che chở cho dân làng trước bao trận bom đạn của giặc Mỹ cày xéo trên mảnh đất quê hương.
Theo người dân xã Xuân Giai, trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, chịu bao khắc nghiệt của thời tiết, cũng như bom đạn chiến tranh, nhưng hai cây thị cổ vẫn sừng sững vươn mình rộng lớn.
Đó là minh chứng cho sức sống trường tồn, cho ý chí cũng như khát vọng của dân tộc và là biểu trưng cho dân làng nơi đây, là bài học để cha ông truyền dạy cho con cháu.
Hai cây thị có đường kính cả chục người ôm, thân xù xì với nhiều mắt ụ to, gốc trồi lên các rễ lớn kéo dài hàng mét. Đặc biệt, các tán lá của hai cây thị rất rộng, che mát cả một vùng rộng lớn với chu vi trên 10m, chiều cao trên 20m.
Lễ đón Bằng công nhận và vinh danh hai cây thị cổ là Cây di sản Việt Nam sẽ làm tôn thêm giá trị lịch sử vốn có của nó, từ đó khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên và môi trường.
Đây cũng là địa điểm hấp dẫn du khách mỗi dịp đến tham quan Khu di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Vì sao Lưu Bị không chọn Trương Phi làm thị vệ?

(Kiến Thức) - Trương Phi là đại tướng trong Ngũ hổ tướng, tuy tình thân như thủ túc, nguyện sống chết có nhau nhưng không phải người Lưu Bị tín nhiệm nhất.

Vi sao Luu Bi khong chon Truong Phi lam thi ve?
Ảnh minh họa chân dung Ngũ hổ tướng của Lưu Bị. 
Trương Phi là một đại tướng trong Ngũ hổ tướng tài giỏi của Lưu Bị. Ông là người có võ nghệ cao cường, bộc trực thẳn thắn. Ông cùng với Quan Vũ là hai người đầu tiên trong Ngũ hổ tướng kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị thề sống chết có nhau. Tuy tình thân như thủ túc, hiểu nhau tường tận và nguyện sống chết có nhau nhưng tại sao Lưu Bị lại không chọn ông làm thị vệ. Chúng ta cùng tìm hiểu về vị mãnh tướng này.

Lính Mỹ trong chiến tranh VN qua ống kính người Nhật (2)

(Kiến Thức) - Ở những vùng chiến sự ác liệt như Bình Định, Quảng Ngãi, nhiều khi lính Mỹ mở đến 2, 3 trận càn quét lớn vào một làng, khiến thôn xóm tan hoang... 

Linh My trong chien tranh VN qua ong kinh nguoi Nhat (2)
 Lính Mỹ thuộc sư đoàn bộ binh số 9 trước giờ đi càn quét ở đồng bằng sông Cửu Long, căn cứ Đồng Tâm, tỉnh Định Tường năm 1968. Hình ảnh trích từ sách ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" của phóng viên chiến trường Nhật Bản Ishikawa Bunyo, được scan và đăng tải trên diễn đàn TTVN.