Có phải sương mù có độc?

(Kiến Thức) - Sương mù chỉ là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí. 

Hỏi: Tôi nghe nói trong sương mù cũng có "độc", điều này có đúng không? Cách nào để phòng độc từ sương mù? - Nguyễn Văn Ngọc (Vĩnh Phúc).
Co phai suong mu co doc?
 
Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Sương mù chỉ là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí. Do đó, về lý thuyết sương mù không độc
Tuy nhiên, hiện nay do không khí ô nhiễm, khi sương mù xuất hiện sẽ làm cản quá trình khuếch tán của các bụi, khói... có trong không khí, khiến các chất độc này bị giữ lại ở tầng thấp lâu hơn những ngày không có sương mù. 
Vì thế, vào những ngày có sương mù để tránh hít phải các chất độc bay trong không khí, người dân nên tránh ra đường vào lúc sương mù xuất hiện nhiều; nếu ra đường nên đeo khẩu trang, vừa tránh lạnh vừa tránh hít phải chất độc trong không khí.

Trâu mẹ tuyệt vọng nhìn con bị bầy sư tử ăn thịt

(Kiến Thức) - Trâu mẹ đã liều mạng chống lại bầy sư tử đói để giải cứu con nhưng bất thành. 

Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit
 Tại vùng đồng bằng Duba ở Botswana, một chú nghé con xa mẹ đã bị sư tử cái để ý. 

Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit hinh anh 1
Sư tử liền đuổi theo nghé con ra xa mẹ của nó.  
Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit-Hinh-2
Ngay lập tức, bản năng làm mẹ của trâu mẹ trỗi dậy. Nó chạy đến bên cạnh nghé con.
Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit-Hinh-3
Trâu mẹ dùng chân đá và sẵn sàng chiến đấu với bầy sư tử
Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit-Hinh-4
 Trâu mẹ dường như quên đi mạng sống để thách thức bầy sư tử.
Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit-Hinh-5
 Nhưng sau đó, bầy sư tử đã chia nhau ra, một con tấn công trâu mẹ trong khi các con khác tấn công trâu con.
Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit-Hinh-6
 Trâu mẹ nỗ lực hết sức chống trả sư tử dù một con sư tử đã nhảy lên lưng nó.
Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit-Hinh-7
 Cuộc chiến sinh tồn kéo dài khoảng 20 phút, nhưng đáng tiếc, bầy sư tử quá đông, trâu mẹ không thể nào thắng được. 
Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit-Hinh-8
 Nó vô cùng tuyệt vọng nhìn nghé con thành mồi cho đàn sư tử.
Trau me tuyet vong nhin con bi bay su tu an thit-Hinh-9
 Trâu mẹ không thể tự bảo vệ mình và nghé con cùng một lúc.  

13 loài “quái thú” đã tuyệt chủng có khả năng hồi sinh

(Kiến Thức) - Những loài quái thú thời tiền sử như voi ma mút, hổ Tasmania, chim Moa… đã tuyệt chủng có khả năng hồi sinh trong tương lai gần.

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh
Loài voi ma mút lông dài (woolly mammoth). Đầu năm 2011, các nhà khoa học Nhật Bản đã thông báo kế hoạch nhân bản giống voi ma mút woolly trong vòng 5 năm. Do đó, nếu thành công thì giống voi sống từ kỷ băng hà có thể sớm hồi sinh và xuất hiện lần đầu tiên trong các vườn thú trên thế giới. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-2
Hổ Tasmanian có nguồn gốc từ Australia, là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất từng được biết đến. Loài động vật đã bị tuyệt chủng vào những năm 1930. Thời gian gần đây, qua các mẫu DNA còn trong các mẫu vật nguyên vẹn được ngâm và bảo quản trong các lọ ở bảo tàng, các nhà nghiên cứu đang có ý tưởng hồi sinh loài quái thú này. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-3
rừng Pyrénées. Loài động vật này gần đây đang được nghiên cứu để đem trở lại thế giới. Bào thai nhân bản vô tính, có chứa DNA từ mẫu vật dê Pyrénées cuối cùng đã được cấy thành công vào tử cung của một con dê hiện đại và đạt được một chút thành tựu. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-4
Hồi sinh hổ răng kiếm. Loài động vật tiền sử có hàm răng nanh đáng sợ này đang được nghiên cứu để hồi sinh. Những mẫu vật hóa thạch của loài này từ khoảng 11.000 năm trước vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-5
Chim Moa. Những loài chim không biết bay khổng lồ bị săn đuổi đến tuyệt chủng từ 600 năm trước, tuy nhiên, lông và trứng của chúng vẫn được tìm thấy tương đối nguyên vẹn. DNA của loài này có thể chiết xuất từ vỏ trứng, đưa vào dự án hồi sinh loài chim cổ. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-6
Chim Dodo là loài chim không biết bay đặc hữu của vùng Mauritius ở Ấn Độ Dương. Chúng đã tuyệt chủng khoảng nửa sau thế kỉ 17 do con người săn bắn làm thực phẩm. Loài chim Dodo có thể sớm được tái sinh nếu các nhà khoa học có thể xác định vị trí các ADN để tạo ra một bản sao cấy vào trứng của chim bồ câu hiện đại. Ảnh: Flickr.

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-7
Lười đất tuyệt chủng khoảng 8.000 năm trước. Loài thú khổng lồ ở Nam Mỹ ở tư thế đứng có thể cao tới 6 m và ước tính nặng đến 4 tấn. Các nhà khoa học tìm được nhiều mẫu hóa thạch còn dính lông, là nguồn ADN lý tưởng để hồi sinh loài động vật này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cần phải tìm con vật mang thai hộ thích hợp, họ hàng gần nhất còn sống của lười đất là loài lười 3 ngón. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-8
Vẹt đuôi dài Carolina. Nạn phá rừng để mở rộng đất của nông dân, phong trào giết vẹt lấy lông làm đồ trang trí và dịch bệnh đã hủy diệt loài vẹt đẹp đẽ. Đến năm 1918, chú vẹt Carolina nuôi nhốt cuối cùng còn sót lại cũng chết tại vườn thú Cincinnati. Tuy nhiên, mẫu ADN của con vật còn lưu giữ ở các bảo tàng là nguồn tài nguyên quan trọng tái sinh loài vật này. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-9
Tê giác lông mịn tuyệt chủng khoảng 10.000 năm trước. Cũng như voi ma mút, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều mẫu lông, sừng và móng tê giác lông mịn còn sót lại dưới lớp băng vĩnh cửu. Do đó, việc trích xuất DNA nguyên gốc có thể giúp hồi sinh loài tê giác này. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-10
Bồ câu viễn khách, hay còn gọi là bồ câu rừng, từng sống phổ biến ở Bắc Mỹ. Chúng đã tuyệt chủng vào khoảng 200 năm trước. Hiện nay nhờ công nghệ nhân bản vô tính, loài chim đặc trưng ở Bắc Mỹ có thể có cơ hội thứ hai để sống sót. Mẫu vật lông vũ của loài chim vẫn còn tồn tại ở bảo tàng. 

13 quai thu da tuyet chung co kha nang hoi sinh-Hinh-11
Nai sừng tấm Ireland tuyệt chủng khoảng 7.700 năm trước. Chúng không chỉ xuất hiện ở Ireland mà khắp cả châu Âu cách đây khoảng 400.000 năm. Họ hàng gần nhất còn sống là loài hươu hoang, hai loài từng tách nhóm tiến hóa khoảng 10 triệu năm trước. Do hai loài quá khác biệt nên rất khó hy vọng bộ gien hoàn chỉnh có thể giúp nai sừng tấm Ireland tái xuất trên Trái đất, nhưng không phải là không thể.