Có “bí mật” giữa Huỳnh Uy Dũng với Chủ tịch Bình Dương?

(Kiến Thức) - Theo luật sư, mấu chốt của việc ông Huỳnh Uy Dũng tố Chủ tịch tỉnh Bình Dương là giữa ông Dũng với UBND tỉnh còn vấn đề nào chưa được giải quyết?

Vụ việc ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ Khu du lịch Đại Nam gửi đơn tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương đang được dư luận rất quan tâm. Câu hỏi lớn đặt ra là lý do gì khiến ông Dũng phải huy động 1.000 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ vào thời điểm năm 2004, để cứu ngân sách tỉnh Bình Dương?
Ông Huỳnh Uy Dũng cùng gia đình trong ngày trao tài sản cho cậu con trai 1 tuổi. Ảnh: Internet.
Ông Huỳnh Uy Dũng cùng gia đình trong ngày trao  tài sản cho cậu con trai 1 tuổi. Ảnh: Internet.  
Trao đổi với Kiến Thức về vấn đề này, luật sư Bùi Quang Hưng - Trưởng văn phòng Luật sư BQH và cộng sự cho biết: Mấu chốt của việc ông Huỳnh Uy Dũng tố Chủ tịch tỉnh Bình Dương là giữa ông Dũng với UBND tỉnh còn vấn đề nào chưa được giải quyết? Tại sao ông Dũng phải huy động 1.000 tỷ đồng để cứu ngân sách tỉnh Bình Dương. Đổi lại, ông Dũng được ưu đãi những gì và có văn bản cam kết nào của UBND tỉnh Bình Dương đối với ông Dũng khi mua 533,84 ha đất hay không?
Luật sư Bùi Quang Hưng phân tích: Đối với vụ việc trên, do không nắm được hồ sơ của ông Dũng nên không biết ông Dũng còn thiếu loại hồ sơ nào hoặc có vướng mắc gì mà UBND tỉnh Bình Dương không đồng ý về mặt chủ trương phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
"Nếu việc tố cáo nói trên là đúng pháp luật thì theo quy định của Luật Bồi thường Nhà nước, UBND tỉnh Bình Dương có trách nhiệm bù đắp các thiệt hại đã gây ra cho công ty của ông Huỳnh Uy Dũng. Còn nếu ông Dũng tố cáo sai sự thật thì ông Dũng phải bồi thường theo quy định tại Điều 9 của Luật Tố cáo năm 2011", luật sư Bùi Quang Hưng cho biết.
Điều 9 Luật Tố cáo năm 2011 quy định Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, trong đó có những nội dung: Trình bày trung thực về nội dung tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, ông Huỳnh Uy Dũng khẳng định: "Tôi, Huỳnh Uy Dũng cam kết nói đúng sự thật. Những văn bản cụ thể mà tỉnh Bình Dương đã ban hành, cùng việc dự án kéo dài suốt 7 năm qua cho thấy có lẽ một số nhà đầu tư cũng chịu chung một "cái lệ" như tôi. Nếu tôi vu khống, bôi nhọ ông Lê Thanh Cung, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Theo luật sư Bùi Quang Hưng, theo quy định về quy hoạch xây dựng thì cơ quan phê duyệt là Sở Xây dựng nhưng việc phê duyệt này sẽ dựa trên ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Do vậy, Sở Xây dựng cũng chỉ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để phê duyệt quy hoạch nói trên. Nếu UBND tỉnh chưa đồng ý về mặt chủ trương thì Sở Xây dựng cũng khó có thể phê duyệt được quy hoạch chi tiết của Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Còn về việc trong một văn bản của UBND tỉnh Bình Dương có nội dung "không cho chuyển nhượng đối với diện tích đất trong khu công nghiệp", luật sư Bùi Quang Hưng cho rằng, cần xem xét các điều kiện bàn giao đất cũng như trách nhiệm của nhà đầu tư đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Nếu nhà đầu tư đã hoàn thành trách nhiệm thuê thì việc thực hiện các thủ tục pháp lý đối với lô đất này thuộc về trách nhiệm của UBND tỉnh.
Như vậy, không biết việc tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng có hoàn toàn đúng sự thật, nhưng trách nhiệm giải quyết trong việc này thuộc về UBND tỉnh Bình Dương.
Trước đó, chiều 21/10, ông Huỳnh Uy Dũng gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tố cáo ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
Cụ thể, năm 2004 tỉnh Bình Dương đến hạn trả nợ cho Bộ Tài chính 1.000 tỷ đồng. Lúc này, tỉnh đề nghị ông Dũng mua 533,84 ha đất ở Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương để "cứu nguy" cho uy tín của tỉnh. Sau này ông Dũng sử dụng diện tích đất nói trên để lập dự án Khu công nghiệp Sóng Thần 3. Tuy nhiên, đến nay quy hoạch chi tiết vẫn chưa được phê duyệt.
Mọi khó khăn bắt đầu từ khi ông Lê Thanh Cung (Bí thư huyện Thuận An) về làm Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Trong một văn bản, do ông Cung đóng dấu và ký tên có câu "không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong khu công nghiệp dưới bất cứ hình thức nào" trước khi UBND tỉnh phê duyệt dự án.
Đến nay, 7 năm trôi qua kể từ khi chủ đầu tư Khu công nghiệp Sóng Thần 3 trình quy hoạch chi tiết vẫn chưa được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà các cơ quan chức năng đề ra, theo lời ông Huỳnh Uy Dũng.
Trong khi đó, trong một văn bản của UBND tỉnh Bình Dương, cơ quan này cho biết, trách nhiệm phê duyệt quy hoạch chi tiết của Khu công nghiệp Sóng Thần 3 thuộc Sở Xây dựng chứ không phải là trách nhiệm của UBND tỉnh.

Tố Chủ tịch Bình Dương: ông Dũng đánh trống... la làng?

(Kiến Thức) - "UBND tỉnh Bình Dương không chấp thuận quy hoạch chi tiết 1/500, kiến nghị tách KCN Sóng Thần 3 ra thành hai dự án, khiến ông Dũng không thể sang nhượng đất, hợp thức hóa sai lầm...", ông Võ Văn Lượng nói.

Ngày 24/10, ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”, ngụ phường 22, quận Bình Thạnh-TP HCM), chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Nam đã xác nhận ông gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân để tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi: Không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng Khu công nghiệp Sóng Thần 3; không cho chuyển nhượng Quyền sử dụng đất trái luật đất đai và không phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Sóng thần 3.
Ông Huỳnh Uy Dũng, người tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng chính phủ.
Ông Huỳnh Uy Dũng, người tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng chính phủ.
Ông Võ Văn Lượng, Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Bình Dương chủ trì buổi họp báo ngày 24/10, cho biết: Lý do quy hoạch 1/500 mà phía công ty của ông Dũng đề xuất không được UBND tỉnh phê duyệt vì nó không thuộc thẩm quyền phê duyệt của lãnh đạo tỉnh.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã họp bàn và thấy quy hoạch này là không cần thiết vì nó phá vỡ quy hoạch cũ, phá vỡ quy hoạch chung nên UBND tỉnh cũng không đề bạt quy hoạch này lên cấp Trung Ương xem xét phê duyệt.
Theo ông Lượng, UBND tỉnh Bình Dương không chấp thuận quy hoạch chi tiết 1/500 mà chủ đầu tư đề xuất và cũng không chấp thuận kiến nghị của chủ đầu tư là tách KCN Sóng Thần 3 ra thành hai dự án khu đô thị Đại Nam và KCN Sóng Thần 3. Chính điều này đã khiến ông Dũng không thể sang nhượng đất đai trong khu KCN Sóng Thần 3.
Lý do vì sao ông Dũng phải tách thành hai dự án như trên, theo UBND tỉnh Bình Dương đó là cách mà ông Dũng dùng để hợp thức hóa sai lầm của mình.
Cụ thể, tháng 6/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 đối với KCN Sóng Thần 3. Theo quy hoạch này, thì 61,5ha đất ở trong KCN này là đất dành để xây các tầng nhà lưu trú cho công nhân, chuyên gia, nhân viên của KCN.
Tuy nhiên, ông Dũng đã tự ý phân lô bán nền khu đất trên nhưng mượn danh nghĩa là huy động vốn. Tính đến tháng 10/2009, ông Dũng đã bán được hơn 400 tỷ đồng. Thời điểm phân lô bán nền diễn ra vào năm 2007 đến 2008 lúc mà nhà đất ở Bình Dương sốt nóng.
“Nếu Thủ tướng Chính Phủ đã nhận được được đơn thì sắp tới Trung ương sẽ cử một đoàn vào Bình Dương làm việc. Khi đó, đúng sai thế nào, xử lý ra sao sẽ được quyết định”, ông Lượng cho biết.
Đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng.
Đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng. 
Về vụ lùm xùm này, theo ông Dũng, năm 2004, UBND tỉnh Bình Dương phải thanh toán khoản nợ hơn 1000 tỷ đồng cho Bộ Tài Chính. Lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ đã đề nghị ông giúp tỉnh bằng cách nhận chuyển nhượng hơn 533 ha đất trong khu liên hợp Công nghiệp Dịch vụ Đô thị Bình Dương.

La liệt đất vàng nghìn tỷ Hà Nội... “nuôi cỏ”

(Kiến Thức) - Nhiều mảnh đất rộng hàng nghìn m2, nằm ở những vị trí đắc địa, được xem là đất "vàng" của Thủ đô nhưng lại bị bỏ hoang, "nuôi" cỏ dại.

Nằm ngay trên mặt phố Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, Pearl Phương Nam Towers là công trình cao ốc văn phòng, siêu thị và nhà để xe tự động do Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Phương Nam làm chủ đầu tư.
 Nằm ngay trên mặt phố Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, Pearl Phương Nam Towers là công trình cao ốc văn phòng, siêu thị và nhà để xe tự động do Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Phương Nam làm chủ đầu tư.
Khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2010 nhưng hiện khu đất "vàng" này vẫn bị bỏ hoang.
 Khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2010 nhưng hiện khu đất "vàng" này vẫn bị bỏ hoang.