Có nên chú nguyện mặt dây chuyền trước khi đeo?

Trước khi đeo các mặt dây chuyền có hình Phật, Bồ-tát một số Phật tử thường nhờ chư Tăng (Ni) gia trì chú nguyện (tẩy tịnh, thỉnh Phật nhập tượng), sau đó mới đeo. 

HỎI: Tôi được tặng một mặt dây chuyền an lạc có hình Phật (kỷ vật lễ Phật đản Vesak 2019 tại Hà Nam, Việt Nam) rất đẹp. Tôi muốn đeo nhưng có người khuyên tôi nên mang mặt dây chuyền ấy đến chùa, nhờ quý Tăng (Ni) gia trì, chú nguyện cho rồi hãy đeo. Có người khác nói không cần, mình đeo luôn cũng được. Xin quý Báo giải đáp giúp tôi ý kiến nào đúng?
(HOÀI AN, hoaianbk0205@gmail.com)
Co nen chu nguyen mat day chuyen truoc khi deo?
 Ảnh minh họa. 
ĐÁP: Bạn Hoài An thân mến!
Trước khi đeo các mặt dây chuyền có hình Phật, Bồ-tát một số Phật tử thường nhờ chư Tăng (Ni) gia trì chú nguyện (tẩy tịnh, thỉnh Phật nhập tượng), sau đó mới đeo. Quan niệm này dựa trên tinh thần của lễ An vị (miền Nam) hay lễ Hô thần nhập tượng (miền Bắc), thỉnh một trong vô lượng hóa thân Phật, Bồ-tát nhập tượng, quang giáng đạo tràng, chứng minh công đức.
Theo đó, một pho tượng hay bức tranh Phật, Bồ-tát nếu chưa được an vị hay hô thần nhập tượng thì chỉ là sản phẩm tranh tượng. Sau khi làm lễ, được sự gia trì của chư Tăng (Ni) thì tranh tượng ấy chính là một trong những hóa thân Phật, Bồ-tát. Bấy giờ, phụng thờ, lễ bái, công phu mới nhận được sự chứng minh, gia hộ của các Ngài.
Những Phật tử theo quan niệm này thì nhất nhất phải gửi mặt dây chuyền lên chùa chú nguyện rồi mới đeo. Chư Tăng (Ni) lấy sự gia trì chú nguyện làm phương tiện gieo trồng tín tâm khiến cho Phật tử tin sâu Tam bảo, được Tam bảo che chở và gia hộ cho vạn sự cát tường. Điều này trợ duyên rất nhiều cho hàng Phật tử trong việc sống đúng Chánh pháp, tâm hạnh trở nên tốt đẹp và hiền thiện hơn.
Ngược lại, một số Phật tử khác tâm niệm việc đeo hình Phật, Bồ-tát vì tôn kính và để răn mình học theo công hạnh của các Ngài, làm lành tránh ác. Do đó, những vị này tự đeo dây chuyền mà không nhờ chư Tăng (Ni) chú nguyện, điều này cũng không có gì sai.
Chúc các bạn tinh tấn!

Hiểu sao cho đúng về “Bông hồng cài áo” ngày lễ Vu Lan?

(Kiến Thức) - Nhân mùa Vu Lan, Kiến Thức xin được giới thiệu đoản văn "Bông hồng cài áo" được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào tháng 8/1962. 

"Bông hồng cài áo" được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào tháng 8/1962 "để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ". Nhân mùa Vu Lan, Kiến Thức xin được giới thiệu đoản văn này cùng bạn đọc.
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.
Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký : tai nạn lớn nhất đã xãy ra cho tôi rồi! Lớn đến cách mấy mất mẹ thì cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi.
>> Mời quý độc giả xem video: Cháo hoa cúc cho ngày lễ Vu Lan 
Nguồn video: VTV3.
Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ hay, cũng haỵ Người viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thưở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có.
Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:

4 điều quyết định phúc thọ của đời người, bạn hiểu được bao nhiêu

Một người gặp nhiều may mắn chính là người bắt đầu từ việc làm người lương thiện. Một người có trái tim nhân hậu, biết đối nhân xử thế chắc chắn sẽ được quý nhân phù trợ.

1. Nét mặt luôn tự tin, yêu đời