Chứng đau ngực và 5 nguyên nhân gây bệnh có thể bạn không biết

Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

1. Dạ dày và thực quản
Bạn có cảm thấy đau rát ở ngực và đau lan ra lưng? Sau đó, bạn có thể bị ợ nóng. Cơn đau này có thể xảy ra ngay sau bữa ăn. Bạn bị ợ nóng khi bị đau ngực. Để thoát khỏi tình trạng này, bạn hãy chắc chắn rằng khi bạn nằm xuống, phần thân trên của cơ thể cao hơn phần còn lại của cơ thể. Điều này sẽ làm cho cơn đau giảm dần. Bạn có thể đặt vài gối để hỗ trợ phần lưng. Ngoài ra, bạn có thể thử uống một ly sữa, ăn bánh sandwich hoặc uống thuốc kháng axit để giảm đau.
2. Căng thẳng
Chung dau nguc va 5 nguyen nhan gay benh co the ban khong biet
 
Bạn có một cảm giác căng trong ngực? Rất có thể là do hoảng loạn hoặc căng thẳng. Có lẽ bạn cũng rất lo lắng về cơn đau, khiến cơn đau ngực trở nên tồi tệ hơn! Bạn hãy cố gắng tìm ra tại sao bạn bị căng thẳng. Ngoài ra, bạn cần thư giãn và làm một cái gì đó để thư giãn. Ví dụ, bạn hãy làm điều gì đó vui vẻ với bạn bè, xem một bộ phim hay đi bộ.
3. Cơ bắp và xương sườn
Bạn có cảm thấy đau nhói ở ngực không? Rất có thể sụn và xương sườn đã bị kích thích. Bạn có thể mắc hội chứng Tietze - tình trạng hiếm gặp khiến các kết nối sụn giữa xương ức và xương sườn cảm thấy đau đớn. Hội chứng sẽ tự khỏi theo thời gian. Cơn đau cũng có thể được gây ra bởi những thứ khác như bị chuột rút kéo dài khi bạn ngồi trên máy tính làm việc.
4. Phổi
Chung dau nguc va 5 nguyen nhan gay benh co the ban khong biet-Hinh-2
 
Bạn có nhận thấy rằng bạn hơi khó thở và điều này có khiến bạn đau ngực không? Đau ngực có thể là do phổi. Nếu bạn bị đau ngực khi hít một hơi thật sâu bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra phổi vì họ có thể cho bạn biết chính xác tình trạng bệnh tật.
5. Trái tim
Bạn có đang bị đau ngực sau một thời gian nghỉ ngơi? Nó có thể là do thiếu oxy. Mặc dù nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng bạn không cần phải hoảng sợ. Bạn có thể bị thiếu oxy sau khi ăn nhiều, sau khi tập thể dục hoặc khi bị căng thẳng. Bạn hãy nghỉ ngơi và nằm xuống. Bạn sẽ nhận thấy cơn đau biến mất! Tuy nhiên, nếu cơn đau không biến mất và bạn bắt đầu cảm thấy buồn nôn, bồn chồn hoặc cảm giác ra mồ hôi, bạn hãy đến gặp bác sĩ.

Dấu hiệu tăng cân bất thường “báo động” vấn đề sức khỏe

(Kiến Thức) - Mặc dù đã kiểm soát khẩu phần ăn uống trong ngày nhưng bạn vẫn gặp phải tình trạng tăng cân bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn trong cơ thể.

Căng thẳng kéo dài
Nếu cơ thể bạn thường xuyên gặp lo lắng, căng thẳng thì hormone cortisol sẽ sản sinh ra nhiều, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây tích tụ chất béo. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài thì cân nặng và mỡ bụng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng.

Bé 5 tuổi viêm phổi ròng rã 8 tháng liền: Thủ phạm là que xiên thịt nướng

Sau va chạm với bạn bị que nứa loại que xiên thịt nướng xiên vào ngực nhưng chỉ bị chảy máu sau đó bé M. liên tục bị viêm phổi và đến bệnh viện bác sĩ mới phát hiện ra dị vật từ que xiên thịt nướng khiến bé bị viêm phổi.

Be 5 tuoi viem phoi rong ra 8 thang lien: Thu pham la que xien thit nuong
 

Tháng 1/2018, trong lúc chơi đùa với bạn, bé trai Nguyễn V.M. (5 tuổi, Thái Bình) bị bạn chọc que nứa (loại dùng để xiên thịt nướng) vào vùng ngực bên phải. Sau va chạm, bé M chỉ bị rớm chút máu ở da vùng nách phải. Tuy nhiên, kể từ đó, bé M. liên tục phải đi bệnh viện để điều trị viêm phổi. Tháng 10 năm 2018, khi đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé được các bác sĩ phát hiện trong cơ thể có một dị vật dài nhọn ở nhu mô phổi thùy bên phải. Đây cũng chính là thủ phạm khiến cháu M. mắc viêm phổi tái diễn.

Gia đình cho biết, sau tai nạn, cháu M. về có bị đau ngực nhẹ 3 ngày. Mẹ cháu chỉ biết cháu chơi với bạn và có va chạm nhưng không để ý do vết thương không có dấu hiệu gì đặc biệt ngoài việc chảy một chút máu và máu đã cầm. Sau đó 3 ngày, cháu M. kêu đau bụng. Tại bệnh viện địa phương, cháu được chẩn đoán viêm dạ dày nhẹ.

Tháng 3/2018 là thời điểm bé M. mắc đợt viêm phổi đầu tiên nhưng điều trị ngoại trú 1 tuần thì khỏi bệnh.

2 tháng sau đó, M lại lên cơn sốt và ho. Tại bệnh viện tỉnh, cháu được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi thùy. Đợt điều trị này kéo dài 2 tuần.

Ngày 3/10 thấy con trai 5 tuổi bắt đầu có biểu hiện bệnh giống như 2 lần trước, gia đình đã chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi chỉ định bệnh nhi chụp cắt lớp vi tính 128 dãy, các bác sĩ nhận thấy trên phim chụp có hình ảnh điểm vôi hóa cột sống và hình ảnh viêm phổi thùy bên phải nhưng không rõ có dị vật vì dị vật không cản quang.

Theo bác sĩ Trương Việt Nga-chuyên khoa Hô hấp, người trực tiếp thăm khám cho cháu M, qua hỏi thăm bệnh sử, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhi có tiền sử viêm phổi tái diễn và nhận định 2 khả năng: một là bệnh nhi có dị dạng vùng phổi phải; hai là bệnh nhi có thể mắc dị vật và đây chính là nguyên nhân khiến trẻ mắc viêm phổi tái phát.

Hình ảnh chụp vi tính cắt lớp sau đó cho thấy bệnh nhi có một dị vật dài nhọn kích thước 72x4mm tại vị trí nhu mô thùy phổi ở thùy giữa phổi phải. Dị vật này đi từ trước ra sau, xuyên qua khe giữa 2 thân đốt sống 6, 7 và làm vỡ thân đốt sống. Khi nằm lại trong cơ thể, dị vật gây phản ứng thâm nhiễm viêm trung thất sau quanh đốt sống 6,7. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cháu M phải vào viện vì viêm phổi trong suốt 8 tháng.

Sau khi phát hiện dị vật trong cơ thể bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cho cháu. Ca phẫu thuật đã lấy ra dị vật là một thanh nứa sắc nhọn dài 9 cm. Sau phẫu thuật, cháu bé được chăm sóc tại khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương. Với tình trạng sức khỏe ổn định, ngày 12/10 cháu M đã được ra viện.