Chuyện quay phim mùa dịch của diễn viên "Phố trong làng"

Kim Dung, nghệ sĩ thuộc Nhà hát Kịch nói Quân đội, chia sẻ những trải nghiệm khi tham gia phim truyền hình trong mùa dịch Covid-19.

Chia sẻ với Zing, Kim Dung cho biết cô công tác tại Nhà hát Kịch nói Quân đội đã 10 năm. Cô mang quân hàm Thiếu tá, đồng thời đảm nhận vai trò Bí thư Chi đoàn. Cách đây vài năm, cô từng diễn xuất trong một số tác phẩm như Gái già xì tin, Chạm tay vào nỗi nhớ, Lời ru mùa đông. Vai diễn mới nhất của Kim Dung là Lành (Phố trong làng).

Khó sắp xếp lịch phù hợp

Nhân vật Lành có số phận khắc khổ, cuộc sống nghèo túng, lại mắc bệnh thận. Chồng cô (tên Bần) phạm tội ăn trộm vì túng quẫn. Lành sau đó nhận được sự giúp đỡ từ các cán bộ công an xã và những người tốt trong làng như Ngọc, Hoài, Hiếu, Thương... Kim Dung tâm sự trên sân khấu, cô vốn đã quen với hình tượng vai diễn nghèo khó, bi kịch. Do đó, cô không gặp khó khi vào vai Lành.

Tuy nhiên, cũng như một số nghệ sĩ khác, Kim Dung vẫn bị ảnh hưởng bởi lối diễn sân khấu, thường cường điệu hơn và cách thoại chưa đời thường. Cô bày tỏ: "Tôi vẫn nhớ cảnh quay đầu tiên là tình huống Lành bị ngất khi đang đi làm ngoài đồng. Hôm ấy, tôi được góp ý về lời thoại, giọng nói. Với nhân vật như cô Lành, mình càng thể hiện chân thực càng tốt. Nếu làm quá thì sẽ tạo cảm giác bị giả. Ở những cảnh sau đó, tôi đã khắc phục được".

Chuyen quay phim mua dich cua dien vien

Tạo hình phụ nữ nông thôn trong phim của Kim Dung.

Chuyen quay phim mua dich cua dien vien

Tạo hình phụ nữ nông thôn trong phim của Kim Dung.

Nữ diễn viên chia sẻ thêm: "Có một kỷ niệm vui là trong phim này, tôi đóng chung với anh Danh Thái. Anh Thái chuyên đảm nhận những vai xấu, lưu manh ở các phim truyền hình trước. Một số bạn nhắn tin hỏi rằng sao Lành có ông chồng nhìn mặt đã thấy ghét. Nhưng Bần không phải người xấu hoàn toàn. Sau này anh ta đã biết quay đầu, sửa sai".

Kim Dung tâm sự do đang làm việc tại nhà hát, cô gặp ít nhiều khó khăn trong việc sắp xếp lịch quay phim. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đoàn phim đôi khi cũng phải thay đổi lịch đột xuất.

"Phim truyền hình hiện nay đều theo hình thức cuốn chiếu, nên diễn viên gần như luôn ở trong tư thế sẵn sàng, gọi là đi quay. Chúng tôi quay ở Sóc Sơn, thường sáng đi tối về. Khoảng thời gian ấy, tôi lại tham gia một khóa học và cuộc thi cán bộ đoàn giỏi tại cơ quan, nên gặp một số trục trặc khi sắp xếp lịch. Tôi cũng sợ làm ảnh hưởng đến tiến độ của ê-kíp. Nhưng may mắn cuối cùng mọi chuyện thuận lợi", cô nói.

Kim Dung cho hay: "Bình thường đi làm phim rất vui, mọi người thường trêu đùa nhau lúc nghỉ. Nhưng khi quay mùa dịch, không khí trầm hơn, ai cũng phải giữ an toàn sức khỏe cho chính mình và ê-kíp".

Theo Kim Dung, hiện đoàn phim Phố trong làng đã đi quay trở lại sau thời gian tạm nghỉ. Vai của cô còn một số phân đoạn ngắn và chưa có lịch cụ thể.

Muốn có thêm trải nghiệm bên cạnh tình yêu sân khấu

Diễn viên sinh năm 1990 tâm sự sau vai Lành, cô mong muốn có thêm những cơ hội khác để tham gia phim truyền hình và thử sức nhiều vai diễn đa dạng. Kim Dung không muốn bị đóng khung vào hình mẫu khắc khổ.

Chuyen quay phim mua dich cua dien vien

Kim Dung từng giành nhiều giải thưởng tại các cuộc thi ở nhà hát.

"Trước đây ở nhà hát, tôi thường được nhớ đến với vai chính diện - khổ và nội tâm. Nhưng thực tế tôi có thể hóa thân vào những màu sắc khác. Trong một lần tôi diễn thay vai cho một đồng nghiệp. Đó là vai phản diện. Mọi người lúc ấy nhận xét tôi làm tốt, diễn được nét sắc sảo".

Kim Dung đồng tình rằng những năm gần đây, phim truyền hình Việt được khán giả yêu thích hơn, nhiều nghệ sĩ sân khấu tham gia lĩnh vực này. Có thể bây giờ cô tham gia cũng hơi muộn. Nhưng bên cạnh tình yêu cho sân khấu, cô mong muốn có thêm trải nghiệm.

"Tôi sẽ cố gắng sắp xếp công việc tại nhà hát để cân bằng. Thông thường ở Nhà hát Kịch nói Quân đội, mỗi năm chúng tôi dựng 2-3 vở. Nếu không bị ảnh hưởng bởi dịch, anh chị em nghệ sĩ cũng sẽ có những chuyến biểu diễn dài ngày ở Tây Nguyên hoặc TP.HCM, đến các quân đoàn. Mỗi chuyến đi kéo dài khoảng một hoặc hai tháng. Khi khán giả biết đến mình, người nghệ sĩ cảm nhận được niềm hạnh phúc trọn vẹn", Kim Dung chia sẻ. 

4 con của Kim Dung: Không ai theo nghiệp cha, con cả 'bi thảm' nhất

Trải qua 3 đời vợ, Kim Dung có 4 người con, với 4 tính cách khác nhau và theo đuổi một ước mơ không giống nhau, trong số đó, người có số phận bi đát nhất là cậu con trai cả Tra Truyền Hiệp.

"Đại hiệp" Kim Dung vừa qua đời có 3 đời vợ, 4 người con, nhưng tất cả đều là con của nhà văn với người vợ hai Chu Mai (kết hôn năm 1953 và ly hôn năm 1976). Mỗi người một tính cách, theo đuổi một ước mơ khác nhau, trong số đó, người có số phận bi đát nhất là cậu con trai cả Tra Truyền Hiệp.
4 con cua Kim Dung: Khong ai theo nghiep cha, con ca 'bi tham' nhat-Hinh-2
Kim Dung (1924 - 2018). 

Trong số 4 người con thì con trai cả Tra Truyền Hiệp được coi là niềm tự hào của Kim Dung nhất. Khi mới tập nói, người này đã được cha dạy "Tam Tự Kinh" đến năm 4 tuổi, anh đã thuộc lòng cuốn sách này. 6 tuổi, Truyền Hiệp có thể đọc vanh vách cuốn "Tăng Quảng Hiền Văn" khiến mọi người người gọi cậu là thần đồng.

4 con cua Kim Dung: Khong ai theo nghiep cha, con ca 'bi tham' nhat-Hinh-8
Kim Dung bên con trai Tra Truyền Hiệp và con gái Tra Truyền Thi lúc nhỏ. 

Không chỉ thông minh, Truyền Hiệp còn sớm bộc lộ niềm đam mê với tiểu thuyết của cha. Vì khi tiểu thuyết "Hiệp Khách Hành" của Kim Dung được đăng tải trên tờ Minh Báo vào năm 1965, Tra Truyền Hiệp đã ngồi ngoài hiên nhà, đọc tiểu thuyết dưới trời mưa, say mê đến mức cha mình đến bên cạnh, gọi liền mấy tiếng mà không biết.

Đến năm 14 tuổi, Tra Truyền Hiệp đã tập viết văn, anh từng khiến mọi người sửng sốt khi nói rằng cuộc đời mỗi con người là bể khổ và anh khao khát được giải thoát. Khi ấy mặc dù nhiều người biết chuyện liền khuyên Kim Dung nên dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực này ra khỏi đầu con. Tuy nhiên, Kim Dung lại cho rằng con trai mình nghĩ đúng, thậm chí còn khen ngợi con sớm biết suy nghĩ, có tư tưởng sâu sắc. Sau đó, ông cho con trai cưng đi du học ở New York với hy vọng Truyền Hiệp có thể kế thừa sự nghiệp của mình.

Tuy nhiên, Kim Dung không thể ngờ được rằng, cũng vì “sớm nhận biết” nên Truyền Hiệp đã sớm về cõi vĩnh hằng khi còn ở tuổi thanh xuân. Tháng 10/1976, Tra Truyền Hiệp tự tử bằng cách treo cổ sau khi cãi vã với bạn gái ngoại quốc qua điện thoại. Lúc đó, cậu chưa đầy 20 tuổi và đang là sinh viên năm nhất Đại học Columbia (Mỹ).

Lúc bấy giờ, có hai khả năng được đưa ra về lý do tự tử của Truyền Hiệp. Ban đầu, nhiều người nghĩ rằng, Tra Truyền Hiệp tự tử vì mâu thuẫn trong chuyện tình cảm. Ngày hôm đó, anh và cô bạn gái ở San Fransico cãi nhau qua điện thoại. Sau khi dập máy, vì quá tức giận, trong phút nông nổi nhất thời, Tra Truyền Hiệp đã tự kết liễu đời mình bằng việc treo cổ tự tử.

Tuy nhiên, vài ý kiến khác lại cho rằng, nguyên nhân sâu xa khiến cậu cả nhà Kim Dung tìm đến cái chết chính là do chuyện bất hòa giữa cha mẹ. Thời điểm đó khi ở Mỹ, Truyền Hiệp đã biết rằng cuộc hôn nhân của Kim Dun và Chu Mai đang lục đục và họ sắp sửa chia tay. Khi hay tin cha mẹ ly hôn, Tra Truyền Hiệp nhiều lần viết thư, gọi điện khuyên ngăn cha nhưng vô ích. Chàng trai vốn sống cầu toàn và luôn có tư tưởng muốn ‘tự giải thoát’ cảm thấy buồn bã, chán nản.

Việc cãi nhau với người yêu vào ngày định mệnh ấy là giọt nước làm tràn ly, Tra Truyền Hiệp đã tự kết liễu đời mình, để lại nỗi đau vô hạn cho ông vua truyện kiếm hiệp.

Thời gian đó, Kim Dung từng muốn chết theo con, Một câu hỏi lớn xâm chiếm tâm hồn ông: “Tại sao con tự tử, tại sao con bỗng nhiên từ bỏ sinh mệnh. Tôi muốn tới cõi âm gặp Truyền Hiệp, muốn con giải đáp câu hỏi này”.

Tháng 9/2004, lần đầu trải lòng về cái chết của con trai, Kim Dung nói: "Lúc nhận được tin dữ từ Mỹ, tôi đau đớn, nhưng ngày hôm đó vẫn phải lên tòa soạn làm việc, vừa viết bài, tôi vừa rơi nước mắt, lòng đau quặn thắt, vẫn cố kìm nén để viết".

Trước cú sốc này, vợ chồng Kim Dung, Chu Mai đều cho rằng đối phương có lỗi trước cái chết của con trai. Không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về cái chết của con, Kim Dung tự mình bay sang Mỹ mang hài cốt của con trai về Hong Kong để an táng. Gần 40 năm trôi qua, nhà văn vẫn đau đáu về cái chết của cậu con trai mà ông yêu quý nhất.

Nếu Tra Truyền Hiệp giống cha về tính cách thì con trai thứ, Tra Truyền Thích lại như một bản sao của Kim Dung về ngoại hình.

4 con cua Kim Dung: Khong ai theo nghiep cha, con ca 'bi tham' nhat-Hinh-9
Tra Truyền Thích được coi là bản sao ngoại hình của Kim Dung. 

Không giống như anh trai, thời trẻ Tra Truyền Thích rất ít nghe lời, thành tích học tập của anh cũng không tốt. Khi được cha cho sang Anh du học, Truyền Thích đã chọn ngành kế toán, bởi anh cho rằng, kế toán chỉ phải làm việc với những con số và những công thức cố định, công việc này phù hợp với những người lười biếng.

Sau khi trờ về Hong Kong, Truyền Thích đảm nhận chức giám đốc nhà xuất bản. Đặc biệt có hứng thú với ẩm thực, anh nghiên cứu rất kỹ về những món ăn của Tứ Xuyên, Quảng Đông, Ấn Độ và Pháp, ngoài việc ở nhà xuất bản, Truyền Thích còn viết bình luận ẩm thực cho các tạp chí.

4 con cua Kim Dung: Khong ai theo nghiep cha, con ca 'bi tham' nhat-Hinh-10
 Con trai thứ của Kim Dung có niềm say mê với ẩm thực.

Năm 2001, Tra Truyền Thích còn quyết định tự mở nhà hàng tại Hong Kong. Tuy con trai không theo nghiệp văn chương như mình, song Kim Dung vẫn rất ủng hộ, ngày khai trương nhà hàng, ông đích thân tới dự để động viên tinh thần cho con. Tuy nhiên đến năm 2003, nhà hàng của Truyền Thích đã đóng cửa và anh chuyển sang làm cố vấn ẩm thực cho các nhà hàng cao cấp ở Thâm Quyến và chủ yếu sống ở đây.

Tiểu Lung Nữ là cái tên âu yếm mà Kim Dung dùng để gọi cô con gái thứ 3 của mình, Tra Truyền Thi. Ngày nhỏ, Truyền Thi là một cô bé dễ thương và thông minh. Tuy nhiên, đến năm Truyền Thi 5 tuổi khi Kim Dung đưa vợ con sang Singapore. Sau đó Truyền Thi đã bị sốt rét và sau khi được bác sỹ tiêm một liều gentamicin, cô bé này đã bị điếc. Cái tên Tiểu Lung Nữ ra đời từ đó (trong tiếng Trung Quốc, lung nghĩa là điếc).

Tháng 3/1982, Kim Dung cho con đi du học ở Toronto, Canada. Thành tích học tập ấn tượng, Truyền Thi tốt nghiệp Đại học York (Canada) với thành tích xuất sắc. Trở về Hong Kong, Truyền Thi làm việc tại bộ phận quảng cáo ở Minh Báo.

4 con cua Kim Dung: Khong ai theo nghiep cha, con ca 'bi tham' nhat-Hinh-11
Con gái Tra Truyền Thi của Kim Dung. 

Tháng 5/1988, cô kết hôn với Triệu Quốc An, tổng biên tập Minh Báo vãn báo, tuy nhiên, Kim Dung không hài lòng về cuộc hôn nhân này bởi Triệu Quốc An đã từng có một đời vợ.

Hiện tại, "Tiểu Lung Nữ" Tra Truyền Thi đã là mẹ của ba đứa con và sống ở Vancouver, Canada, đồng thời là giám đốc sản xuất của một kênh truyền hình về kinh tế.

Con gái út Tra Truyền Nột sinh năm 1963 là một họa sĩ tài năng và rất tích cực làm từ thiện. Một số người thân cận với Kim Dung nói rằng Tra Truyền Nội là cảm hứng để Kim Dung xây dựng hình tượng Tiểu Long Nữ, một trong những nhân vật nữ nổi tiếng nhất trong tiểu thuyết của mình.

4 con cua Kim Dung: Khong ai theo nghiep cha, con ca 'bi tham' nhat-Hinh-12
"Tiểu Long Nữ" Tra Truyền Nột.

Khi được hỏi về việc là con gái cưng của "vua truyện kiếm hiệp" nhưng không theo nghiệp cha, Truyền Nột nói: “Trở thành cao thủ viết truyện không phải là mơ ước của tôi”. Mặc dù vậy, Kim Dung cũng không thấy buồn và hối tiếc: “Cha thường nói với tôi, hãy cứ làm điều gì mình muốn, không cần phải học theo ông. Bởi cái quý giá nhất của con người chính là bản ngã”.

Trong số các anh chị em, Tra Truyền Nột là người con duy nhất sống gần cha. Cô kết hôn sớm hơn chị gái và chồng là một bác sĩ. Họ có 3 đứa con, 2 cô con gái đầu đang du học tại Anh, cậu con trai út đang học trung học.

Truyền Nột còn là một người tích cực tham gia công tác thiện nguyện, năm 2008, khi trận động đất ở Tứ Xuyên xảy ra, cô là một trong những tình nguyện viên nhiệt tình, bỏ tất cả công việc để đến với những nạn nhân của trận động đất lịch sử. Năm 2012, Truyền Nột còn mở một triển lãm tranh để lấy tiền quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo.

4 con cua Kim Dung: Khong ai theo nghiep cha, con ca 'bi tham' nhat-Hinh-13
Con gái Út của Kim Dung có đam mê hội họa.

Mỹ nhân đáng sợ nhất trong truyện Kim Dung là ai?

Trong tiểu thuyết Kim Dung có không ít nhân vật nữ đặc sắc, từ Hoàng Dung, Tiểu Long Nữ cho đến Triệu Mẫn. Nhưng lợi hại và tham vọng nhất lại là một người khác.

>>> Mời quý độc giả xem video "Top 10 đại cao thủ trong truyện võ hiệp Kim Dung". Nguồn Youtube/ VTC:
Hình tượng nữ giới dưới ngòi bút của Kim Dung có rất nhiều điểm độc đáo và sâu sắc. Khác với tiểu thuyết võ hiệp của nhiều tác giả khác, nữ nhân trong truyện Kim Dung không tồn tại để làm nền cho các hiệp khách nam nhi, không phải là thứ gia vị để câu chuyện thêm phần hấp dẫn. Phần lớn có cá tính, giá trị và mục tiêu riêng.