Có người đã nhìn thấy nghi can vụ thảm sát ở Lào Cai

Có nhân chứng đã nhìn thấy nghi can vụ thảm sát 4 người ở Lào Cai đang trên đường tẩu thoát, cách biên giới Việt - Trung vài cây số.

Theo thông tin mới trên báo VietQ, Đại tá Hoàng Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai cho biết, theo xác định của Ban chuyên án điều tra vụ thảm sát 4 người ở Lào Cai, hung thủ gây ra vụ án mạng thương tâm này có thể không chỉ là một người mà là một nhóm người.
Bởi vì vụ án mạng được hung thủ tính toán rất kỹ lưỡng từ trước, có tổ chức và nhằm vào cả gia đình, người thân trong dòng họ chứ không chỉ là 4 nạn nhân đã bị sát hại.
Thậm chí, sau khi ra tay sát hại 4 người cùng trong gia đình anh Tẩn Ông Nải (ở thôn Phìn Ngan, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hung thủ còn bình tĩnh giấu xác nạn nhân ở các khu vực xung quanh. Trong nhà cũng đặt sẵn súng đã lên kíp, nòng súng hướng ra phía cửa. Rõ ràng, mục đích của hung thủ không chỉ dừng lại ở 4 người.
Co nguoi da nhin thay nghi can vu tham sat o Lao Cai
Khu vực hiện trường phát hiện thi thể nạn nhân. Ảnh: Báo Infonet. 
Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định nghi can số 1 của vụ án là Tẩn Láo Lở (SN 1992, cùng trú tại thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát).
Theo tìm hiểu, nghi phạm Tẩn Láo Lở đã có vợ và 2 con. Đối tượng này là một kẻ lười lao động và rất vũ phu. Vì không chịu được những trận đòn roi của người chồng tệ bạc, có lần vợ Lở đã mang hai con về nhà mẹ đẻ sinh sống. Thế nhưng Lở đã đến nhà gây sức ép, đe dọa, buộc vợ Lở phải quay về nhà.
Theo cơ quan công an, Lở có khả năng mang theo vũ khí và đang trốn chạy về phía biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Có nhân chứng đã nhìn thấy Lở ở cách biên giới vài cây số. Để ngăn ngừa nghi can trốn sang Trung Quốc, lực lượng công an đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai và các tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc phối hợp truy tìm.
Nhiều ngày qua, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng tham gia truy tìm vẫn tiếp tục siết vòng vây tại huyện Bát Xát. Tại các khu vực gần trung tâm huyện Bát Xát, đoạn qua xã Bản Vược, công an lập các chốt chặn kiểm soát, ôtô đi qua được yêu cầu dừng lại, kéo cửa kính để các tổ công tác nhận diện người bên trong, theo tin trên báo VnExpress.
An ninh tại các khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở sang Trung Quốc được tăng cường kiểm soát. Nhiều tổ công tác chốt chặn ở một số khu vực cửa rừng, các bến tàu, bến xe. Tờ rơi in ảnh Tẩn Láo Lở được phát tới người dân.
Trong một diễn biến liên quan, theo tin trên báo Công an Nhân dân, sáng 12/8, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, cùng đoàn công tác đã trực tiếp xuống địa bàn nơi xảy ra vụ thảm sát.
Tại đây, sau khi nghe các thành viên ban chuyên án báo cáo nội dung sự vụ và quá trình tổ chức điều tra của Công an tỉnh Lào Cai, Thứ trưởng Lê Quý Vương đã chỉ đạo các lực lượng cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, địa bàn và khu vực; tổ chức phát động phong trào quần chúng để người dân phát huy quyền, nghĩa vụ của mình trong phát hiện, tố giác tội phạm, nhanh chóng tìm ra hung thủ gây án.
>>> Mời quý độc giả xem video vụ thảm sát ở Bình Phước (nguồn Lao Động):

Vợ thuê người đóng giả chồng để ký giấy bán nhà

Cần tiền tiêu xài, Trang đã lừa đảo 5 bị hại, chiếm đoạt hơn 11 tỷ. Cô còn thuê người đóng giả chồng để ký giấy bán ngôi nhà chung.

Chiều 11/8, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm đã tuyên án 20 năm tù với Phan Thị Đoan Trang (35 tuổi, ngụ quận Tân Phú) về 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Đồng phạm Trịnh Tâm Linh (23 tuổi) nhận án 1 năm tù.

Vụ oan sai 43 năm: Ông Thêm được bồi thường thế nào?

Ngày 11/8, liên ngành các cơ quan tư pháp TW đã tổ chức công khai xin lỗi đối với ông Trần Văn Thêm, vụ oan sai 43 năm.

Trước đó, ông Trần Văn Thêm bị kết án và ngồi tù từ năm 1970. Đến năm 1975 thì được thả vì hung thủ giết người đã ra đầu thú, tuy nhiên ông Thêm vẫn mang trên người án oan suốt 43 năm qua. Có thể nói đây không phải là vụ án oan đầu tiên ở Việt Nam, trước đó dư luận cũng đã biết đến án oan chấn động của ông Huỳnh Văn Nén tại Bình thuận và ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang. Trước việc kết tội oan cho người vô tội, trách nhiệm của cơ quan chức năng đến đâu, người bị oan sẽ được bồi thường như thế nào và nếu rơi vào trường hợp bị mắc án oan thì người bị oan và gia đình cần chuẩn bị thủ tục và tìm đến cơ quan chức năng nào để được xử lý hiệu quả và nhanh chóng, báo Lao Động đã có buổi trò chuyện với luật sư Lại Xuân Cường để làm rõ hơn về vấn đề này.
Vu oan sai 43 nam Ong Them duoc boi thuong the nao
Mức bồi thường nào được áp dụng với tử tù 43 năm Trần Văn Thêm. 
PV: Liên quan đến vụ án oan của ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh bị kết án tử hình vì tội giết người và phải ngồi tù từ năm 1970 đến năm 1975, vừa qua thì cơ quan tố tụng trung ương đã thống nhất vụ giết người của ông Thêm là oan sai. Vậy theo quy định của luật pháp Việt Nam, người bị kết án oan sai sẽ được bồi thường như thế nào?