Cộng đồng quốc tế lên tiếng trước việc Mỹ chuyển ĐSQ tới Jerusalem

Hôm 14/5, Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem bắt đầu hoạt động. Động thái di dời Đại sứ quán của Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem không chỉ làm thế giới Arab tức giận mà còn gây tranh cãi ở cả các nước đồng minh của Washington.

Hôm nay (14/5), Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem bắt đầu hoạt động. Động thái di dời Đại sứ quán của Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem không chỉ làm thế giới Arab tức giận mà gây tranh cãi ở cả các đồng minh rằng, bước đi của Mỹ chẳng những không giúp gì mà còn làm tồi tệ hơn tiến trình tìm kiếm hòa bình Israel và Palestine.
Tổ chức Hamas kiểm soát dải Gaza kêu gọi tổ chức biểu tình lớn chưa từng có ở khu vực giáp biên giới Israel, với sự tham gia của hơn 100.000 người Palestine vào ngày 14/5 để phản đối việc Mỹ chuyển đại sứ quán tới Jerusalem.
Thành phố Jerusalem. Ảnh: al Jazeera.
Thành phố Jerusalem. Ảnh: al Jazeera. 
Cùng ngày, người phát ngôn chính quyền Palestine, ông Youssef Al-Mahmoud kêu gọi các quốc gia trên thế giới tin vào tự do, hòa bình và ổn định cũng như những người quan tâm đến việc duy trì các nghị quyết hợp pháp quốc tế, tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine.
Ông Mahmoud cũng kêu gọi bác bỏ và chỉ trích quyết định của ông Donald Trump khai trương đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem đúng dịp kỷ niệm 70 năm sự kiện bi thảm "Nakba" của người Palestine, tưởng nhớ hơn 700.000 người Palestine đã bỏ xứ hoặc bị trục xuất trong chiến tranh 1948, khi nhà nước Israel được thành lập.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, "Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine, bất chấp những bước đi để công nhận Jerusalem là thủ đô Israel". Phát biểu về quyết định của Mỹ dời đại sứ quán từ Tel Aviv và khai trương ở Jerusalem, ông Erdogan nói rằng, 128 quốc gia đã bỏ phiếu chống tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và chỉ có vài nước bỏ phiếu ủng hộ Mỹ "vì họ được yêu cầu làm vậy trong nhiều cuộc điện thoại khác nhau để đổi lấy viện trợ tài chính cho các nước đó". Theo ông Erdogan, quyết định của Tổng thống Donald Trump tiếp tục cô lập nền ngoại giao Mỹ. Ông nói rằng bằng cách công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Mỹ đã để "mất đồng minh."
Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều có chung nhận định, tình trạng của Jerusalem cần được quyết định thông qua một giải pháp hòa bình. Do đó, việc Mỹ di chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem sẽ chỉ khiến tình hình trở nên căng thẳng giữa lúc người Palestine liên tiếp tổ chức biểu tình phản đối ở khu Bờ Tây và dải Gaza.
Ông Khalf Miftah, một người biểu tình nói: “Quyết định di dời Đại sứ quán của Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem đã vi phạm luật pháp quốc tế và khiến toàn bộ thế giới rơi vào vòng xoáy bất ổn. Với quyết định này, Mỹ đang cỗ vũ Israel và tạo điều kiện cho họ có cơ hội chiếm nhiều đất đai hơn”.
Tuy nhiên, phát biểu trước các quan chức tại Bộ Ngoại giao Israel bao gồm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cùng con gái và con rể ông là Ivanka và Jared Kushner, Thủ tướng Israel Netanyahu nhấn mạnh, các quốc gia cần hành động theo Mỹ.
“Hãy di dời các Đại sứ quán tới Jerusalem bởi đây là việc làm đúng đắn. Hãy di chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem để tạo lập nền hòa bình. Bạn không thể tạo lập hòa bình trên những lời nói dối. Dù có bất cứ thỏa thuận hòa bình nào thì Jerusalem vẫn là thủ đô của Israel”.
Israel cho biết tổng số 86 phái đoàn ngoại giao nước ngoài được mời tới tham dự sự kiện mừng Mỹ mở cửa Đại sứ quán ở Jerusalem. Dù tham dự sự kiện tại Bộ Ngoại giao Israel có các đại diện đến từ Hungary, Romania và Cộng hòa Séc nhưng không có bất cứ thành viên nào của Liên minh châu Âu (EU). Điều này cho thấy EU đang bất đồng sâu sắc với quyết định chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem của Tổng thống Donald Trump.
Chia sẻ trên Twitter hôm 13/5, phái đoàn Liên minh châu Âu ở Israel cho biết, tổ chức này sẽ “tôn trọng sự nhất trí của cộng đồng quốc tế về tình trạng của Jerusalem bao gồm việc duy trì vị trí hiện trạng của các đại diện ngoại giao cho tới khi tuyên bố cuối cùng về Jerusalem được đưa ra”.
Vấn đề quy chế của thành phố Jerusalem lâu nay vốn là chủ đề đặc biệt nhạy cảm và là trung tâm của cuộc xung đột Israel và Palestine. Israel chiếm đóng khu vực Đông Jerusalem trong cuộc chiến năm 1967, sau đó sáp nhập vùng đất này và tuyên bố toàn bộ thành phố Jerusalem là thủ đô không thể chia cắt của Israel. Cộng đồng quốc tế không công nhận chủ quyền của Israel đối với Đông Jerusalem, trong khi người Palestine luôn xác định Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai.
Palestine đã bác bỏ các nỗ lực trung gian hòa giải của Mỹ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trumo công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, một động thái mà Palestine cho rằng "bất hợp pháp và phá vỡ tiến trình hòa bình Trung Đông".

Biểu tình dữ dội trước Đại sứ quán Mỹ tại Lebanon vì Jerusalem

(Kiến Thức) - Lực lượng an ninh Lebanon đã phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình quá khích bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Beirut.

Theo RT, cuộc biểu tình dữ dội đã xảy ra bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Beirut (Lebanon) hôm 10/12, vài ngày sau khi Mỹ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Ảnh: Twitter.
Theo RT, cuộc biểu tình dữ dội đã xảy ra bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Beirut (Lebanon) hôm 10/12, vài ngày sau khi Mỹ chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Ảnh: Twitter.

Những người biểu tình đã mang theo cờ Palestine và hô vang khẩu hiệu ủng hộ Palestine cũng như phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Twitter.
 Những người biểu tình đã mang theo cờ Palestine và hô vang khẩu hiệu ủng hộ Palestine cũng như phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Twitter.

Đông đảo người biểu tình tập trung trước Đại sứ quán Mỹ ở Lebanon hôm 10/12. Ảnh: Twitter.
 Đông đảo người biểu tình tập trung trước Đại sứ quán Mỹ ở Lebanon hôm 10/12. Ảnh: Twitter.

Nhiều người biểu tình quá khích còn ném vật thể vào lực lượng an ninh Lebanon, đốt lửa trên đường phố gần Đại sứ quán Mỹ và xô đổ hàng rào sắt xung quanh tòa nhà ngoại giao của Mỹ ở Beirut. Ảnh: RT.
 Nhiều người biểu tình quá khích còn ném vật thể vào lực lượng an ninh Lebanon, đốt lửa trên đường phố gần Đại sứ quán Mỹ và xô đổ hàng rào sắt xung quanh tòa nhà ngoại giao của Mỹ ở Beirut. Ảnh: RT. 

Lực lượng an ninh Lebanon đã phải xịt hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông người biểu tình. Ảnh: RT.
 Lực lượng an ninh Lebanon đã phải xịt hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông người biểu tình. Ảnh: RT. 

Trước đó, ngày 8/12, Đại sứ quán Mỹ tại Beirut đã cảnh báo rằng một số cuộc biểu tình có thể xảy ra vào ngày 10/12. Ảnh: Twitter.
 Trước đó, ngày 8/12, Đại sứ quán Mỹ tại Beirut đã cảnh báo rằng một số cuộc biểu tình có thể xảy ra vào ngày 10/12. Ảnh: Twitter.

“Các cuộc biểu tình có thể biến thành bạo lực. Đại sứ quán Mỹ tại Beirut khuyến cáo công dân Mỹ nên cảnh giác và đảm bảo an toàn cho bản thân. Chúng tôi kêu gọi các công dân Mỹ tránh xa các cuộc biểu tình”, trích thông báo của Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: Twitter.
 “Các cuộc biểu tình có thể biến thành bạo lực. Đại sứ quán Mỹ tại Beirut khuyến cáo công dân Mỹ nên cảnh giác và đảm bảo an toàn cho bản thân. Chúng tôi kêu gọi các công dân Mỹ tránh xa các cuộc biểu tình”, trích thông báo của Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: Twitter.

Được biết, các cuộc biểu tình đã bùng phát và lan rộng tại khu vực Trung Đông và nhiều quốc gia trên thế giới sau khi Tổng thống Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hôm 6/12. Ảnh: Twitter.
 Được biết, các cuộc biểu tình đã bùng phát và lan rộng tại khu vực Trung Đông và nhiều quốc gia trên thế giới sau khi Tổng thống Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hôm 6/12. Ảnh: Twitter.

Tổng thống Lebanon Michel Aoun đã chỉ trích quyết định của ông Trump, cho rằng đã phá hoại sự tín nhiệm dành cho Mỹ với tư cách là nước trung gian của tiến trình hòa bình trong khu vực. Ảnh: Twitter.
 Tổng thống Lebanon Michel Aoun đã chỉ trích quyết định của ông Trump, cho rằng đã phá hoại sự tín nhiệm dành cho Mỹ với tư cách là nước trung gian của tiến trình hòa bình trong khu vực. Ảnh: Twitter.

Được biết, trong một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Liên Hợp Quốc đã thẳng thừng bác bỏ tuyên bố về Jerusalem của Mỹ. Ảnh: RT.
Được biết, trong một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Liên Hợp Quốc đã thẳng thừng bác bỏ tuyên bố về Jerusalem của Mỹ. Ảnh: RT. 

Lộ bằng chứng Israel cung cấp vũ khí cho phiến quân Syria ở Damascus

(Kiến Thức) - Quân đội Syria vừa tịch thu số lượng lớn vũ khí của nhóm khủng bố tại các khu vực mới giải phóng ở Nam Damascus. Được biết, trong số trang thiết bị quân sự bị thu giữ có nhiều vũ khí do Israel sản xuất.

Theo hãng Fars (Iran), Quân đội Syria gần đây đã phát hiện và tịch thu số lượng lớn vũ khí của nhóm khủng bố tại các khu Yalda, Bebeila và Beit Saham mới giải phóng ở Nam Damascus. Ảnh: FNA.
Theo hãng Fars (Iran), Quân đội Syria gần đây đã phát hiện và tịch thu số lượng lớn vũ khí của nhóm khủng bố tại các khu Yalda, Bebeila và Beit Saham mới giải phóng ở Nam Damascus. Ảnh: FNA.

“Trong số trang thiết bị quân sự vừa bị tịch thu có nhiều loại vũ khí do Israel sản xuất như bom mìn, đạn dược, rocket, súng máy,...”, nguồn tin cho biết. Ảnh: FNA.
 “Trong số trang thiết bị quân sự vừa bị tịch thu có nhiều loại vũ khí do Israel sản xuất như bom mìn, đạn dược, rocket, súng máy,...”, nguồn tin cho biết. Ảnh: FNA.

Ngoài ra, lực lượng chính phủ Damascus cũng thu giữ lượng lớn chất hóa học và thuốc súng mà các tay súng khủng bố từng sử dụng để chế tạo bom… và rất nhiều vật liệu nổ trong số đó do các công ty Israel chế tạo. Ảnh: FNA.
Ngoài ra, lực lượng chính phủ Damascus cũng thu giữ lượng lớn chất hóa học và thuốc súng mà các tay súng khủng bố từng sử dụng để chế tạo bom… và rất nhiều vật liệu nổ trong số đó do các công ty Israel chế tạo. Ảnh: FNA.  

Hiện, số vũ khí này được tập kết tại một địa điểm ở Nam Damascus. Ảnh: FNA.
 Hiện, số vũ khí này được tập kết tại một địa điểm ở Nam Damascus. Ảnh: FNA.

Theo South Front, hôm 10/5, phiến quân HTS, Jaysh al-Islam và Jaysh al-Ababil đã rời khỏi bốn quận Aqraba, Beit Sahm, Yalda và Babbila phía nam thủ đô Damascus theo thỏa thuận đạt được với chính phủ Syria. Ảnh: FNA.
 Theo South Front, hôm 10/5, phiến quân HTS, Jaysh al-Islam và Jaysh al-Ababil đã rời khỏi bốn quận Aqraba, Beit Sahm, Yalda và Babbila phía nam thủ đô Damascus theo thỏa thuận đạt được với chính phủ Syria. Ảnh: FNA.

Sau khi giải phóng Aqraba, Beit Sahm, Yalda và Babbila, nhiệm vụ cuối cùng của Quân đội Syria ở Damascus sẽ là loại bỏ các tay súng IS còn lại tại Trại Yarmouk và quận al-Hajar al-Aswad. Ảnh: FNA.
Sau khi giải phóng Aqraba, Beit Sahm, Yalda và Babbila, nhiệm vụ cuối cùng của Quân đội Syria ở Damascus sẽ là loại bỏ các tay súng IS còn lại tại Trại Yarmouk và quận al-Hajar al-Aswad. Ảnh: FNA.

Hiện, giao tranh ác liệt giữa lực lượng chính phủ Damascus và phiến quân IS đang diễn ra ở phía bắc quận al-Hajar al-Aswad. Ảnh: SANA.
 Hiện, giao tranh ác liệt giữa lực lượng chính phủ Damascus và phiến quân IS đang diễn ra ở phía bắc quận al-Hajar al-Aswad. Ảnh: SANA.

“Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát nhiều tòa nhà, trong đó có Trung tâm Phát triển Giáo dục ở al-Hajar al-Aswad”, nguồn tin nói thêm. Ảnh: SANA.
 “Quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát nhiều tòa nhà, trong đó có Trung tâm Phát triển Giáo dục ở al-Hajar al-Aswad”, nguồn tin nói thêm. Ảnh: SANA.

Cùng lúc, các đơn vị pháo binh và tên lửa của Quân đội Syria dồn dập oanh kích căn cứ của IS ở Hajar al-Aswad và Trại Yarmouk. Ảnh: SANA.
 Cùng lúc, các đơn vị pháo binh và tên lửa của Quân đội Syria dồn dập oanh kích căn cứ của IS ở Hajar al-Aswad và Trại Yarmouk. Ảnh: SANA.

Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Syria giành lại căn cứ quân sự gần Damascus (Nguồn: VTC14)