Cô gái cắn gần đứt lưỡi tên yêu râu xanh có bị xử lý?

Liên quan đến câu chuyện chị H. bị đối tượng Quang khống chế hiếp dâm, đối tượng bị chị này cắn gần đứt lưỡi. Vậy hành động của nạn nhân có bị xử lý?

Như trước đó báo Người đưa tin đã phản ánh, Công an quận Cầu Giấy (TP.Hà Nội) đã bắt khẩn cấp Chu Thế Quang (SN 1979, trú tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), hiện thuê trọ ở ngách 58 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, vì hành vi hiếp dâm.
Điều đáng nói, quá trình khống chế cô gái xin việc qua mạng tại nhà trọ, đối tượng bị cắn gần đứt lưỡi vẫn cố thực hiện bằng được hành vi hiếp dâm đến cùng.
Theo đó, nạn nhân là chị Nguyễn Thị H. (25 tuổi, trú ở Hà Nội). Vào cuối tháng 3/2017, chị H. đăng tin tìm việc kế toán trên mạng. Đến ngày 4/4, chị này nhận được điện thoại của người tên Quang nói đang cần tuyển kế toán và hẹn chị đến phỏng vấn. Tuy nhiên vào thời điểm đó, chị H. bị ốm nên không đến được.
Co gai can gan dut luoi ten yeu rau xanh co bi xu ly?
Đối tượng dùng dao khống chế đe dọa hiếp dâm nạn nhân. 
Sau nhiều lần liên lạc, trưa ngày 17/4, Quang gọi điện hẹn chị H. mang hồ sơ và đến phỏng vấn tại 1 quán cà phê trên đường Lương Thế Vinh. Tại đây, Quang nói đang làm chủ thầu xây dựng ở một công trình gần đó, đang có nhu cầu tuyển người quản lý, chấm công cho công nhân. Xem hồ sơ xong, Quang đồng ý tuyển chị H. và hẹn hôm sau đi làm.
Khoảng 7h sáng 18/4, Quang nhắn tin hẹn chị H. qua văn phòng công ty, nhưng thực chất đó là nơi Quang thuê trọ để làm thủ tục cấp thẻ ra vào công trường.
Tại đây, lợi dụng lúc chị Huyền không đề phòng, đối tượng dùng vũ lực trói tay chị và dùng dao chọc tiết lợn đe doạ, hiếp dâm nạn nhân. Chị Huyền cố gắng phản kháng, cắn vào lưỡi của đối tượng nhằm thoát thân nhưng đối tượng vẫn cố thực hiện hành vi hiếp dâm đến cùng.
Liên quan đến vụ việc này, luật sư Trần Huy Tuấn (Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, hành vi của đối tượng Quang có dấu hiệu của tội Hiếp dâm quy định tại Điều 111 BLHS. Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Ngoài ra, nếu đối tượng từng phạm tội thì có thể bị xem xét khởi tố ở khoản 2 điều này với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm.
Về phía nạn nhân H., trong lúc phản kháng lại hành vi vi phạm pháp luật đã cắn gần đứt lưỡi của đối tượng. Tuy nhiên xét trong bối cảnh việc làm này của nạn nhân là để chống trả bảo vệ bản thân trước việc bị kẻ xấu hãm hại. Hành vi cắn gần đứt lưỡi đối tượng của chị này thuộc vào trường hợp phòng vệ chính đáng, vì thế sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 15 BLHS quy định về phòng vệ chính đáng như sau: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Khởi tố vụ 7 người chết sau lễ hội âm nhạc ở Hồ Tây

(Kiến Thức) - Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án có 7 người chết sau khi tham dự lễ hội âm nhạc "du hành tới mặt trăng" tại công viên nước Hồ Tây để điều tra, làm rõ.

Chiều ngày 18/9, Đại tá Nguyễn Văn Viện - Phó Giám Công an TP Hà Nội xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có quyết định khởi tố vụ án liên quan đến 7 người tử vong trong lễ hội âm nhạc diễn ra tại Công viên nước Hồ Tây vào đêm 16/9.
Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự với các tội danh“Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” và “Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy”, quy định tại các Điều 256 và 258 Bộ Luật hình sự, để điều tra vụ án.

Đang khám xét nhà Bí thư Đảng uỷ các khu công nghiệp Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Nguồn tin của PV Kiến Thức từ Đà Nẵng, khoảng 18h ngày 18/9, đoàn công tác Bộ Công an đến làm việc tại nhà ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Đảng uỷ các khu công nghiệp TP.Đà Nẵng.

Đoàn công tác gồm 4 cán bộ Bộ Công an, đã đến gặp người nhà ông Bằng tại địa chỉ K37/27 Hải Hồ, P.Thanh Bình, Q.Hải Châu, Đà Nẵng.
Vào thời điểm này chỉ có 2 con của ông Bằng mới đi học về. Người nhà cũng đã có mặt khi công an đến và mở cửa mời lực lượng chức năng vào.
Ông Đào Tấn Bằng sinh năm 1975, công tác tại Văn phòng UBND TP, giữ chức Phó phòng quản lý đầu tư, Phó phòng quản lý đô thị, Phó chánh Văn phòng UBND TP trước khi làm Bí thư Quận uỷ Ngũ Hành Sơn, Chánh Văn phòng Thành uỷ Đà Nẵng.
Sau đó, ông Bằng về làm Bí thư Đảng uỷ các Khu công nghiệp TP. Tháng 2/2018, ông Bằng bị kỷ luật cảnh cáo do vi phạm trong tham mưu Thành uỷ chỉ định thầu 3 công trình trụ sở làm việc cơ quan khối Đảng không đúng quy định Luật đấu thầu, khi còn làm ở UBND TP đã tham mưu lãnh đạo TP ban hành các văn bản không đúng quy định pháp luật về đất đai.
Dang kham xet nha Bi thu Dang uy cac khu cong nghiep Da Nang.
Nhiều PV có mặt tại nhà Bí thư Đảng uỷ các khu công nghiệp TP.Đà Nẵng theo dõi vụ việc.
Dang kham xet nha Bi thu Dang uy cac khu cong nghiep Da Nang.-Hinh-2

Dang kham xet nha Bi thu Dang uy cac khu cong nghiep Da Nang.-Hinh-3
 
Dang kham xet nha Bi thu Dang uy cac khu cong nghiep Da Nang.-Hinh-4
Nhà Bí thư Đảng uỷ các khu công nghiệp TP.Đà Nẵng. 

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra, giải quyết các vụ án và hành vi vi phạm pháp luật khác của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) cùng một số tổ chức, cá nhân có liên quan tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng đối với các cá nhân tại Đà Nẵng sau:

1. Ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm:

(1) Đào Tấn Bằng, sinh năm 1975, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, nay là Bí thư Đảng ủy khối các Khu công nghiệp TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng;

(2) Nguyễn Viết Vĩnh, sinh năm 1978, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, nay là Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, hiện trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

2. Ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015, bao gồm:

(1) Nguyễn Văn Cán, sinh năm 1954, nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng;

(2) Phan Xuân Ít, sinh năm 1954, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng, hiện trú tại phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.