“Cô nàng lắm chiêu” lại khoe hóa đơn mua hàng hiệu

(Kiến Thức) - Rút kinh nghiệm từ lần khoe hàng hiệu trước, lần này "cô nàng lắm chiêu" Angela Phương Trinh khoe luôn cả hóa đơn nhưng vẫn gây xôn xao dư luận. 

Khoe chiếc túi hơn trăm triệu nhưng lại bị dân mạng chê là dùng... hàng chợ, lần này Angela Phương Trinh đã "cẩn thận" post luôn cả hóa đơn mua hàng khi khoe túi xách và đôi giày mới để khẳng định giá trị hàng hiệu của món đồ. Tuy nhiên, điều này cũng không làm cho hình ảnh của "nữ hoàng thị phi" lung linh hơn mà ngược lại còn gây ra những trận tranh cãi xung quanh việc khoe đồ kèm cả hóa đơn. 
Angela Phương Trinh post ảnh chiếc túi và đôi giày mới mua kèm hóa đơn khẳng định hàng thật.
Angela Phương Trinh post ảnh chiếc túi và đôi giày mới mua kèm hóa đơn khẳng định hàng thật. 
Ngay sau khi hình ảnh được đăng tải, đã có bình luận của một cư dân mạng nickname là Tuongvan L. gây "sóng": "Tại sao là cứ phải là mua đồ up bill lên nhỉ? Muốn khoe vớ vẩn hay sợ người ta kêu dùng đồ fake? Tại sao siêu mẫu nổi tiếng thế giới chả ai làm như vậy mà không bao giờ có ai nói dùng đồ fake...?". 
Angela Phương Trinh thậm chí đã xóa comment của nickname Tuongvan L. nhưng nickname này không bỏ cuộc mà tiếp tục post lại comment cũ của mình.
Trước đó, chiếc túi Chanel Boy trị giá gần 140 triệu đồng của Phương Trinh từng bị chê giống... hàng chợ.
Trước đó, chiếc túi Chanel Boy trị giá gần 140 triệu đồng của Phương Trinh từng bị chê giống... hàng chợ.

Để khẳng định hàng hiệu thật, Phương Trinh đã post hóa đơn chứng minh nhưng vẫn bị "ném đá" vì khoe khoang.
Để khẳng định hàng hiệu thật, Phương Trinh đã post hóa đơn chứng minh nhưng vẫn bị "ném đá" vì khoe khoang.
Bình luận của Tuongvan L. nhận được nhiều sự đồng tình, tuy nhiên cũng khiến fan của "bà mẹ nhí" nóng mặt, chửi bới và cho rằng nickname kia đang "gato" với thần tượng của mình. "Đừng có ghen ăn tức ở nữa đi, người ta có tiền mua thì người ta khoe, không up hóa đơn thì bảo người ta dùng hàng fake, up thì lại bảo sợ mang tiếng nên up. Phải sống sao cho vừa lòng mấy người", người dùng facebook Nôbita lên tiếng. 
Trong khi đó, một cư dân mạng thẳng thắn góp ý: "Bữa sau đăng hình đôi giày thôi em ơi. Chỉ cần hàng hiệu là người ta biết rồi, không cần đăng bill em ơi, mất giá trị đôi giày...".

Cô bé “chân bóng rổ” ngày ấy và bây giờ

(Kiến Thức) - Cô bé không chân đi bằng bóng rổ gây xúc động ngày nào giờ đã lớn, xinh đẹp, và thành công trên đường đua xanh.

Tháng 10/2000, một tai nạn thảm khốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã cướp đi của cô bé 4 tuổi, Qian Hongyan đôi chân quý giá. Cô bé phải tháo bỏ hoàn toàn những bộ phận từ xương chậu trở xuống. Để giúp Hongyan có thể tự mình di chuyển, ông nội cô đã dùng một quả bóng rổ để làm bệ đỡ cho thân hình của cô bé và đôi tay của Hongyan kiêm luôn nhiệm vụ của đôi chân.
Tháng 10/2000, một tai nạn thảm khốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã cướp đi của cô bé 4 tuổi, Qian Hongyan đôi chân quý giá. Cô bé phải tháo bỏ hoàn toàn những bộ phận từ xương chậu trở xuống. Để giúp Hongyan có thể tự mình di chuyển, ông nội cô đã dùng một quả bóng rổ để làm bệ đỡ cho thân hình của cô bé và đôi tay của Hongyan kiêm luôn nhiệm vụ của đôi chân. 

Biệt danh "cô bé bóng rổ" của Hongyan cũng bắt đầu từ khi đó.
 Biệt danh "cô bé bóng rổ" của Hongyan cũng bắt đầu từ khi đó. 

Để tránh cho tay của cô bé khỏi trầy xước khi di chuyển, ông nội của cô đã cho cô bé dùng 2 chiếc bàn xoa (dùng trong xây dựng) để di chuyển dễ dàng và hạn chế thương tổn cho đôi tay hơn.
 Để tránh cho tay của cô bé khỏi trầy xước khi di chuyển, ông nội của cô đã cho cô bé dùng 2 chiếc bàn xoa (dùng trong xây dựng) để di chuyển dễ dàng và hạn chế thương tổn cho đôi tay hơn. 

Bằng nghị lực phi thường, hàng ngày Hongyan vẫn đi học như tất cả các bạn đến độ tuổi nhập trường và hình ảnh đôi bàn xoa cùng nửa quả bóng rổ đã gắn liền với cô bé.
Bằng nghị lực phi thường, hàng ngày Hongyan vẫn đi học như tất cả các bạn đến độ tuổi nhập trường và hình ảnh đôi bàn xoa cùng nửa quả bóng rổ đã gắn liền với cô bé. 

Năm 2005, nhờ có sự quan tâm của truyền thông, Qian Hongyan đã đến Bắc Kinh để được lắp một đôi chân giả miễn phí tại Trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng. Tuy nhiên do gia cảnh khó khăn, cô bé đã phải bỏ học khi mới 11 tuổi.
Năm 2005, nhờ có sự quan tâm của truyền thông, Qian Hongyan đã đến Bắc Kinh để được lắp một đôi chân giả miễn phí tại Trung tâm nghiên cứu phục hồi chức năng. Tuy nhiên do gia cảnh khó khăn, cô bé đã phải bỏ học khi mới 11 tuổi.  

Cơ hội thực sự đến với Hongyan khi cô bé trở thành một trong những thành viên đầu tiên của câu lạc bộ bơi lội trẻ tỉnh Vân Nam và bắt đầu được huấn luyện chuyên nghiệp.
Cơ hội thực sự đến với Hongyan khi cô bé trở thành một trong những thành viên đầu tiên của câu lạc bộ bơi lội trẻ tỉnh Vân Nam và bắt đầu được huấn luyện chuyên nghiệp.

Quin Hongyan giờ đã lớn, xinh đẹp và không còn phải dùng nửa quả bóng rổ để di chuyển nữa nhưng biệt danh "cô bé bóng rổ" vẫn được nhiều người nhắc đến khi nói về cô.
 Quin Hongyan giờ đã lớn, xinh đẹp và không còn phải dùng nửa quả bóng rổ để di chuyển nữa nhưng biệt danh "cô bé bóng rổ" vẫn được nhiều người nhắc đến khi nói về cô.

Lại nói khi được vào đội tuyển bơi lội, Hongyan đã thực sự phải đối mặt với thử thách của cuộc đời mình. Ban huấn luyện ban đầu cũng rất vất vả để nghĩ ra biện pháp giúp cô bé giữ thăng bằng dưới nước. Nhưng rồi, bằng tất cả nghị lực của mình cùng với khao khát vươn lên và ý chí kiên định không bỏ cuộc, Hongyan đã không khiến huấn luyện viên thất vọng khi đạt được những thành tích xuất sắc.
Lại nói khi được vào đội tuyển bơi lội, Hongyan đã thực sự phải đối mặt với thử thách của cuộc đời mình. Ban huấn luyện ban đầu cũng rất vất vả để nghĩ ra biện pháp giúp cô bé giữ thăng bằng dưới nước. Nhưng rồi, bằng tất cả nghị lực của mình cùng với khao khát vươn lên và ý chí kiên định không bỏ cuộc, Hongyan đã không khiến huấn luyện viên thất vọng khi đạt được những thành tích xuất sắc. 

"Cô bé bóng rổ" sở hữu 3 tấm huy chương vàng trong Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật của tỉnh Vân Nam, một huy chương vàng và hai huy chương bạc tại Giải vô địch bơi lội quốc gia dành cho người khuyết tật (dưới 18 tuổi) năm 2009.
"Cô bé bóng rổ" sở hữu 3 tấm huy chương vàng trong Đại hội thể thao dành cho người khuyết tật của tỉnh Vân Nam, một huy chương vàng và hai huy chương bạc tại Giải vô địch bơi lội quốc gia dành cho người khuyết tật (dưới 18 tuổi) năm 2009.
Mới đây, trên đường bơi ếch dài 100m tại Para Games Vân Nam, Hongyan đã bỏ xa các đối thủ với thành tích 1 phút 56 giây 96, hơn người về thứ hai tới 28 giây và giành chức vô địch bộ môn này.
Mới đây, trên đường bơi ếch dài 100m tại Para Games Vân Nam, Hongyan đã bỏ xa các đối thủ với thành tích 1 phút 56 giây 96, hơn người về thứ hai tới 28 giây và giành chức vô địch bộ môn này.

Câu chuyện và những hình ảnh tràn đầy nghị lực của Hongyan được cư dân mạng lan truyền và chia sẻ trên mạng ngày một nhiều. Mọi người đều ngỡ ngàng và khâm phục nghị lực của cô gái trẻ này.
 Câu chuyện và những hình ảnh tràn đầy nghị lực của Hongyan được cư dân mạng lan truyền và chia sẻ trên mạng ngày một nhiều. Mọi người đều ngỡ ngàng và khâm phục nghị lực của cô gái trẻ này. 

Bỏ xô nước đá vô nghĩa và làm việc thiết thực hơn

(Kiến Thức) - Ice Bucket Challenge đi đến thoái trào với nhiều biến tướng khó hiểu, Rice Bucket Challenge xuất hiện với mục đích từ thiện.

Thử thách với xô nước đá rộ lên thời gian qua trong cộng đồng giới trẻ như một hành động làm từ thiện giúp đỡ những bệnh nhân mắc chứng bệnh ALS. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn "mốt" tham gia thử thách này cũng đi đến thoái trào bởi rất nhiều biến tướng, sự phiền phức khó hiểu.
 Thử thách với xô nước đá rộ lên thời gian qua trong cộng đồng giới trẻ như một hành động làm từ thiện giúp đỡ những bệnh nhân mắc chứng bệnh ALS. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn "mốt" tham gia thử thách này cũng đi đến thoái trào bởi rất nhiều biến tướng, sự phiền phức khó hiểu. 

Nhiều clip Ice Bucket Challenge chỉ được thực hiện để cho vui và người thử thách cũng không quyên góp từ thiện như mục đích ban đầu. Mới đây, ở Ấn Độ xuất hiện phong trào thử thách Rice Bucket Challenge nhằm hướng tới những mục đích thiết thực và cụ thể hơn.
Nhiều clip Ice Bucket Challenge chỉ được thực hiện để cho vui và người thử thách cũng không quyên góp từ thiện như mục đích ban đầu. Mới đây, ở Ấn Độ xuất hiện phong trào thử thách Rice Bucket Challenge nhằm hướng tới những mục đích thiết thực và cụ thể hơn.