Cô gái lấy cả 5 anh em ruột đẹp trai làm chồng

Cưới một trong 5 anh em trai làm chồng, cô gái xinh đẹp Verma nghiễm nhiên trở thành vợ của 4 người còn lại.

Đất nước của những tập tục
Những người theo đạo Hindu ở vùng Dehradun, Ấn Độ có một tập tục là khi cô gái đi lấy chồng sẽ phải làm vợ tất cả anh em trai của nhà đó. Nhiều người mới nghe thì vô cùng bất ngờ bởi tập tục có một không hai này. Tập tục này có từ rất lâu và được truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận ngày hôm nay. Bắt nguồn từ sử thi Mahabharatha, trong đó Draupadi, con gái của vua Pancha, đã kết hôn với 5 anh em ruột.
Ấn Độ là một đất nước có nhiều chủng tộc, mang nhiều ngôn ngữ khác nhau, ước tính có tới 1.652 ngôn ngữ. Ấn Độ là nước có nền văn minh rất sớm không kém Hi Lạp, La Mã, Ai Cập. Những cuộc khai quật của các nhà khảo cổ học nổi tiếng đầu thế kỉ XX ở vùng Harappa và vùng Mônhengiô Đarô trên lưu vực sông Ấn chứng minh từ 3.000 năm trước Công Nguyên đã xuất hiện một nền văn hóa khá rực rỡ của người Đraviđian.
Co gai lay ca 5 anh em ruot dep trai lam chong
 Rajo Verma và 5 người chồng của mình.
Ấn Độ là một đất nước vô cùng phong phú đa dạng hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Với lãnh thổ trải dài từ 7-32 độ vĩ bắc và 67 – 87 độ kinh đông, đó là một bán đảo hình tam giác tưởng chừng như một khối thống nhất đơn giản về địa hình khí hậu nhưng đi sâu vào trong đó mới có thể thấy được mọi thiên hình vạn trạng của đất nước này.
Với trí tưởng tượng phong phú của mình, người dân Ấn Độ hình dung đất nước họ như một nàng tiên cá xinh đẹp có mái tóc bạch kim dài tung bay trong mây trời Himalaya và có cái đuôi cá vẫy vùng trong Ấn Độ Dương xanh thẳm. Còn dãy núi Himalaya bao la hùng vĩ là vận mệnh của Ấn Độ. Nó gợi lên bao nỗi sợ hãi cho tất cả mọi người nơi đây. Trong đó ẩn chứa biết bao câu chuyện huyền thoại linh thiêng gắn liền với đất nước con người Ấn Độ.
Người ta nói rằng, dãy núi này trước kia vốn là một đàn voi biết bay đã làm phật ý vị thần vạn năng Indra, cho nên thần đã trừng phạt chúng bằng cách cắt mất cặp cánh của chúng và biến chúng thành những ngọn núi hùng vĩ. Nơi đây cũng trên ngọn núi Kailasa là nơi thiền định của vị thần Shiva để giúp cho thế gian được tiếp tục tồn tại.
Cũng bởi thế mà ở Ấn Độ còn giữ lại rất nhiều những tập tục kỳ lạ và lâu đời. Một cô gái đi lấy chồng sẽ phải làm vợ tất cả những anh em trai nhà đó cũng là cách để giữ đất đai lại cho gia đình bởi theo quan niệm thì nếu như các con trai trong nhà chỉ cưới một người vợ thì họ sẽ được sống quây quần cùng nhau và không phải chia tách đất đai cho các con. Đấy cũng là một lý do để họ lưu giữ tập tục này nhưng theo nhiều nghiên cứu thì cũng có thể vì dòng giống nối dõi. Nếu như người phụ nữ đó sinh con với tất cả những anh em trong nhà thì con cháu sẽ gần gũi và thân thiết nhau hơn.
Hạnh phúc cùng 5 người chồng
Cô gái Rajo Verma, 21 tuổi, sinh sống tại vùng Dehradun, phía Bắc Ấn Độ đã tươi cười hạnh phúc khi được hỏi về cuộc sống hôn nhân hiện tại của mình. Cô thực sự hạnh phúc bởi kết hôn với một người đàn ông và 4 người anh em của anh ta.
Co gai lay ca 5 anh em ruot dep trai lam chong-Hinh-2
 Rajo Verma hạnh phúc cùng gia đình.
Rajo Verma cũng giống như những cô gái khác sinh ra và lớn lên trong làng. Đến tuổi trưởng thành, Rajo Verma được cha mẹ chuẩn bị cho kết hôn và người đàn ông cô chọn là Guddu, cũng 21 tuổi. Hôn lễ của Rajo Verma và Guddu được tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống của đạo Hindu. Ngay sau lễ cưới, Rajo Verma về nhà chồng nhưng cô không chỉ sống với chồng là anh Guddu mà cô còn sống cùng với 4 người anh em trai của chồng. Cả gia đình Rajo Verma sống trong một túp lều đơn sơ nhưng họ thực sự vui vẻ và hạnh phúc.
Khi được hỏi về những ngày đầu tiên chung sống cùng 5 người chồng thì Rajo Verma nói rằng cô cũng cảm thấy thật điên rồ bởi cùng một lúc chung sống với 5 người đàn ông và là 5 anh em ruột. Cô thấy khó xử và bối rối vô cùng nhưng cảm giác ấy cũng qua nhanh vì đó là phong tục của những người dân nơi đây.
Liệu Rajo Verma có gặp khó khăn khi làm vợ của 5 người chồng một lúc nhưng Rajo Verma cười rất tươi thổ lộ rằng chẳng có gì khó khăn cả, bởi cô đã lên lịch phân công rõ ràng. Mỗi đêm Rajo Verma sẽ ngủ với một người và cứ lần lượt như vậy nên không có ai ghen tỵ hay tranh chấp gì cả. Điều hài hước và kỳ lạ là cho đến giờ, đứa con trai 18 tháng tuổi của cô không biết cha chính thức là ai mà nó có đến tận 5 người cha và tất nhiên người nào cũng tin rằng đó là con của mình.
Với 5 người đàn ông, Rajo Verma dành cho họ tình cảm như nhau chứ không yêu ai nhiều hơn cả, bên cạnh đó, 5 người chồng của cô lại là 5 anh em nên họ rất hòa thuận, không ai ghen tuông với ai. Theo đúng tập tục thì người chồng chính thức của Rajo Verma vẫn là Guddu, người con thứ tư trong gia đình, người đã được làm lễ cưới theo nghi thức truyền thống.
Khi được hỏi về chuyện chăn gối thì anh Guddu nói rằng: “Vợ tôi cùng lúc quan hệ tình dục với 5 anh em chúng tôi nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ghen tuông mà ngược lại chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi anh em vợ chồng con cái được quây quần bên nhau. Chúng tôi thực sự là một đại gia đình hạnh phúc”. Gia đình chồng của Rajo Verma gồm có anh Bajju, 32 tuổi, Sant Ram, 28 tuổi, Gopal, 26 tuổi, và em trai nhỏ tuổi nhất Dinesh, 18 tuổi.
Người anh cả Bajju cho biết: "Tôi coi cô ấy là vợ mình và ngủ cùng cô ấy như anh em trai của tôi. Tôi thấy thực sự vui và hạnh phúc chứ không cảm thấy thiệt thòi. Những người em khác của tôi cũng vậy, cũng hạnh phúc với cuộc sống hiện tại". Những lời chia sẻ thật lòng của những người chồng của Rajo Verma khiến cô càng thêm hạnh phúc. Những người trong gia đình cảm thấy hài lòng với nhau và nhất là với người vợ chung của mình.
Rajo Verma thì ở nhà nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con trai Jay 18 tháng tuổi. Rajo Verma chăm chỉ làm việc nhà, nấu những bữa ăn ngon để chờ 5 người chồng trở về trong khi đó cả 5 người chồng đều có nhiệm vụ đi làm, kiếm tiền chi tiêu lo cho đại gia đình. Rajo Verma cho biết, theo chế độ đa phu truyền thống, mẹ cô cũng phải kết hôn với 3 anh em trai trong nhà. Bởi vậy, ngay từ khi kết hôn với Guddu, cô cũng biết rằng tương lai mình sẽ làm vợ của cả 4 người anh em kia.
Cô tâm sự: "Mỗi đêm, tôi lần lượt ngủ cùng họ. Chúng tôi không có giường, chỉ là những tấm chăn mền trải dài trên sàn nhà. Có 5 người chồng, tôi nhận được nhiều sự quan tâm hơn những người phụ nữ bình thường khác". Rajo Verma vui vẻ cho rằng mình là người hạnh phúc hơn những người phụ nữ khác, bởi cô có được tình cảm của tận 5 người đàn ông.
Có nhiều người cho rằng những tập tục thật kỳ lạ và cổ hủ nhưng những người trong cuộc lại cảm thấy hài lòng và mãn nguyện, bởi cuộc sống hiện tại của họ. Phong tục có kỳ lạ đến đâu miễn là họ được sống hạnh phúc, được làm tất cả những gì họ muốn thì phong tục đó vẫn cứ được lưu truyền.

Sắp lấy vợ vẫn hiếp dâm bé gái dưới gầm cầu

 
Đạt mãi mãi day dứt khi đánh mất hạnh phúc với cô vợ sắp cưới vì hùa theo đám yêu râu xanh hiếp dâm bé gái dưới gầm cầu.

Chứng kiến cảnh bé gái bị kẻ ác hãm hại, Vàng Trọng Đạt (SN 1987, ngụ xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) không những không ra tay cứu giúp mà hắn còn hùa theo đám “yêu râu xanh” để thỏa mãn dục vọng đê hèn của bản thân.

Bi hài chuyện anh em chung vợ giữa đại ngàn Trường Sơn

(Kiến Thức) - Câu chuyện anh em ruột chung vợ, chị em ruột chung chồng đang là một dấu lặng của đồng bào dân tộc ít người ở huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế.

Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào người Ka Tu, Tà Ôi, Pa Kô, Vân Kiều ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) vẫn còn duy trì nhiều nét đẹp văn hoá của cha ông để lại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đại ngàn Trường Sơn xứ Huế vẫn còn nặng nề nhiều hủ tục trong ma chay cưới hỏi…

Chung vợ là chuyện bình thường
Đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) sinh sống giữa núi rừng Trường Sơn hùng vỹ, nơi không lãng mạn nên thơ như cảnh núi rừng ở Tây Bắc, cũng không ồn ào, mạnh mẽ như núi rừng Tây Nguyên nhưng vẫn có nhiều nét văn hoá mang tính chất đặc thù rất riêng.
Nhờ có sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền nên những năm gần đây, cuộc sống của họ đã và đang từng ngày được cải thiện. Tuy nhiên, trong ma chay, cưới hỏi còn nặng nề nhiều hủ tục. Câu chuyện về cảnh anh em ruột cùng lấy chung một người vợ đang là một dấu lặng buồn với đồng bào dân tộc thiểu số cũng như chính quyền địa phương nơi đây.
Cuộc sống khó khăn của đồng bào Tà Ôi, Pa Kô, Tà Ôi ở huyện A Lưới
 
Cuộc sống khó khăn của đồng bào Tà Ôi, Pa Kô, Tà Ôi ở huyện A Lưới
Đang là mùa mưa nhưng chúng tôi vẫn được những chiến sỹ biên phòng A Đớt, thuộc huyện A Lưới dẫn đi thăm đồng bào dân tộc Tà Ôi và Pa Kô thuộc xã Đông Sơn. Đồng chí Trung uý Nguyễn Bá Truyền cho biết: “Ngày nay chuyện hai anh em lấy chung một vợ, hay hai chị em lấy chung một chồng nơi đây vẫn đang tồn tại khá nhiều. Chúng tôi đã có nhiều biện pháp, phương án để hạn chế tình trạng nói trên nhưng do nó đã ăn sâu vào ý thức của người dân nên cần phải có những khoảng thời gian nhất định.