'Cò' báo 1 tỷ đồng/m2, giá đất vàng Đà Lạt thực tế bao nhiêu?

Nhiều lô đất trung tâm Đà Lạt được cò đất báo giá tới cả tỷ đồng/m2 nhưng chính người trông đất khẳng định: “Mảnh đất này có tổng diện tích 1.800 m2, từ trước đến nay được rao với giá bán duy nhất là 300 tỷ đồng, tương đương hơn 160 triệu/m2".

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, giá đất xung quanh khu Hòa Bình, TP Đà Lạt được rao tăng 400-500 triệu đồng/m2. So với 5 năm trước, các lô đất thuộc khu vực nằm trong đồ án “Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt” thậm chí cao gấp 10 lần.
Cơn sốt đất tại Đà Lạt
Đó là chia sẻ của những người đang tham gia vào làn sóng đầu tư bất động sản Đà Lạt sôi động thời gian qua.
Xác nhận cơn sốt đất tại Đà Lạt từ đầu tháng 3 đến nay, chị Linh Chi, đại diện một doanh nghiệp giao dịch bất động sản trên địa bàn, cho hay lượng giao dịch công ty thực hiện trong 3 tháng gần nhất đã tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
'Co' bao 1 ty dong/m2, gia dat vang Da Lat thuc te bao nhieu?
 Đại diện một công ty bất động sản ở Đà Lạt cho biết, 5 năm trước, giá đất ở khu vực trung tâm chỉ ở mức 30-40 triệu đồng/m2. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Rất nhiều người đến tìm mua đất ở Đà Lạt, đặc biệt là những người đến từ thành phố khác đến mua đất để đầu tư hoặc nghỉ dưỡng", chị thông tin.
Theo các sàn giao dịch bất động sản địa phương, hoạt động mua đi bán lại rất sôi động, nhờ biên lợi nhuận lớn, tăng ít nhất là 20% so với giá mua ban đầu.
“Đất ở Đà Lạt sẽ không giảm mà chỉ có tăng”, chị Linh Chi đánh giá.
Chị Linh Chi khẳng định với một miếng đất có giá 3 tỷ đồng ở Đà Lạt chỉ khoảng 2 tháng sau bán lại có thể lãi 300-400 triệu đồng, nếu giữ trong khoảng 1 năm thì lãi 1 tỷ trở lên là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trao đổi với khách hàng, người phụ nữ này chia sẻ nếu muốn mua vào thời điểm hiện tại, khách vẫn sẽ mua được giá tốt nhưng nếu đợi đến cuối năm hoặc sang năm sau, giá đất sẽ lại thay đổi.
Giá ảo?
Cũng theo thông tin từ những người môi giới, có những lô đất được báo giá với mức tương đương đất trung tâm TP.HCM hay Hà Nội, lên tới 1 tỷ đồng/m2.
Đơn cử là một miếng đất rộng 600 m2 trên đường Bùi Thị Xuân (phường 2, TP Đà Lạt), gần khu vực ngã 3 giao giữa Bùi Thị Xuân, Lý Tự Trọng và Phan Bội Châu, nơi tập trung nhiều dịch vụ du lịch đang được các cò đất báo giá miệng lô đất này với giá cả tỷ đồng/m2.
Tương tự, lô đất có vị trí được xem là đắc địa khi nằm ngay cạnh khu phức hợp Dalat Centre trên đường Phan Bội Châu cũng được cò đất thông báo giá 1 tỷ đồng/m2.
Tìm đến địa chỉ rao bán trên đường Phan Bội Châu này, phóng viên Zing.vn gặp bà Thư, (52 tuổi), người trực tiếp trông coi lô đất. Thông tin bà Thư cho biết lại không giống như lời rao của cò đất.
“Mảnh đất này có tổng diện tích 1.800 m2, từ trước đến nay được rao với giá bán duy nhất là 300 tỷ đồng, tương đương hơn 160 triệu/m2", bà khẳng định.
Bà Thư cũng nói thêm rất nhiều nhà đầu tư tìm đến đây nhưng chưa ai có thể mua được. Theo bà, lô đất có vị trí tốt và diện tích lớn nhưng 300 tỷ là một số tiền lớn.
“Tuy nhiên, nếu ai có thiện chí lấy ngay thì chủ đất sẵn sàng phân bán thành 3 lô đất nhỏ, mỗi lô sẽ có giá 100 tỷ đồng”, bà Thư chia sẻ.
'Co' bao 1 ty dong/m2, gia dat vang Da Lat thuc te bao nhieu?-Hinh-2
 Mảnh đất được cò đất báo giá 1 tỷ đồng/m2 trên đường Phan Bội Châu được chủ đất đưa ra giá bán chỉ hơn 160 triệu đồng/m2. Ảnh: Quỳnh Trang.
Dù xác nhận cơn sốt đất Đà Lạt, chị Linh Chi khẳng định những thông tin về giá đất tăng đến 400-500 triệu đồng/m2 là sai sự thật.
Giá đất Đà Lạt đang tăng mạnh. 5 năm trước, đất ở khu vực trung tâm chỉ có giá 30-40 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đến nay công ty tôi chưa từng có giao dịch nào lên đến 400-500 triệu đồng/m2”, chị cho biết.
Theo chị, bất động sản mặt tiền trên trục đường Nguyễn Chí Thanh rất hiếm có thông tin rao bán, nếu có thì giao động ở mức giá 220-250 triệu đồng/m2. Các tuyến đường trọng điểm như Phan Bội Châu, Bùi Thị Xuân chỉ có giá giao dịch tối đa là 200 triệu/m2.
Ông Bùi Văn Đắc, 63 tuổi, người đã kinh doanh trên đường Phan Bội Châu 37 năm, cho biết trong 6 tháng trở lại đây có rất nhiều lời đồn đoán liên quan đến giá đất. Nhiều ngôi nhà được nói thách lên đến 400-500 triệu đồng/m2 nhưng thực tế không có nhiều giao dịch.
"Thành thực mà nói, khu vực này rất khó có thể buôn bán kinh doanh lớn, chỉ có thể mở cửa hàng ăn, tạp hóa... phục vụ khách du lịch, buôn bán qua ngày do đường phố nhỏ, hạ tầng đã xuống cấp" - ông chia sẻ.
'Co' bao 1 ty dong/m2, gia dat vang Da Lat thuc te bao nhieu?-Hinh-3
 Mặc dù có vị trí đắc địa nhưng con đường Phan Bội Châu được đánh giá là khó có thể đầu tư kinh doanh lớn do hạ tầng xuống cấp. Ảnh: Quỳnh Trang. 
Cò đất tung tin để thu hút nhà đầu tư
Trao đổi với báo chí, ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, từng cho biết trong năm 2018, giá nhà đất tại Đà Lạt gần như đã lên tới ngưỡng. Việc giá nhà đất khu trung tâm tiếp tục tăng thêm có thể do đề án làm mới khu vực này đã có tác động.
Nói với Zing.vn, ông Võ Văn Hùng, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Lạt, cho biết thời gian gần đây, các cò đất thường đưa ra rất nhiều lời đồn đại về những dự án quy hoạch của thành phố, của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư, đồng thời "hét giá" đất ở các khu vực có liên quan lên cao như đề án quy hoạch chỉnh trang khu trung tâm Hòa Bình, dự án đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, sau khi công bố thông tin quy hoạch khu trung tâm Hòa Bình, giao dịch ở Văn phòng Đăng kí đất đai chỉ nhích lên một chút so với cùng kỳ hàng năm. Đây là điều thường thấy sau Tết Nguyên đán, hoạt động giao dịch thường diễn ra sôi động hơn.
"Đa số người dân đều nắm được khu Hòa Bình là là khu vực nằm trong diện cần được chỉnh trang, chỉ giải tỏa một số khu vực và tuyến phố", ông nhận định.
Ông cho biết cơ quan chức năng cấp thành phố và cấp phường đã làm việc để thông tin rõ đến từng người dân, tránh để họ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch, gây ra những xáo trộn trong lâm lý và đời sống xã hội.
Ông Võ Văn Hùng cho rằng những thông tin không chính xác này sẽ gây ra nhiều tác động xấu, làm nhũng loạn thị trường, ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch, chỉnh trang thành phố, đặc biệt là quá trình đền bù và di dời người dân.

Giá đất Đông Anh sốt nhất HN: Xem “cò” chèo kéo khách

(Kiến Thức) - Tin đồn sốt đất ở Đông Anh khiến gần đây, vùng quê ngoại thành Hà Nội này nhộn nhịp hơn hẳn. Tuy nhiên, đất Đông Anh có thực sự “cháy” và tăng “khủng” hay không có lẽ là câu chuyện mà chỉ đội ngũ “cò đất” mới biết rõ nhất.

Những lời mời gọi chớp nhoáng
Ngay khi vừa có mặt tại một quán nước ở chân cầu Nhật Tân (đầu xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội), PV đã được chị chủ quán nước vui vẻ cười nói: “Xuống xem đất à em?”. Khá bất ngờ và choáng ngợp, PV ngỏ ý muốn đi tìm mua đất ở đây. Ngay lập tức, hai người đàn ông trung niên ở bàn kế bên tới, tự giới thiệu là có thể môi giới một số miếng đất đẹp, giá cả hợp lý. Một trong hai người tên H. ngỏ lời: “Em muốn tìm mua đất để kinh doanh hay để ở”? Sau khi biết khách muốn mua đất để kinh doanh người đàn ông còn lại tên C hối hả nói: “Muốn tìm mảnh rộng bao nhiêu, tầm bao tiền để các anh tính cho, chứ giờ vào trong dân cũng không biết tìm mua đâu em ạ”.
Hai “cò” này đua nhau chia sẻ với PV khá nhiều về những lợi ích đầu tư kinh doanh bất động sản ở đây như một bài thuyết trình đã được nghiền ngẫm và duyệt sẵn nhiều lần: “Mua kinh doanh mà chọn ở đây là đúng rồi đấy em ạ, ở đây nhiều tiềm năng để đầu tư, dễ kiếm lời nhanh mà giờ không sợ rủi ro nữa, sắp lên quận mà em, cứ yên tâm là đất chỉ có tăng chứ không giảm được đâu…” Cứ thế, hai người kẻ tung người hứng, mời gọi khá nhiệt tình và chuyên nghiệp khiến PV khó lòng đứng dậy cho được. Khi khách rời đi, hai người còn không quên cho số điện thoại và dặn dò: “Cứ đi xem thấy chỗ nào ưng thì gọi anh, yên tâm là dễ mua hơn ở các chỗ khác nhiều mà giấy tờ cũng đảm bảo hơn”.
Sau khi đã thấy được sự “manh động” và độ chuyên nghiệp của cánh cò đất, PV quyết định vào trong làng để tìm hiểu thực hư câu chuyện sốt đất ở Đông Anh được đồn thổi nhiều ngày nay từ phía người dân nơi đây. Tại một cửa hàng bán bia trong thôn Vĩnh Thanh (Vĩnh Ngọc, Đông Anh), tiếp tục trong vai người muốn mua đất, PV bất ngờ khi câu chuyện đất đai lại thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, ai cũng tỏ vẻ đầy kinh nghiệm, hiểu biết: “Giá đất thì nhiều loại lắm, ngoài trục đường lớn giờ thấy họ kêu 150-200 triệu đồng/m2 kìa; còn ở trong này cũng phân khu cả, mặt đường rộng cũng phải 80-100 triệu/m2. Ngõ mà rộng hơn 3m ô tô đi lại thoải mái rơi vào tầm 35-45 triệu, còn ngõ hẹp 2 xe máy tránh nhau được cũng phải 25-30 triệu đồng/m2”.
Khi được hỏi tại sao nhiều người rành giá đất quá vậy, chị S. chủ quán cho biết: “Nghe mọi người kháo nhau thế. Thời gian này, giá đất như câu chuyện cửa miệng của người dân Đông Anh, đi đâu cũng nghe kể chuyện về giá đất, sốt đất. Vì thế, để biết giá đất cụ thể như thế nào có khó gì đâu”. Tuy nhiên, chị S. thừa nhận, thông tin giá đất Đông Anh chị chỉ nghe được từ truyền miệng hay giới cò đất, chứ thực sự đất có “sốt” hay không thì chị cũng không biết.

'Ma trận' trình tự ban hành văn bản QL đất đai tại hồ Tuyền Lâm

Trong quá trình thực hiện thu hồi, đền bù đất của một số hộ dân tại KDL hồ Tuyền Lâm, UBND thành phố Đà Lạt đã ban hành nhiều văn bản chồng chéo hoặc văn bản dựa trên các QĐ đã hết hiệu lực từ nhiều năm trước, trái quy định hiện hành... 
 

Tháng 1/2011, UBND thành phố Đà Lạt ban hành Quyết định số 199/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của ông bà Trần Xuân Toàn - Hồ Thị Thương (phường 3, thành phố Đà Lạt - nằm trong Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm). Diện tích đất này là tài sản của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trà Vườn Thương và đã có biên bản kiểm định tài sản trên đất từ năm 2010. Tuy nhiên, đã hơn 8 năm, gia đình bà Thương chưa nhận được phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư cho gia đình.
'Ma tran' trinh tu ban hanh van ban QL dat dai tai ho Tuyen Lam
 Toàn cảnh dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái Hoàng Gia xây dựng tại khu vực hồ Tuyền Lâm.