Chuyện cảm động ở sân trường

Bạn nào cũng có bố mẹ đưa đón, cháu tủi nên thường tha thẩn đợi bạn về hết mới tự về nhà để không ai biết mình mất mẹ.

Ngày ngày em tha thẩn một mình ở sân trường cho đến khi các bạn về hết mới thôi. Ngày nào em cũng lặp đi lặp lại câu nói: Cháu chờ mẹ! Cho đến một ngày, một bà cụ lưng còng, tóc bạc xuất hiện khiến em vùng chạy khóc nức nở...
Tôi thường thức khuya nên dậy muộn. Chẳng phân công mà thành nếp, việc đưa con đến trường học buổi sớm là của vợ và đương nhiên chiều đón về là phần tôi. Cơ quan tôi cách trường cháu học không xa nhưng đi đến đó lại phải qua mấy cái ngã tư. Chiều nào cũng vậy tôi thoát được cảnh kẹt xe đến đón con thì thường trống đã tan trường cách đó cả giờ đồng hồ.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Cũng may những buổi chiều chờ tôi như vậy, con tôi còn có bạn Trà My chơi chung. Hình như cơ quan mẹ bạn Trà My ở khá xa trường nên tôi chưa một lần thấy cô ấy đến đón con. Và lần nào cũng vậy, khi tôi ngỏ ý chở Trà My về cùng thì cháu lễ phép nhưng rất tha thiết: “Cháu cảm ơn bác, mẹ cháu dặn không để người lạ chở đi”. “Nhưng bác là bố của Thục Anh cơ mà, có lạ đâu”. “Cháu sợ khi mẹ đến đón không thấy cháu mẹ lo”. Tôi đành chở Thục Anh về trước.
Tuần trước do công việc đột xuất và vẫn cảnh kẹt xe lưu cữu nên tôi đón con muộn hơn mọi bận. Vậy mà vẫn không gặp mẹ cháu Trà My. Khi cha con tôi chuẩn bị về thì thấy một cụ già lưng còng, tóc bạc đi tới. Thấy cụ, Trà My vùng chạy, khóc: “Không phải bà đón đâu, không phải bà đón đâu, cháu chờ mẹ, cháu chờ mẹ...”.
Tôi nhìn theo Trà My tỏ ý ngạc nhiên, cụ bà lấy tay áo chấm nước mắt giải thích: “Mẹ cháu tai nạn giao thông chết khi cháu còn nhỏ, bố có gia đình mới nên gửi cháu tôi nuôi. Sáng chiều bạn nào cũng có bố mẹ đưa đón, cháu tủi nên thường tha thẩn khi các bạn về hết mới tự về nhà một mình để không ai biết mình mất mẹ. Hôm nay muộn quá thấy cháu chưa về, tôi sốt ruột nên đi đón”.

Cảm động người chồng cưng nựng vợ tàn phế

"Vợ tôi đã một đời tần tảo, cùng tôi chung vai gánh vác gia đình, nuôi dạy các con, nên khi cô ấy bệnh tật, dù tàn tạ, héo úa thế nào, tôi vẫn nhớ mãi vẻ đẹp của vợ!”, anh Sơn chia sẻ.

Cùng chị Nguyễn Thị Hồng Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đến thăm nhà anh chị, chúng tôi chứng kiến cảnh anh Nguyễn Văn Sơn đang ở trần, mồ hôi như tắm, nắm hai bàn tay đang giơ lên chới với của vợ, anh dỗ dành: “Được rồi, được rồi, tôi đã đi làm về rồi, có bỏ em đâu!”…

Anh Nguyễn Văn Sơn đang chăm sóc vợ
Anh Nguyễn Văn Sơn đang chăm sóc vợ 

Bi hài “chạy chức” lớp trưởng cho con

Trước khi vào năm học mới một tháng, anh được vợ giao nhiệm vụ phải xin bằng được cho cu Dũng Anh chức lớp trưởng năm học lớp 2 này.

Câu chuyện trẻ em khi đi học muốn làm lớp trưởng tưởng như không có gì đáng nói. Thế nhưng, từ tình huống sư phạm này lại đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ trong giáo dục, cùng những cách làm mới cần vận dụng cho giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp nói riêng, của nhà trường nói chung khi hướng tới giáo dục toàn diện.