Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Chùm ảnh: Sự bí ẩn và vẻ đẹp khó cưỡng của mây xà cừ

15/09/2016 21:32

(Kiến Thức) - Dù được mô tả là “một trong những đám mây đẹp nhất”, mây xà cừ cũng là yếu tố phá hoại hàng đầu bầu khí quyển của chúng ta. 

Tân Gia (theo DM)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Đôi khi vào mùa đông, sau khi hoàng hôn hoặc trước khi bình minh, những đám mây mờ với màu sắc sinh động có thể hình thành trên nền trời hoàng hôn tối.
Đôi khi vào mùa đông, sau khi hoàng hôn hoặc trước khi bình minh, những đám mây mờ với màu sắc sinh động có thể hình thành trên nền trời hoàng hôn tối.
Loại mây hiếm đó được gọi là “ mây xà cừ” hay “đám mây xà cừ” hay mây tầng bình lưu vùng cực (viết tắt: PSC), và chỉ có thể được nhìn thấy từ các vùng vĩ độ cao như Iceland, Alaska, Bắc Canada, các nước Bắc Âu và Nam Cực.
Loại mây hiếm đó được gọi là “ mây xà cừ” hay “đám mây xà cừ” hay mây tầng bình lưu vùng cực (viết tắt: PSC), và chỉ có thể được nhìn thấy từ các vùng vĩ độ cao như Iceland, Alaska, Bắc Canada, các nước Bắc Âu và Nam Cực.
Những người dân Bắc Âu gọi mây xà cừ là “mẹ của ngọc trai” vì màu sắc óng ánh ngoạn mục của nó. Được mô tả là “một trong những đám mây đẹp nhất”, mây xà cừ cũng là yếu tố phá hoại hàng đầu bầu không khí của chúng ta. Sự hiện diện của nó hỗ trợ các phản ứng hóa học phân hủy tầng ozone - lá chắn cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các tia có hại của mặt trời.
Những người dân Bắc Âu gọi mây xà cừ là “mẹ của ngọc trai” vì màu sắc óng ánh ngoạn mục của nó. Được mô tả là “một trong những đám mây đẹp nhất”, mây xà cừ cũng là yếu tố phá hoại hàng đầu bầu không khí của chúng ta. Sự hiện diện của nó hỗ trợ các phản ứng hóa học phân hủy tầng ozone - lá chắn cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các tia có hại của mặt trời.
Mây xà cừ được hình thành ở độ cao rất cao, trong tầng bình lưu thấp tại độ cao 70.000 feet trở lên. Để so sánh, một trong số những đám mây cao nhất trong tầng đối lưu có trần cao khoảng 40.000 feet.
Mây xà cừ được hình thành ở độ cao rất cao, trong tầng bình lưu thấp tại độ cao 70.000 feet trở lên. Để so sánh, một trong số những đám mây cao nhất trong tầng đối lưu có trần cao khoảng 40.000 feet.
Mây thường không hình thành trong tầng bình lưu vì không có đủ độ ẩm. Nhưng những đám mây xà cừ lại hoàn toàn ngược lại, nó không phải tích tụ từ những giọt nước, mà là một hỗn hợp tự nhiên gồm nước và axit nitric đến từ các nguồn khí thải công nghiệp.
Mây thường không hình thành trong tầng bình lưu vì không có đủ độ ẩm. Nhưng những đám mây xà cừ lại hoàn toàn ngược lại, nó không phải tích tụ từ những giọt nước, mà là một hỗn hợp tự nhiên gồm nước và axit nitric đến từ các nguồn khí thải công nghiệp.
Nhiều thập kỷ trước, chúng ta bắt đầu sử dụng các chất như chlorofluorocarbon (CFC) trong bình xịt và nhiệt lạnh. Những hóa chất này đã bị loại bỏ, nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay. CFC mất vài năm để bốc hơi thông qua tầng đối lưu cho đến khi chúng đạt đến tầng bình lưu, nơi chúng bắt đầu bị phân hủy bởi ánh sáng cực tím để sản xuất nguyên tử clo tự do. Các ion clorua từ đó sẽ phá hủy tầng ozone.
Nhiều thập kỷ trước, chúng ta bắt đầu sử dụng các chất như chlorofluorocarbon (CFC) trong bình xịt và nhiệt lạnh. Những hóa chất này đã bị loại bỏ, nhưng vẫn tồn tại đến ngày nay. CFC mất vài năm để bốc hơi thông qua tầng đối lưu cho đến khi chúng đạt đến tầng bình lưu, nơi chúng bắt đầu bị phân hủy bởi ánh sáng cực tím để sản xuất nguyên tử clo tự do. Các ion clorua từ đó sẽ phá hủy tầng ozone.
Nhưng trong những tháng mùa đông kèo dài ở các vùng cực, nơi có ít ánh sáng mặt trời, nhiệt độ trở nên lạnh lẽo trong tầng bình lưu khiến cho những đám mây xà cừ bắt đầu hình thành mặc dù không khí rất khô.
Nhưng trong những tháng mùa đông kèo dài ở các vùng cực, nơi có ít ánh sáng mặt trời, nhiệt độ trở nên lạnh lẽo trong tầng bình lưu khiến cho những đám mây xà cừ bắt đầu hình thành mặc dù không khí rất khô.
Những đám mây xà cừ tạo ra các tinh thể đông lạnh của nước, axit nitric và axit sunfuric đôi khi, cung cấp một bề mặt lý tưởng cho các phản ứng hóa học xảy ra để giải phóng các nguyên tử clo tự do trở lại không khí.
Những đám mây xà cừ tạo ra các tinh thể đông lạnh của nước, axit nitric và axit sunfuric đôi khi, cung cấp một bề mặt lý tưởng cho các phản ứng hóa học xảy ra để giải phóng các nguyên tử clo tự do trở lại không khí.
Sự hiện diện của ánh sáng mặt trời là điều cần thiết để cân bằng, vì vậy điều này chỉ xảy ra trong mùa xuân khi trở về, khi ánh sáng mặt trời đến các vùng cực, và ánh sáng tia cực tím sẽ phá vỡ các liên kết giữa các nguyên tử clo. Quá trình này chỉ có thể dừng lại một khi những đám mây xà cừ bị phá hủy bởi các luồng không khí từ vĩ độ thấp.
Sự hiện diện của ánh sáng mặt trời là điều cần thiết để cân bằng, vì vậy điều này chỉ xảy ra trong mùa xuân khi trở về, khi ánh sáng mặt trời đến các vùng cực, và ánh sáng tia cực tím sẽ phá vỡ các liên kết giữa các nguyên tử clo. Quá trình này chỉ có thể dừng lại một khi những đám mây xà cừ bị phá hủy bởi các luồng không khí từ vĩ độ thấp.
Phản ứng hóa học như vậy không thể xảy ra bất cứ nơi nào khác trong khí quyển. Đây là lý do tại sao kích thước lỗ hổng tầng ozone ở các vùng cực thường lớn hơn so với những nơi khác. Ngoài ra, những đám mây xà cừ thường xuất hiện hơn ở Nam bán cầu. Do đó, tầng ozone cạn kiệt ở cực nam hơn so với cực bắc.
Phản ứng hóa học như vậy không thể xảy ra bất cứ nơi nào khác trong khí quyển. Đây là lý do tại sao kích thước lỗ hổng tầng ozone ở các vùng cực thường lớn hơn so với những nơi khác. Ngoài ra, những đám mây xà cừ thường xuất hiện hơn ở Nam bán cầu. Do đó, tầng ozone cạn kiệt ở cực nam hơn so với cực bắc.

Bạn có thể quan tâm

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Từ khóa ám ảnh" nhưng vẫn cuốn của truyện audio

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

"Ngọc nữ bolero" Lily Chen phủ nhận tin đồn trúng số

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bất ngờ bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ rừng Tà Xùa

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Bí ẩn hàng ngàn ống khói cổ tích đẹp siêu thực ở Thổ Nhĩ Kỳ

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Sinh vật sống già nhất hành tinh, tuổi thọ ngang trời đất

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Ngôi mộ “độc nhất vô nhị” chứa kho báu hổ phách 3.500 năm

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Cá thể gấu ngựa được cứu hộ thành công... loài trong Sách Đỏ

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Dùng AI giải mã cuộn giấy Biển Chết, lịch sử phải viết lại?

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Phát hiện hộp sọ 16 triệu năm, quái vật sông Amazon lộ diện

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Lý Nhã Kỳ khoe vẻ đẹp gợi cảm giữa cảnh sắc Hạ Long

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Độc đáo bánh xíu páo chỉ 5.000 đồng tuyệt ngon ở Nam Định

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Đặc sản Mộc Châu ngon nức tiếng ăn là nghiền

Top tin bài hot nhất

Liên Xô tấn công đáp trả Đức quốc xã nhanh thế nào?

Liên Xô tấn công đáp trả Đức quốc xã nhanh thế nào?

03/07/2025 12:25
Đến nhà bạn gái chơi, thanh niên 18 tuổi giết hai mẹ con, cướp tài sản

Đến nhà bạn gái chơi, thanh niên 18 tuổi giết hai mẹ con, cướp tài sản

04/07/2025 06:45
3 con cùng huyết thống của Đàm Vĩnh Hưng giờ ra sao?

3 con cùng huyết thống của Đàm Vĩnh Hưng giờ ra sao?

03/07/2025 14:02
Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

Không phải Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý sợ nhất người nào?

04/07/2025 06:42
Dung mạo hiện tại của "y tá cơ bắp" từng nổi đình đám

Dung mạo hiện tại của "y tá cơ bắp" từng nổi đình đám

03/07/2025 13:00

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status